Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Cố hương Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm?

  • A

    Hiện lên thông qua hồi ức của nhân vật “tôi”

  • B

    Hiện lên thông qua sự đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”

  • C

    Hiện lên thông qua lời kể của người mẹ nhân vật “tôi”

  • D

    Cả A và B đều đúng

Câu 2 :

Nhận định nói đúng nhất vai trò và ý nghĩa của nhân vật Thủy Sinh?

  • A

    Nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ

  • B

    Dùng để đối chiếu nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Câu 3 :

Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nói lên điều gì ở con người này?

  • A

    Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”

  • B

    Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

  • C

    Thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi

  • D

    Là một người lạnh lùng khó hiểu

Câu 4 :

Nhận định nói đúng nhất nguyên nhân làm Nhuận Thổ phải khổ?

  • A

    Vì đông con quá khó khăn về kinh tế

  • B

    Vì gánh nặng tinh thần và mê tín

  • C

    Vẫn còn quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

     

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 5 :

Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề mà tác giả đặt ra khi miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê cũ?

  • A

    Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

  • B

    Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

  • C

    Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

  • D

    Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Câu 6 :

Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

  • A

    Những lời đối thoại với các nhân vật khác

  • B

    Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

  • C

    Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

  • D

     Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

     

Câu 7 :

Cốt truyện của Cố hương là gì?

  • A

    Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

  • B

    Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

  • C

    Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

  • D

    Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Câu 8 :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện Cố hương là gì?

  • A

    Nỗi buồn

  • B

     Sự ngạc nhiên

  • C

    Niềm vui sướng

  • D

    Sự đau đớn

Câu 9 :

 Câu văn sau được viết theo phương thức nào?

"Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Lập luận

Câu 10 :

Ý nào không phải là tính con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vật “tôi”?

  • A

     Là một chú bé khỏe mạnh

  • B

    Là một chú bé nhiều chuyện lạ lùng

  • C

    Là một chú bé hồn nhiên, giàu tình cảm

  • D

    Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên

Câu 11 :

Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Lập luận

Câu 12 :

Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?

  • A

     Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện

  • B

     Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc

  • C

    Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra

  • D

    Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc

Câu 13 :

Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

  • A

    Nghĩa đen, con đường trên mặt đất

  • B

     Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc

  • C

    Nghĩa bóng, thói quen của con người

  • D

    Cả B và C đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm?

  • A

    Hiện lên thông qua hồi ức của nhân vật “tôi”

  • B

    Hiện lên thông qua sự đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”

  • C

    Hiện lên thông qua lời kể của người mẹ nhân vật “tôi”

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhuận Thổ hiện lên qua hồi ức và những đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”.

Câu 2 :

Nhận định nói đúng nhất vai trò và ý nghĩa của nhân vật Thủy Sinh?

  • A

    Nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ

  • B

    Dùng để đối chiếu nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại những lần xuất hiện của nhân vật Thủy Sinh

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Thủy Sinh hiện lên để nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ.

Câu 3 :

Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nói lên điều gì ở con người này?

  • A

    Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”

  • B

    Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

  • C

    Thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi

  • D

    Là một người lạnh lùng khó hiểu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách thể hiện y đã thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi.

Câu 4 :

Nhận định nói đúng nhất nguyên nhân làm Nhuận Thổ phải khổ?

  • A

    Vì đông con quá khó khăn về kinh tế

  • B

    Vì gánh nặng tinh thần và mê tín

  • C

    Vẫn còn quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

     

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn.

 

Câu 5 :

Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề mà tác giả đặt ra khi miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê cũ?

  • A

    Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

  • B

    Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

  • C

    Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

  • D

    Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem luận điểm thứ hai phần thân bài 

Lời giải chi tiết :

Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX là tư tưởng tác giả đặt ra.

Câu 6 :

Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

  • A

    Những lời đối thoại với các nhân vật khác

  • B

    Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

  • C

    Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

  • D

     Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý đến nhân vật “tôi” trong truyện

Lời giải chi tiết :

Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở những lời đối thoại với các nhân vật khác.

Câu 7 :

Cốt truyện của Cố hương là gì?

  • A

    Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

  • B

    Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

  • C

    Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

  • D

    Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý cốt truyện là những tình huống tình tiết chính tạo nên diễn biến câu chuyện.

Lời giải chi tiết :

Cốt truyện của Cố hương xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

Câu 8 :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện Cố hương là gì?

  • A

    Nỗi buồn

  • B

     Sự ngạc nhiên

  • C

    Niềm vui sướng

  • D

    Sự đau đớn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem phần nội dung, chú ý giọng kể của nhân vật “tôi”

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện là nỗi buồn

Câu 9 :

 Câu văn sau được viết theo phương thức nào?

"Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Lập luận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức đã học.

Lời giải chi tiết :

Câu văn sau được viết theo phương thức miêu tả (nhân vật Nhuận Thổ)

Câu 10 :

Ý nào không phải là tính con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vật “tôi”?

  • A

     Là một chú bé khỏe mạnh

  • B

    Là một chú bé nhiều chuyện lạ lùng

  • C

    Là một chú bé hồn nhiên, giàu tình cảm

  • D

    Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong hồi ức của nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ không phải là một chú bé nhiều chuyện lạ lùng

Câu 11 :

Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Lập luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức đã học.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có nội dung kể chuyện => phương thức tự sự.

Câu 12 :

Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?

  • A

     Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện

  • B

     Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc

  • C

    Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra

  • D

    Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại chi tiết này và suy nghĩ về hàm ý của nó

Lời giải chi tiết :

Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc.

Câu 13 :

Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

  • A

    Nghĩa đen, con đường trên mặt đất

  • B

     Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc

  • C

    Nghĩa bóng, thói quen của con người

  • D

    Cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem luận điểm cuối phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa bóng.

close