Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Hình ảnh trung tâm của bài thơ là?

  • A

    Những chiếc xe

  • B

    Người lính

  • C

    Thiên nhiên

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

  • A

    So sánh

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Liệt kê

  • D

    Nói quá

Câu 3 :

Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A

    Nhân hóa và hoán dụ

  • B

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • D

    Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất.
Đâu là động lực lớn nhất giúp người lính lái xe vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ?

  • A

    Vì những người thân yêu ở quê hương đang chờ đợi

  • B

    Vì những lợi ích sau cuộc chiến

  • C

    Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước

  • D

    Vì chỉ thị của Nhà nước

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng nhất
Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

  • A

    Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

  • B

    Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

  • C

    Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

  • D

    Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

  • A

    Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm

  • B

    Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội

  • C

    Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 7 :

Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?

  • A

    Tư thế hiên ngang

  • B

    Tinh thần sôi nổi

  • C

    Tấm lòng vì miền Nam đáng quý

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 8 :

Hình ảnh những chiếc xe được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A

    Trần trụi, chân thực

  • B

    Lãng mạn, thi vị

  • C

    Phóng đại, cường điệu

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Qua những hình ảnh những chiếc xe không kính ta thấy tác giả là người như thế nào?

  • A

    Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh

  • B

    Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn

  • C

    Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 10 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Bụi phun tóc trắng như người già
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

  • A

    So sánh

  • B

    Liệt kê

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Nói quá

Câu 11 :

Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm với ý chí giải phóng miền Nam, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hình ảnh trung tâm của bài thơ là?

  • A

    Những chiếc xe

  • B

    Người lính

  • C

    Thiên nhiên

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh trung tâm của bài thơ là hình ảnh người lính

Câu 2 :

Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

  • A

    So sánh

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Liệt kê

  • D

    Nói quá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê

Câu 3 :

Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A

    Nhân hóa và hoán dụ

  • B

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • D

    Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Câu thơ sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ ở hình ảnh “trái tim”

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất.
Đâu là động lực lớn nhất giúp người lính lái xe vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ?

  • A

    Vì những người thân yêu ở quê hương đang chờ đợi

  • B

    Vì những lợi ích sau cuộc chiến

  • C

    Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước

  • D

    Vì chỉ thị của Nhà nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước là mục tiêu lớn nhất của người lính lái xe.

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng nhất
Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

  • A

    Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

  • B

    Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

  • C

    Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

  • D

    Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích lớn nhất là làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

  • A

    Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm

  • B

    Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội

  • C

    Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những người lính hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, phẩm chất dũng cảm và tinh thần vì đồng bào

Câu 7 :

Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?

  • A

    Tư thế hiên ngang

  • B

    Tinh thần sôi nổi

  • C

    Tấm lòng vì miền Nam đáng quý

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình tượng người lính được khắc họa trên nhiều phương diện.

Câu 8 :

Hình ảnh những chiếc xe được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A

    Trần trụi, chân thực

  • B

    Lãng mạn, thi vị

  • C

    Phóng đại, cường điệu

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh những chiếc xe được tác giả miêu tả một cách trần trụi và chân thực.

Câu 9 :

Qua những hình ảnh những chiếc xe không kính ta thấy tác giả là người như thế nào?

  • A

    Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh

  • B

    Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn

  • C

    Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ hình ảnh những chiếc xe và tâm lý của tác giả, các em chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh những chiếc xe đã cho thấy tác giả là người am hiểu, lạc quan và gắn bó với đời sống chiến đấu.

Câu 10 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Bụi phun tóc trắng như người già
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

  • A

    So sánh

  • B

    Liệt kê

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Nói quá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp so sánh là biện pháp nổi bật

Câu 11 :

Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm với ý chí giải phóng miền Nam, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem kĩ nội dung toàn bài và xét nhận định xem đúng hay sai

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên là đúng

close