Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Cảnh ngày xuân Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Bốn câu thơ trên được trích trong đoạn trích nào?

  • A.
    Chị em Thúy Kiều
  • B.
    Cảnh ngày xuân
  • C.
    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
  • D.
    Kiều ở lầu Ngưng Bích
Câu 1.2

Đoạn thơ trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  • A.
    Thuyết minh, tự sự
  • B.
    Miêu tả, biểu cảm
  • C.
    Miêu tả, tự sự
  • D.
    Nghị luận, miêu tả
Câu 1.3

Hình ảnh “đưa thoi” trong câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi” ẩn dụ cho điều gì?

  • A.
    Cảnh mùa xuân đẹp đẽ
  • B.
    Thời gian trôi qua nhanh
  • C.
    Con người đông đúc
  • D.
    Ngày hội náo nhiệt
Câu 1.4

Câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” gợi lên thời điểm nào của mùa xuân?

  • A.
    Đầu mùa xuân
  • B.
    Tháng thứ hai của mùa xuân
  • C.
    Tháng thứ ba của mùa xuân
  • D.
    Những ngày cuối của mùa xuân
Câu 1.5

Từ nào dưới đây không phải từ Thuần Việt?

  • A.
    Ngày xuân
  • B.
    Con én
  • C.
    Thiều quang
  • D.
    Sáu mươi
Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

(Truyện Kiều)

Câu 2.1

Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Dữ
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Phạm Đình Hổ
  • D.
    Ngô gia văn phái
Câu 2.2

Thể loại của Truyện Kiều là gì?

  • A.
    Truyện thơ Nôm
  • B.
    Truyện thơ Hán
  • C.
    Tiểu thuyết
  • D.
    Truyện dài
Câu 2.3

Các từ láy có trong đoạn thơ trên là?

  • A.
    Yến anh, sắm sửa
  • B.
    Thanh minh, đạp thanh, tài tử
  • C.
    Ngựa xe, chơi xuân, giai nhân
  • D.
    Nô nức, dập dìu, sắm sửa
Câu 2.4

Câu nào dưới đây sử dụng phép đảo ngữ?

  • A.
    Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
  • B.
    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
  • C.
    Gần xa nô nức yến anh
  • D.
    Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Câu 2.5

Câu thơ “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    So sánh
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nhân hóa
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

(Cảnh ngày xuân, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Sáu câu thơ trên nằm phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du?

  • A.

    Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

  • B.

    Phần 2: Gia biến và lưu lạc

  • C.

    Phần 3: Đoàn tụ

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 3.2

Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi đến khoảng thời gian nào trong ngày?

  • A.

    Buổi sáng

  • B.

    Buổi trưa

  • C.

    Buổi chiều

  • D.

    Buổi tối

Câu 3.3

Từ láy nào dưới đây không xuất hiện trong bài?

  • A.

    Tà tà

  • B.

    Thơ thẩn

  • C.

    Róc rách

  • D.

    Nho nhỏ

Câu 3.4

Từ “tiểu khê” trong câu “Bước dần theo ngọn tiểu khê” được hiểu là?

  • A.

    Thân cây nhỏ

  • B.

    Ngọn núi nhỏ

  • C.

    Khe suối nhỏ

  • D.

    Dòng sông nhỏ

Câu 3.5

Đoạn thơ trên nổi bật với nghệ thuật nào?

  • A.

    Ước lệ tượng trưng

  • B.

    Tả cảnh ngụ tình

  • C.

    Họa mây nảy trăng

  • D.

    Điển cố điển tích

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Bốn câu thơ trên được trích trong đoạn trích nào?

  • A.
    Chị em Thúy Kiều
  • B.
    Cảnh ngày xuân
  • C.
    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
  • D.
    Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên được trích trong Cảnh ngày xuân.

Câu 1.2

Đoạn thơ trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  • A.
    Thuyết minh, tự sự
  • B.
    Miêu tả, biểu cảm
  • C.
    Miêu tả, tự sự
  • D.
    Nghị luận, miêu tả

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đoạn thơ trên sử dụng phương thức miêu tả và tự sự.

+ Miêu tả: không gian, màu sắc, ánh sáng tươi đẹp, đặc trưng của mùa xuân.

+ Tự sự: Kể về sự việc, sự vật trong những ngày tháng 3 - tiết Thanh Minh, thời gian trôi nhanh, sắp kết thúc mùa xuân.

Câu 1.3

Hình ảnh “đưa thoi” trong câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi” ẩn dụ cho điều gì?

  • A.
    Cảnh mùa xuân đẹp đẽ
  • B.
    Thời gian trôi qua nhanh
  • C.
    Con người đông đúc
  • D.
    Ngày hội náo nhiệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “đưa thoi” ẩn dụ cho thời gian trôi qua nhanh.

Câu 1.4

Câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” gợi lên thời điểm nào của mùa xuân?

  • A.
    Đầu mùa xuân
  • B.
    Tháng thứ hai của mùa xuân
  • C.
    Tháng thứ ba của mùa xuân
  • D.
    Những ngày cuối của mùa xuân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” gợi lên thời điểm mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba.

Câu 1.5

Từ nào dưới đây không phải từ Thuần Việt?

  • A.
    Ngày xuân
  • B.
    Con én
  • C.
    Thiều quang
  • D.
    Sáu mươi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thiều quang là từ Hán Việt.

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

(Truyện Kiều)

Câu 2.1

Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Dữ
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Phạm Đình Hổ
  • D.
    Ngô gia văn phái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Du là tác giả của văn bản trên.

Câu 2.2

Thể loại của Truyện Kiều là gì?

  • A.
    Truyện thơ Nôm
  • B.
    Truyện thơ Hán
  • C.
    Tiểu thuyết
  • D.
    Truyện dài

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể loại của Truyện Kiều: Truyện thơ Nôm.

Câu 2.3

Các từ láy có trong đoạn thơ trên là?

  • A.
    Yến anh, sắm sửa
  • B.
    Thanh minh, đạp thanh, tài tử
  • C.
    Ngựa xe, chơi xuân, giai nhân
  • D.
    Nô nức, dập dìu, sắm sửa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu trên thực hiện kiểu hành động nói trình bày.

Câu 2.4

Câu nào dưới đây sử dụng phép đảo ngữ?

  • A.
    Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
  • B.
    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
  • C.
    Gần xa nô nức yến anh
  • D.
    Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

"Gần xa nô nức yến anh" sử dụng phép đảo ngữ.

Câu 2.5

Câu thơ “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    So sánh
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu thơ dùng phép so sánh “như nước”, “như nêm”.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

(Cảnh ngày xuân, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Sáu câu thơ trên nằm phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du?

  • A.

    Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

  • B.

    Phần 2: Gia biến và lưu lạc

  • C.

    Phần 3: Đoàn tụ

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sáu câu thơ trên nằm phần đầu trong tác phẩm Truyện Kiều: Gặp gỡ và đính ước.

Câu 3.2

Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi đến khoảng thời gian nào trong ngày?

  • A.

    Buổi sáng

  • B.

    Buổi trưa

  • C.

    Buổi chiều

  • D.

    Buổi tối

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi đến buổi chiều trong ngày.

Câu 3.3

Từ láy nào dưới đây không xuất hiện trong bài?

  • A.

    Tà tà

  • B.

    Thơ thẩn

  • C.

    Róc rách

  • D.

    Nho nhỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ “róc rách” không có trong bài.

Câu 3.4

Từ “tiểu khê” trong câu “Bước dần theo ngọn tiểu khê” được hiểu là?

  • A.

    Thân cây nhỏ

  • B.

    Ngọn núi nhỏ

  • C.

    Khe suối nhỏ

  • D.

    Dòng sông nhỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ “tiểu khê” trong câu “Bước dần theo ngọn tiểu khê” được hiểu là khe suối nhỏ.

Câu 3.5

Đoạn thơ trên nổi bật với nghệ thuật nào?

  • A.

    Ước lệ tượng trưng

  • B.

    Tả cảnh ngụ tình

  • C.

    Họa mây nảy trăng

  • D.

    Điển cố điển tích

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên nổi bật với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

close