Trắc nghiệm Lý thuyết về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm?

  • A

    Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

  • B

    Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động

  • C

    Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 2 :

Theo em, khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?

  • A

    Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng

  • B

    Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ nhận thấy của đối tượng

  • C

    Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn

  • D

    Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện

Câu 3 :

Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?

      Mạc Đĩnh Chi (MĐC) thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy MĐC chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. M-ĐC bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên"  (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

  • A

    Miêu tả

  • B

    Thuyết minh

  • C

    Tự sự

  • D

    Nghị luận

Câu 4 :

      Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm (1). Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hưỡng sữa non thanh mát, và thơm phức đến độ, chỉ đi qua một gánh cốm rong là đã thấy đưa về thứ mùi nhẹ nhàng, đặc trưng thanh tao đó rồi (2).       Bởi vậy, đây là thức quà đặc sản Hà Nội làm quà số 1 để mang về biếu tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch (3). Cuối hè đầu thu, khi hương hoa sữa đi khắp ngõ ngách báo hiệu Thu về cũng là lúc người ta rục rịch làm cốm (4). Làng cốm Vòng lại rộn rã hơn bao ngày thường, người ta xát vỏ, đãi trấu, người ta giã cốm thình thịch, có khi đến khuya vẫn chưa nghỉ tay (5). Cốt sao cho sáng sớm, có gánh cốm thơm, dẻo hơi ấm, trao tận tay những con người đang mòn mỏi đợi thu về trong sắc cốm xanh mát (6).

(https://justfly.vn/discovery/vietnam/hanoi/com)

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?

không

Câu 5 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      (1) Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. (2) Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. (3) Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. (4) Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy Mạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. (5) Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. (^) Mạc Đĩnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên"  (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

Trong đoạn văn trên, câu nào là câu văn miêu tả?

  • A

    (2)

  • B

    (3)

  • C

    (4)

  • D

    (5)

Câu 6 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 
      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  • A

    Tự sự và miêu tả

  • B

    Thuyết minh và biểu cảm

  • C

    Nghị luận và tự sự

  • D

    Thuyết minh và miêu tả

Câu 7 :

      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

  • A

    Phương pháp nêu ví dụ

  • B

    Phương pháp so sánh

  • C

    Phương pháp liệt kê

  • D

    Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Câu 8 :

Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?

  • A

    Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu.

  • B

    Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy.

  • C

    Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.

  • D

    Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín - một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Câu 9 :

Cho đoạn văn sau:
     Vào dịp Tết, những chậu trà mi đỏ tươi, màu đỏ rất sâu, cứ hút lấy cái nhìn của người xem, hoa đỏ đã đẹp, hoa trắng càng đẹp, có cái gì thật trong sáng tinh khôi trong màu trắng trà mi, toàn đoá hoa như một phiến ngọc bạch (1). Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ
ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng (2). Cành lê to khoẻ, hoa chỉ điểm năm ba chùm rung động nhẹ như những cánh bướm trắng (3). Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít (4). Vào hè vườn An Hiên vào mùa quả (5). Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong (6). Dâu chín vào tháng năm tháng sáu (7). Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không... (8)
(Bích Loan, Nhà vườn bên dòng sông Hương, https://www.hue.vnn.)
Đoạn văn trên có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả không?

không

Câu 10 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?

  • A

    Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng

  • B

    Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít

  • C

    Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong

  • D

    Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không...

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm?

  • A

    Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

  • B

    Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động

  • C

    Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả nhằm làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng, đối tượng được sáng rõ và hấp dẫn hơn.

Câu 2 :

Theo em, khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?

  • A

    Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng

  • B

    Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ nhận thấy của đối tượng

  • C

    Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn

  • D

    Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta sẽ thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy.

Câu 3 :

Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?

      Mạc Đĩnh Chi (MĐC) thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy MĐC chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. M-ĐC bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên"  (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

  • A

    Miêu tả

  • B

    Thuyết minh

  • C

    Tự sự

  • D

    Nghị luận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức 6 phương thức biểu đạt đã học và chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên thuyết minh về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Câu 4 :

      Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm (1). Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hưỡng sữa non thanh mát, và thơm phức đến độ, chỉ đi qua một gánh cốm rong là đã thấy đưa về thứ mùi nhẹ nhàng, đặc trưng thanh tao đó rồi (2).       Bởi vậy, đây là thức quà đặc sản Hà Nội làm quà số 1 để mang về biếu tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch (3). Cuối hè đầu thu, khi hương hoa sữa đi khắp ngõ ngách báo hiệu Thu về cũng là lúc người ta rục rịch làm cốm (4). Làng cốm Vòng lại rộn rã hơn bao ngày thường, người ta xát vỏ, đãi trấu, người ta giã cốm thình thịch, có khi đến khuya vẫn chưa nghỉ tay (5). Cốt sao cho sáng sớm, có gánh cốm thơm, dẻo hơi ấm, trao tận tay những con người đang mòn mỏi đợi thu về trong sắc cốm xanh mát (6).

(https://justfly.vn/discovery/vietnam/hanoi/com)

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?

không

Đáp án

không

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm miêu tả và đọc kĩ đoạn văn xem có sử dụng yếu tố miêu tả không.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả.

Câu 5 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      (1) Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. (2) Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. (3) Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. (4) Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy Mạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. (5) Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. (^) Mạc Đĩnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên"  (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

Trong đoạn văn trên, câu nào là câu văn miêu tả?

  • A

    (2)

  • B

    (3)

  • C

    (4)

  • D

    (5)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm miêu tả và đọc kĩ đoạn văn xem câu nào có yếu tố này.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có câu (4) là câu sử dụng yếu tố miêu tả.

Câu 6 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 
      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  • A

    Tự sự và miêu tả

  • B

    Thuyết minh và biểu cảm

  • C

    Nghị luận và tự sự

  • D

    Thuyết minh và miêu tả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức 6 phương thức biểu đạt đã học.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt thuyết minh và miêu tả.

Câu 7 :

      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

  • A

    Phương pháp nêu ví dụ

  • B

    Phương pháp so sánh

  • C

    Phương pháp liệt kê

  • D

    Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương pháp thuyết minh đã học ở bài học trước.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp liệt kê ở câu cuối.

Câu 8 :

Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?

  • A

    Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu.

  • B

    Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy.

  • C

    Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.

  • D

    Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín - một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm miêu tả từ đó chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

“Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.” Miêu tả lối đi trong khu vườn ở Huế.

Câu 9 :

Cho đoạn văn sau:
     Vào dịp Tết, những chậu trà mi đỏ tươi, màu đỏ rất sâu, cứ hút lấy cái nhìn của người xem, hoa đỏ đã đẹp, hoa trắng càng đẹp, có cái gì thật trong sáng tinh khôi trong màu trắng trà mi, toàn đoá hoa như một phiến ngọc bạch (1). Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ
ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng (2). Cành lê to khoẻ, hoa chỉ điểm năm ba chùm rung động nhẹ như những cánh bướm trắng (3). Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít (4). Vào hè vườn An Hiên vào mùa quả (5). Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong (6). Dâu chín vào tháng năm tháng sáu (7). Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không... (8)
(Bích Loan, Nhà vườn bên dòng sông Hương, https://www.hue.vnn.)
Đoạn văn trên có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả không?

không

Đáp án

không

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bài học và đưa ra đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với miêu tả, làm nổi bật hình ảnh của văn hóa nhà vườn tại Huế.

Câu 10 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?

  • A

    Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng

  • B

    Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít

  • C

    Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong

  • D

    Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không...

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mỗi câu văn và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên đa số là những câu văn miêu tả, chỉ có câu (5), (7), (8) không phải là câu văn miêu tả.

close