Trắc nghiệm Lý thuyết về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Thế nào là đối thoại trong văn tự sự?

  • A

    Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)

  • B

    Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Câu 2 :

Độc thoại là gì?

  • A

    Lời của người nào đó với chính mình

  • B

    Lời của người nào đó với một ai đó trong tưởng tượng

  • C

    Cả 2 đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 3 :

Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?

  • A

    Dấu ngoặc đơn

  • B

    Dấu gạch ngang

  • C

    Dấu ngoặc kép

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng các ngôn ngữ nào?

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chúa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.

  • A

    Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật

  • B

    Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • C

    Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • D

    Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Câu 5 :

Ngôn ngữ được in đậm trong ví dụ dưới đây thuộc kiểu loại nào?

Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

  • A

    Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

  • B

    Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

  • C

    Ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • D

    Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

Câu 6 :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

  • A

    Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật

  • B

    Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc

  • C

    Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Lời độc thoại luôn được đặt trong dấu ngoặc đơn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong văn bản tự sự, khi độc thoại thành lời thì phía trước có dấu gạch đầu dòng, khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thế nào là đối thoại trong văn tự sự?

  • A

    Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)

  • B

    Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).

Câu 2 :

Độc thoại là gì?

  • A

    Lời của người nào đó với chính mình

  • B

    Lời của người nào đó với một ai đó trong tưởng tượng

  • C

    Cả 2 đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả 2 đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độc thoại là lời của người nào đó với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng.

Câu 3 :

Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?

  • A

    Dấu ngoặc đơn

  • B

    Dấu gạch ngang

  • C

    Dấu ngoặc kép

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem các lời đối thoại và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Dấu gạch ngang được sử dụng trong lời đối thoại

Câu 4 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng các ngôn ngữ nào?

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chúa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.

  • A

    Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật

  • B

    Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • C

    Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • D

    Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và lọc xem từng câu sử dụng kiểu ngôn ngữ nào

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả đã được dùng trong đoạn trên.

Câu 5 :

Ngôn ngữ được in đậm trong ví dụ dưới đây thuộc kiểu loại nào?

Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

  • A

    Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

  • B

    Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

  • C

    Ngôn ngữ trần thuật của tác giả

  • D

    Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem hình thức và tình huống câu nói trên rồi chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên thuộc ngôn ngữ độc thoại của nhân vật vì ông Hai tự nói với chính mình

Câu 6 :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

  • A

    Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật

  • B

    Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc

  • C

    Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xét xem những ngôn ngữ độc thoại trong các tác phẩm đã học có tác dụng gì.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật.

Câu 7 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại đối thoại là gì

Lời giải chi tiết :

“– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!” là câu đối thoại.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Lời độc thoại luôn được đặt trong dấu ngoặc đơn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Trong các văn bản, những lời độc thoại nội tâm không đặt trong ngoặc đơn.

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, vì thế hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong văn bản tự sự, khi độc thoại thành lời thì phía trước có dấu gạch đầu dòng, khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

close