Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 Văn 9Đề bài Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”. (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) Câu 1
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Câu 2
Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?
Câu 3
Theo tác giả, bánh lái của con tàu có tác dụng gì?
Câu 4
Xác định biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu.
Câu 5
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về vật chất hoặc tinh thần cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đu chạy cự li 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả cùng lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không thiếu một ai. Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Nguồn: Sưu tầm Câu 6
Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: “Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại”.
Câu 7
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Câu 8
Theo văn bản, các vận động viên trong đoạn có điều gì đặc biệt?
Câu 9
Đâu là nhận xét đúng nhất về những vận động viên trong văn bản trên?
Câu 10
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng tất những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phục vụ họ. (3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. (5) Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống. (6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy. (M.Gorki) Câu 11
Xét theo cấu tạo, câu văn (2) thuộc kiểu câu gì?
Câu 12
Đoạn văn trên đã sử dụng phép liên kết nào?
Câu 13
Theo văn bản, tác giả đã nhận được gì sau khi đọc sách?
Câu 14
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”?
Câu 15
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013) Câu 16
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 17
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.”?
Câu 18
Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
Câu 19
Cụ ông trong văn bản trên đã nhận được thứ gì từ cậu bé?
Câu 20
Đâu là câu văn phù hợp để nói về đoạn văn trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường ” (Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 21
Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: “ Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường.”.
Câu 22
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Câu 23
Theo văn bản, mục đích chân chính của việc học để làm gì?
Câu 24
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu văn: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính?”
Câu 25
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Lời giải và đáp án Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”. (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) Câu 1
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đoạn trích gửi đến thông điệp về những ước mơ của con người trong cuộc sống. Câu 2
Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Câu nói có thể hiểu: Người không có mong ước, hoài bão sẽ không tìm được ý nghĩa cuộc sống và khó thoát ra khỏi những khó khăn. Câu 3
Theo tác giả, bánh lái của con tàu có tác dụng gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Câu 4
Xác định biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh (so sánh ước mơ giống bánh lái của con tàu). Câu 5
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về vật chất hoặc tinh thần cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đu chạy cự li 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả cùng lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không thiếu một ai. Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Nguồn: Sưu tầm Câu 6
Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: “Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại”.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Hai câu văn trên sử dụng phép thế và phép nối. - Phép thế: từ “họ” thế cho “tám người kia” ở câu trước. - Phép nối: Từ “rồi” nối kết câu trước với câu sau. Câu 7
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự. Câu 8
Theo văn bản, các vận động viên trong đoạn có điều gì đặc biệt?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các vận động viên trong đoạn đều bị tổn thương về vật chất hoặc tinh thần Câu 9
Đâu là nhận xét đúng nhất về những vận động viên trong văn bản trên?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các vận động viên trong văn bản trên là những người giàu tình yêu thương, biết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Câu 10
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Thông điệp: Tình yêu thương là món quà quý giá giúp con người vượt lên nghịch cảnh. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng tất những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phục vụ họ. (3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. (5) Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống. (6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy. (M.Gorki) Câu 11
Xét theo cấu tạo, câu văn (2) thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Câu văn trên thuộc kiểu câu ghép. Câu 12
Đoạn văn trên đã sử dụng phép liên kết nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn văn trên đã sử dụng cả phép lặp và nối: - Phép lặp: lặp các từ “sách”, “tôi” ở các câu. - Phép nối: từ “và” ở câu (4) Câu 13
Theo văn bản, tác giả đã nhận được gì sau khi đọc sách?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn cuối. Lời giải chi tiết :
Tác giả đã viết: Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống. Câu 14
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt: ẩn dụ và so sánh. - So sánh: mỗi cuốn sách là bậc thang nhỏ. - Ẩn dụ: “con thú” ẩn dụ cho những điều xấu xa, “con người” ẩn dụ cho những điều đúng đắn, thiện lương. Câu 15
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản trên Lời giải chi tiết :
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013) Câu 16
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản trên Lời giải chi tiết :
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự. Câu 17
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.”?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê. Câu 18
Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn cuối. Lời giải chi tiết :
Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm lịch sự. Câu 19
Cụ ông trong văn bản trên đã nhận được thứ gì từ cậu bé?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Cụ ông trong văn bản trên đã nhận được sự cảm thông từ cậu bé. Câu 20
Đâu là câu văn phù hợp để nói về đoạn văn trên?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Lòng yêu thương con người là cụm từ phù hợp để nói về đoạn văn trên. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường ” (Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 21
Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: “ Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường.”.
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hai câu văn trên sử dụng phép nối. - Phép nối: Từ “rằng” nối kết câu trước với câu sau. Câu 22
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận. Câu 23
Theo văn bản, mục đích chân chính của việc học để làm gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Câu 24
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu văn: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính?”
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ, câu hỏi tu từ - Liệt kê: liệt kê các nghề nghiệp trong đoạn văn. - Điệp từ “nếu” - Câu hỏi tu từ: Tất cả các câu đều là câu hỏi tu từ. Câu 25
Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Thông điệp: Hãy theo đuổi ước mơ để tạo nên giá trị cho bản thân mình
|