Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Viếng lăng Bác Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

  • A

    Năm 1974
       

  • B

    Năm 1976
       

  • C

    Năm 1977
       

  • D

    Năm 1975

Câu 2 :

Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

  • A

    Xuân Diệu
      

  • B

    Nguyễn Duy
      

  • C

    Phạm Tiến Duật
       

  • D

    Viễn Phương

Câu 3 :

Viếng lăng Bác được sáng tác bằng thể thơ gì?

  • A

    Thể thơ 5 chữ

  • B

    Thể thơ 7 chữ

  • C

    Thể thơ 8 chữ

  • D

    Thể thơ tự do

Câu 4 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

  • A

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B

    Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

  • C

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ mong muốn được cống hiến cho Bác, cho đất nước.

  • D

    Đáp án A và C

Câu 5 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được in trong tập thơ nào?

  • A

    Anh hùng mìn gạt

  • B

    Như mây mùa xuân

  • C

    Huế mùa xuân

  • D

    Lòng mẹ

Câu 6 :

Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?

  • A

    Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

       

  • B

    Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
       

  • C

    Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
       

  • D

    Thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.

Câu 7 :

Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.

  • B

    Khi đất nước nước thống nhất.

  • C

    Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 8 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?

  • A

    Hào hùng, mạnh mẽ
       

  • B

    Bâng khuâng, tiếc nuối
       

  • C

    Trong sáng, thiết tha
      

  • D

    Nghiêm trang, thành kính

Câu 9 :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại.
       

  • B

    Theo không gian, thời gian khi vào lăng.
       

  • C

    Từ hiện tại trở về quá khứ.
       

  • D

    Đáp án A và C.

Câu 10 :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
       

  • B

    Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.
       

  • C

    Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.
      

  • D

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

  • A

    Năm 1974
       

  • B

    Năm 1976
       

  • C

    Năm 1977
       

  • D

    Năm 1975

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976.

Câu 2 :

Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

  • A

    Xuân Diệu
      

  • B

    Nguyễn Duy
      

  • C

    Phạm Tiến Duật
       

  • D

    Viễn Phương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác

Câu 3 :

Viếng lăng Bác được sáng tác bằng thể thơ gì?

  • A

    Thể thơ 5 chữ

  • B

    Thể thơ 7 chữ

  • C

    Thể thơ 8 chữ

  • D

    Thể thơ tự do

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại câu chữ bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Viếng lăng Bác được sáng tác bằng thể thơ tự do.

Câu 4 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

  • A

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B

    Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

  • C

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ mong muốn được cống hiến cho Bác, cho đất nước.

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

Câu 5 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được in trong tập thơ nào?

  • A

    Anh hùng mìn gạt

  • B

    Như mây mùa xuân

  • C

    Huế mùa xuân

  • D

    Lòng mẹ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

Câu 6 :

Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?

  • A

    Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

       

  • B

    Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
       

  • C

    Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
       

  • D

    Thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.

Câu 7 :

Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.

  • B

    Khi đất nước nước thống nhất.

  • C

    Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này.

Câu 8 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?

  • A

    Hào hùng, mạnh mẽ
       

  • B

    Bâng khuâng, tiếc nuối
       

  • C

    Trong sáng, thiết tha
      

  • D

    Nghiêm trang, thành kính

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm dựa vào những câu chữ và rút ra giọng điệu cả bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ mang giọng điệu nghiêm trang, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

Câu 9 :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại.
       

  • B

    Theo không gian, thời gian khi vào lăng.
       

  • C

    Từ hiện tại trở về quá khứ.
       

  • D

    Đáp án A và C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự không gian và thời gian đi vào lăng viếng Bác.

Câu 10 :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
       

  • B

    Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.
       

  • C

    Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.
      

  • D

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc.

close