Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Cố hương Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Cố hương thuộc thể loại gì?

  • A

    Thơ

  • B

    Truyện ngắn

  • C

    Tiểu thuyết

  • D

     Hồi ký

Câu 2 :

Truyện ngắn rút ra từ tập nào?

 

  • A

    Bàng hoàng

  • B

    Gào thét

     

     

  • C

    Chuyện cũ viết lại

     

     

  • D

    Thuốc

     

     

Câu 3 :

Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

  • A

    Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận

  • B

    Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

  • C

     Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

  • D

    Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Câu 5 :

Truyện ngắn viết về đối tượng nào?

  • A

    Người phụ nữ

  • B

    Người nông dân

  • C

    Người tù Cách mạng

  • D

    Người tri thức

Câu 6 :

Truyện ngắn đã phản ánh điều gì?

  • A

    Hi vọng sự đổi mới cho quê hương

  • B

    Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

  • C

    Tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc

  • D

    Đáp án A và C

Câu 7 :

Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này là gì?

  • A

    Đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội

  • B

    Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

  • C

    Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

  • D

    Cả ba nội dung trên

Câu 8 :

Đâu là nghệ thuật của bài thơ?

  • A

    Miêu tả tâm lý nhân vật

  • B

    Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

  • C

    Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu triết lý

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 9 :

Cố hương nghĩa là gì?

  • A

    Hương cũ

  • B

     Quê cũ

  • C

    Ngoái nhìn quê cũ

  • D

    Quê hương

Câu 10 :

Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

  • A

    Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

  • B

    Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

  • C

    Là một hồi kí đậm chất trữ tình

  • D

     Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Câu 11 :

Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A

    Ngôi thứ nhất

  • B

    Ngôi thứ hai

  • C

    Ngôi thứ ba

  • D

    Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 12 :

Nhân vật trung tâm của Cố hương là ai?

  • A

    Nhuận Thổ

  • B

    Nhân vật “tôi”

  • C

    Thím Hai Dương

  • D

    Mẹ của nhân vật “tôi”

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cố hương thuộc thể loại gì?

  • A

    Thơ

  • B

    Truyện ngắn

  • C

    Tiểu thuyết

  • D

     Hồi ký

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn.

Câu 2 :

Truyện ngắn rút ra từ tập nào?

 

  • A

    Bàng hoàng

  • B

    Gào thét

     

     

  • C

    Chuyện cũ viết lại

     

     

  • D

    Thuốc

     

     

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923).

Câu 3 :

Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”.

Câu 4 :

Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

  • A

    Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận

  • B

    Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

  • C

     Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

  • D

    Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.

Câu 5 :

Truyện ngắn viết về đối tượng nào?

  • A

    Người phụ nữ

  • B

    Người nông dân

  • C

    Người tù Cách mạng

  • D

    Người tri thức

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về người nông dân Trung Quốc

Câu 6 :

Truyện ngắn đã phản ánh điều gì?

  • A

    Hi vọng sự đổi mới cho quê hương

  • B

    Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

  • C

    Tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân

Câu 7 :

Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này là gì?

  • A

    Đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội

  • B

    Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

  • C

    Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

  • D

    Cả ba nội dung trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này nhằm đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội.

Câu 8 :

Đâu là nghệ thuật của bài thơ?

  • A

    Miêu tả tâm lý nhân vật

  • B

    Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

  • C

    Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu triết lý

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

Câu 9 :

Cố hương nghĩa là gì?

  • A

    Hương cũ

  • B

     Quê cũ

  • C

    Ngoái nhìn quê cũ

  • D

    Quê hương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức từ Hán Việt để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cố hương nghĩa là quê cũ

Câu 10 :

Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

  • A

    Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

  • B

    Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

  • C

    Là một hồi kí đậm chất trữ tình

  • D

     Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Câu 11 :

Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A

    Ngôi thứ nhất

  • B

    Ngôi thứ hai

  • C

    Ngôi thứ ba

  • D

    Ngôi thứ nhất số nhiều

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các ngôi kể đã học

Lời giải chi tiết :

Nhân vật xưng tôi kể chuyện => ngôi thứ nhất.

Câu 12 :

Nhân vật trung tâm của Cố hương là ai?

  • A

    Nhuận Thổ

  • B

    Nhân vật “tôi”

  • C

    Thím Hai Dương

  • D

    Mẹ của nhân vật “tôi”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét xem ai là nhân vật thể hiện tư tưởng của truyện.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật trung tâm của Cố hương là nhân vật “tôi”.

close