Trắc nghiệm Lý thuyết về sự phát triển của từ vựng Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa (…) của chúng.

  • A

    Chuyển

  • B

    Gốc

  • C

    Cố định

  • D

    Có sẵn

Câu 2 :

Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, đó là?

  • A

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • B

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • C

    Hoán dụ và nói quá

  • D

    Nói quá và chơi chữ

Câu 3 :

Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?

  • A

    Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người

  • B

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • C

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau

Câu 4 :

Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ là gì?

  • A

    Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

  • B

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • C

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau

Câu 5 :

Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?

  • A

    Nghĩa gốc chỉ mùa xuân

  • B

    Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ

  • C

    Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 6 :

Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A

    Buồn trông

  • B

    Chân mây

  • C

    Nội cỏ

  • D

    Rầu rầu

Câu 7 :

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời (3) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (4) của mẹ con nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Hãy cho biết từ “mặt trời” nào mang nghĩa gốc?

  • A

    (1) và (2)

  • B

    (2) và (3)

  • C

    (1) và (3)

  • D

    (2) và (4)

Câu 8 :

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời (3) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (4) của mẹ con nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Từ “mặt trời” (2) và (4) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

  • A

    Hoán dụ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Cả hoán dụ và ẩn dụ

  • D

    Phương án khác

Câu 9 :

Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

(Nguyễn Du)

  • A

    Nặng lòng xót liễu vì hoa,
    Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.

  • B

    Cỏ non xanh tận chân trời,
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

  • C

    Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
    Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.

  • D

    Cửa sài vừa ngỏ then hoa
    Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa (…) của chúng.

  • A

    Chuyển

  • B

    Gốc

  • C

    Cố định

  • D

    Có sẵn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

Câu 2 :

Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, đó là?

  • A

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • B

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • C

    Hoán dụ và nói quá

  • D

    Nói quá và chơi chữ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: ẩn dụ và hoán dụ

Câu 3 :

Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?

  • A

    Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người

  • B

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • C

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ đã học ở lớp 6

Lời giải chi tiết :

Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.

Câu 4 :

Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ là gì?

  • A

    Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

  • B

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • C

    Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về hoán dụ đã học ở lớp 6

Lời giải chi tiết :

Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận.

Câu 5 :

Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?

  • A

    Nghĩa gốc chỉ mùa xuân

  • B

    Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ

  • C

    Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ “xuân” được sử dụng với nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ.

Câu 6 :

Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A

    Buồn trông

  • B

    Chân mây

  • C

    Nội cỏ

  • D

    Rầu rầu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và tìm từ ngữ được chuyển nghĩa.

Lời giải chi tiết :

“Chân mây” được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Câu 7 :

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời (3) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (4) của mẹ con nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Hãy cho biết từ “mặt trời” nào mang nghĩa gốc?

  • A

    (1) và (2)

  • B

    (2) và (3)

  • C

    (1) và (3)

  • D

    (2) và (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và xét những từ ngữ nói về mặt trời tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Mặt trời (3) của bắp và mặt trời (1) đi qua trên lăng là mặt trời nghĩa gốc.

Câu 8 :

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời (3) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (4) của mẹ con nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Từ “mặt trời” (2) và (4) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

  • A

    Hoán dụ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Cả hoán dụ và ẩn dụ

  • D

    Phương án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem hai từ ngữ này chuyển theo sự tương đồng hay tương cận.

Lời giải chi tiết :

Từ “mặt trời” (2) và (4) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

Câu 9 :

Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

(Nguyễn Du)

  • A

    Nặng lòng xót liễu vì hoa,
    Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.

  • B

    Cỏ non xanh tận chân trời,
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

  • C

    Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
    Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.

  • D

    Cửa sài vừa ngỏ then hoa
    Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các ví dụ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

ví dụ ở câu B nói về những bông hoa lê.

close