Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều Văn 9

Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng để khắc họa nhân vật trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • B.
    Mã giám Sinh mua Kiều
  • C.
    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • D.
    Lục Vân Tiên gặp nạn
Câu 3

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là?

  • A.
    Bốn tuần lễ
  • B.
    Bốn năm
  • C.
    Bốn mươi tuổi
  • D.
    Mười bốn tuổi
Câu 4

Các từ láy có trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao
  • B.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, tứ tuần
  • C.
    Lầu trang, bảnh bao, lao xao
  • D.
    Lầu trang, mụ nào, tứ tuần
Câu 5

Diện mạo Mã giám Sinh được khắc họa như thế nào trong đoạn trích trên? 

  • A.
    Khôi ngô tuấn tú
  • B.
    Khỏe mạnh anh hùng
  • C.
    Kệch cỡm, lố bịch
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

  • A.
    Gặp gỡ và đính ước
  • B.
    Gia biến và lưu lạc
  • C.
    Đoàn tụ
  • D.
    Phần khác
Câu 7

Trong đoạn trích trên, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

  • A.
    Phương châm về chất
  • B.
    Phương châm cách thức
  • C.
    Phương châm lịch sự
  • D.
    Phương châm quan hệ
Câu 8

Từ láy nào không xuất hiện trong đoạn trích trên?

  • A.
    Lao xao
  • B.
    Sỗ sàng
  • C.
    Ngại ngùng
  • D.
    Bảnh bao
Câu 9

Từ “hoa” trong câu thơ “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày” chỉ điều gì?

  • A.
    Hoa lá trong vườn
  • B.
    Thúy Kiều
  • C.
    Thúy Vân
  • D.
    Mụ mối
Câu 10

Từ nào trong đoạn trích trên dùng chỉ Mã giám Sinh? 

  • A.
    Lầu trang
  • B.
    Nàng
  • C.
    Hoa
  • D.
    Gương mặt dày

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 11

Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A.
    Lục Vân Tiên
  • B.
    Truyện Kiều
  • C.
    Kim Vân Kiều truyện
  • D.
    Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 12

Câu nào có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

  • A.
    Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai
  • B.
    Đắn đo cân sắc cân tài / Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
  • C.
    Mặn nồng một vẻ một ưa / Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu
  • D.
    Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều" / Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Câu 13

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai”?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Nói quá
  • D.
    Nói giảm nói tránh
Câu 14

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Mã Giám Sinh là người như thế nào?

  • A.
    Phóng khoáng, độ lượng, đã giúp gia đình Kiều qua cơn nguy khốn.
  • B.
    Kẻ buôn người tính toán, chi li, thủ đoạn
  • C.
    Bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.
  • D.
    Độc ác, dồn gia đình Kiều vào bước đường cùng.
Câu 15

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

  • A.
    Cảnh mua bán Thúy Kiều
  • B.
    Vẻ đẹp tài sắc của chị em Kiều
  • C.
    Cảnh tượng nguy khốn của gia đình Kiều khi bị vu oan
  • D.
    Cả ba phương án trên

Lời giải và đáp án

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng để khắc họa nhân vật trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh.

Câu 2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • B.
    Mã giám Sinh mua Kiều
  • C.
    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • D.
    Lục Vân Tiên gặp nạn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Mã giám Sinh mua Kiều

Câu 3

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là?

  • A.
    Bốn tuần lễ
  • B.
    Bốn năm
  • C.
    Bốn mươi tuổi
  • D.
    Mười bốn tuổi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là bốn mươi tuổi (số tuổi của Mã Giám Sinh).

Câu 4

Các từ láy có trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao
  • B.
    Nhẵn nhụi, bảnh bao, tứ tuần
  • C.
    Lầu trang, bảnh bao, lao xao
  • D.
    Lầu trang, mụ nào, tứ tuần

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các từ láy: Nhẵn nhụi, bành bao, lao xao.

Câu 5

Diện mạo Mã giám Sinh được khắc họa như thế nào trong đoạn trích trên? 

  • A.
    Khôi ngô tuấn tú
  • B.
    Khỏe mạnh anh hùng
  • C.
    Kệch cỡm, lố bịch
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mã giám Sinh hiện lên với sự kệch cỡm của người đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn chải chuốt.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

  • A.
    Gặp gỡ và đính ước
  • B.
    Gia biến và lưu lạc
  • C.
    Đoàn tụ
  • D.
    Phần khác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được trích từ phần gia biến và lưu lạc.

Câu 7

Trong đoạn trích trên, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

  • A.
    Phương châm về chất
  • B.
    Phương châm cách thức
  • C.
    Phương châm lịch sự
  • D.
    Phương châm quan hệ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương châm lịch sự đã không được tuân thủ, thể hiện qua những hành động thiếu chuẩn mực của Mã giám Sinh.

Câu 8

Từ láy nào không xuất hiện trong đoạn trích trên?

  • A.
    Lao xao
  • B.
    Sỗ sàng
  • C.
    Ngại ngùng
  • D.
    Bảnh bao

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “bảnh bao” không xuất hiện trong đoạn trích trên.

Câu 9

Từ “hoa” trong câu thơ “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày” chỉ điều gì?

  • A.
    Hoa lá trong vườn
  • B.
    Thúy Kiều
  • C.
    Thúy Vân
  • D.
    Mụ mối

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ “hoa” trong câu thơ trên ẩn dụ cho Thúy Kiều.

Câu 10

Từ nào trong đoạn trích trên dùng chỉ Mã giám Sinh? 

  • A.
    Lầu trang
  • B.
    Nàng
  • C.
    Hoa
  • D.
    Gương mặt dày

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “gương mặt dày” dùng chỉ Mã Giám Sinh.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 11

Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A.
    Lục Vân Tiên
  • B.
    Truyện Kiều
  • C.
    Kim Vân Kiều truyện
  • D.
    Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều.

Câu 12

Câu nào có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

  • A.
    Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai
  • B.
    Đắn đo cân sắc cân tài / Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
  • C.
    Mặn nồng một vẻ một ưa / Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu
  • D.
    Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều" / Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu thơ chứa lời dẫn trực tiếp: Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều" / Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”.

Câu 13

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai”?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Nói quá
  • D.
    Nói giảm nói tránh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 14

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Mã Giám Sinh là người như thế nào?

  • A.
    Phóng khoáng, độ lượng, đã giúp gia đình Kiều qua cơn nguy khốn.
  • B.
    Kẻ buôn người tính toán, chi li, thủ đoạn
  • C.
    Bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.
  • D.
    Độc ác, dồn gia đình Kiều vào bước đường cùng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mã Giám Sinh là người tính toán, chi li và hắn rất thủ đoạn trong việc mua bán những cô gái như Kiều.

Câu 15

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

  • A.
    Cảnh mua bán Thúy Kiều
  • B.
    Vẻ đẹp tài sắc của chị em Kiều
  • C.
    Cảnh tượng nguy khốn của gia đình Kiều khi bị vu oan
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên khắc họa rõ nét cảnh tượng buôn bán người trong thời trung cổ, ở đây là mua bán Thúy Kiều.

close