Trắc nghiệm Lý thuyết Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Để làm tốt bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận nào?

  • A

    Giải thích

  • B

    Chứng minh

  • C

    Phân tích, tổng hợp

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Câu 2 :

Một bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

  • A

    2 phần

  • B

    3 phần

  • C

    4 phần

  • D

    5 phần

Câu 3 :

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

1. Mở bài

2. Thân bài

3. Kết bài

a. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

b. Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

c. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Câu 4 :

Phần mở bài của bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?

  • A

    Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.

  • B

    Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.

  • C

    Khẳng định giá trị của tác phẩm.

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Câu 5 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B

    Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

  • C

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 6 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A

    Nêu các luận điểm chính về nội dung.

  • B

    Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.

  • C

    Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

  • D

    Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Câu 7 :

Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A

    Giới thiệu về Nam Cao.

  • B

    Giới thiệu về Lão Hạc.

  • C

    Giới thiệu về ông giáo.

  • D

    Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Câu 8 :

Bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)có thể bàn về nội dung sau của tác phẩm đúng hay sai?

A. Chủ đề của tác phẩm

Đúng
Sai

B. Thể thơ của tác phẩm

Đúng
Sai

C. Nhân vật của tác phẩm

Đúng
Sai

D. Cốt truyện của tác phẩm

Đúng
Sai

E. Thời gian sáng tác của tác phẩm

Đúng
Sai

F. Nghệ thuật của tác phẩm

Đúng
Sai
Câu 9 :

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10 :

Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A

    Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.

  • B

    Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.

     

  • C

    Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.

  • D

    Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để làm tốt bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận nào?

  • A

    Giải thích

  • B

    Chứng minh

  • C

    Phân tích, tổng hợp

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Câu 2 :

Một bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

  • A

    2 phần

  • B

    3 phần

  • C

    4 phần

  • D

    5 phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dàn bài chung: 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài).

Câu 3 :

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

1. Mở bài

2. Thân bài

3. Kết bài

a. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

b. Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

c. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Đáp án

1. Mở bài

b. Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

2. Thân bài

a. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

3. Kết bài

c. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Lời giải chi tiết :

- Dàn bài chung:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Đáp án: 1 - b; 2 – a; 3 – c.

Câu 4 :

Phần mở bài của bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?

  • A

    Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.

  • B

    Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.

  • C

    Khẳng định giá trị của tác phẩm.

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá.

Câu 5 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B

    Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

  • C

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn làm tốt bài nghị luận nói chung cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, thể hiện ý kiến riêng của người viết, vận dụng các phép lập luận phù hợp.

Câu 6 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A

    Nêu các luận điểm chính về nội dung.

  • B

    Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.

  • C

    Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

  • D

    Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thân bài gồm:
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
=> Đánh giá chung về vấn đề nghị luận nằm trong phần kết bài.

Câu 7 :

Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A

    Giới thiệu về Nam Cao.

  • B

    Giới thiệu về Lão Hạc.

  • C

    Giới thiệu về ông giáo.

  • D

    Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần bàn luận (tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo).

Câu 8 :

Bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)có thể bàn về nội dung sau của tác phẩm đúng hay sai?

A. Chủ đề của tác phẩm

Đúng
Sai

B. Thể thơ của tác phẩm

Đúng
Sai

C. Nhân vật của tác phẩm

Đúng
Sai

D. Cốt truyện của tác phẩm

Đúng
Sai

E. Thời gian sáng tác của tác phẩm

Đúng
Sai

F. Nghệ thuật của tác phẩm

Đúng
Sai
Đáp án

A. Chủ đề của tác phẩm

Đúng
Sai

B. Thể thơ của tác phẩm

Đúng
Sai

C. Nhân vật của tác phẩm

Đúng
Sai

D. Cốt truyện của tác phẩm

Đúng
Sai

E. Thời gian sáng tác của tác phẩm

Đúng
Sai

F. Nghệ thuật của tác phẩm

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

+ Câu B: thuộc nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
+ Câu E: đây là khía cạnh nhỏ, không đủ trở thành vấn đề để nghị luận.
+ Câu A, C, D, F là những vấn đề có thể nghị luận của tác phẩm.
=> Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Đáp án:
+ A, C, D, F: đúng
+ B, E: sai

Câu 9 :

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Câu 10 :

Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A

    Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.

  • B

    Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.

     

  • C

    Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.

  • D

    Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

close