Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Văn 9

Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • B.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • C.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • D.
    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Câu 3

“Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì?

  • A.
    Thảm họa covid
  • B.
    Trái Đất bị phá hủy bởi thuốc nổ
  • C.
    Loài người bị diệt vong
  • D.
    Trái Đất đến ngày tận thế
Câu 4

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng nề lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.”

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    So sánh
  • C.
    Chơi chữ
  • D.
    Điệp từ
Câu 5

Theo văn bản, ngành khoa học nào có tiến bộ ghê gớm nhất trên thế giới? 

  • A.
    Công nghiệp ô tô
  • B.
    Công nghiệp vũ trụ
  • C.
    Công nghiệp hạt nhân
  • D.
    Công nghiệp thực phẩm

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    ...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?

  • A.
    Mác-két
  • B.
    Đi-phô
  • C.
    Mô-pa-xăng
  • D.
    Lân-đơn
Câu 7

Biện pháp tu từ trong câu văn: Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    Nói quá
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    So sánh
Câu 8

Xét theo cấu tạo, câu (1) thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu ghép
  • B.
    Câu đơn
  • C.
    Câu đặc biệt
  • D.
    Câu rút gọn
Câu 9

Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó?

  • A.
    Trong thời đại hoàng kim
  • B.
    Trong thời đại hoàng kim này của khoa học
  • C.
    trí tuệ con người
  • D.
    chỉ cần bấm nút một cái
Câu 10

Đoạn trích trên gửi gắm bài học nào cho giới trẻ hiện nay?

  • A.
    Bài học về sự giản dị
  • B.
    Bài học về tình yêu thương
  • C.
    Bài học về yêu chuộng hòa bình
  • D.
    Bài học về sự đoàn kết

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta  đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…  

( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)

Câu 11

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ra đời năm bao nhiêu?

  • A.
    1985
  • B.
    1986
  • C.
    1987
  • D.
    1988
Câu 12

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thuộc thể loại gì?

  • A.
    Truyện ngắn
  • B.
    Tiểu thuyết
  • C.
    Văn bản nhật dụng
  • D.
    Tản văn
Câu 13

Trong câu “Chúng ta  đến đây để cố gắng chống lại việc đó” – “Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì?

  • A.
    Hành hạ trẻ em
  • B.
    Chạy đua vũ trang
  • C.
    Bạo lực học đường
  • D.
    Sống xa hoa, lãng phí
Câu 14

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?

  • A.
    Phép thế
  • B.
    Phép nối
  • C.
    Phép lặp
  • D.
    Phép liên tưởng
Câu 15

Vì sao tác giả khẳng định “dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”?

  • A.
    Vì mọi người đã ngăn chặn được tai họa của chiến tranh hạt nhân.
  • B.
    Vì ở đây là những người có chức quyền trong xã hội
  • C.
    Vì thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn
  • D.
    Vì tiếng nói của mọi người là quan trọng dù kết quả có như thế nào đi nữa

Lời giải và đáp án

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • B.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • C.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • D.
    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 3

“Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì?

  • A.
    Thảm họa covid
  • B.
    Trái Đất bị phá hủy bởi thuốc nổ
  • C.
    Loài người bị diệt vong
  • D.
    Trái Đất đến ngày tận thế

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là nguy cơ Trái Đất bị phá hủy bởi thuốc nổ.

Câu 4

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng nề lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.”

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    So sánh
  • C.
    Chơi chữ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh: so sánh nguy cơ của thảm họa với thanh gươm Đa-mô-clet.

Câu 5

Theo văn bản, ngành khoa học nào có tiến bộ ghê gớm nhất trên thế giới? 

  • A.
    Công nghiệp ô tô
  • B.
    Công nghiệp vũ trụ
  • C.
    Công nghiệp hạt nhân
  • D.
    Công nghiệp thực phẩm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản, ngành khoa học công nghiệp hạt nhân có tiến bộ ghê gớm nhất trên thế giới.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    ...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?

  • A.
    Mác-két
  • B.
    Đi-phô
  • C.
    Mô-pa-xăng
  • D.
    Lân-đơn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của tác giả Mác-két.

Câu 7

Biện pháp tu từ trong câu văn: Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    Nói quá
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    So sánh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn nổi bật với biện pháp tu từ so sánh: con người hát hay hơn chim.

Câu 8

Xét theo cấu tạo, câu (1) thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu ghép
  • B.
    Câu đơn
  • C.
    Câu đặc biệt
  • D.
    Câu rút gọn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.

Câu 9

Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó?

  • A.
    Trong thời đại hoàng kim
  • B.
    Trong thời đại hoàng kim này của khoa học
  • C.
    trí tuệ con người
  • D.
    chỉ cần bấm nút một cái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học.

Câu 10

Đoạn trích trên gửi gắm bài học nào cho giới trẻ hiện nay?

  • A.
    Bài học về sự giản dị
  • B.
    Bài học về tình yêu thương
  • C.
    Bài học về yêu chuộng hòa bình
  • D.
    Bài học về sự đoàn kết

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài học: yêu chuộng hòa bình.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta  đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…  

( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)

Câu 11

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ra đời năm bao nhiêu?

  • A.
    1985
  • B.
    1986
  • C.
    1987
  • D.
    1988

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ kí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới.

- Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này.

- Văn bản trên được trích từ bài tham luận của ông.

Câu 12

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thuộc thể loại gì?

  • A.
    Truyện ngắn
  • B.
    Tiểu thuyết
  • C.
    Văn bản nhật dụng
  • D.
    Tản văn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể loại văn bản nhật dụng.

Câu 13

Trong câu “Chúng ta  đến đây để cố gắng chống lại việc đó” – “Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì?

  • A.
    Hành hạ trẻ em
  • B.
    Chạy đua vũ trang
  • C.
    Bạo lực học đường
  • D.
    Sống xa hoa, lãng phí

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc chạy đua vũ trang.

Câu 14

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?

  • A.
    Phép thế
  • B.
    Phép nối
  • C.
    Phép lặp
  • D.
    Phép liên tưởng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bởi phép nối. Từ “nhưng” ở câu sau có tác dụng liên kết với câu trước.

Câu 15

Vì sao tác giả khẳng định “dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”?

  • A.
    Vì mọi người đã ngăn chặn được tai họa của chiến tranh hạt nhân.
  • B.
    Vì ở đây là những người có chức quyền trong xã hội
  • C.
    Vì thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn
  • D.
    Vì tiếng nói của mọi người là quan trọng dù kết quả có như thế nào đi nữa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả khẳng định “dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Vì tiếng nói của mọi người là quan trọng dù kết quả có như thế nào đi nữa.

close