Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 2 văn 9

Đề bài

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

 (Bác ơi, Tố Hữu)

Câu 1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do
Câu 2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Bác sống như trời đất của ta”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ
Câu 4

Nội dung của câu thơ đầu tiên? 

  • A.
    Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác
  • B.
    Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mọi người dành cho Bác
  • C.
    Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác
Câu 5

Văn bản nào dưới đây cũng nói về sự quan tâm, yêu thương của Bác dành cho mọi người?

  • A.
    Viếng lăng Bác
  • B.
    Đêm nay Bác không ngủ
  • C.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • D.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BỐN NGỌN NẾN

       Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói:

- Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.

Ngọn nến thứ hai nói:

- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.

Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng.

Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.     

 (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ  - Trương Thiết Thành)

Câu 6

Xét theo cấu tạo, câu văn: “Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 7

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong việc khắc họa hình ảnh các ngọn nến?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Nói quá
Câu 8

Biện pháp nhân hóa trong văn bản có tác dụng gì? 

  • A.
    Làm hình tượng xuất hiện một cách sinh động
  • B.
    Dễ dàng bộc lộ cảm xúc của tác giả
  • C.
    Nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích
  • D.
    Làm cho câu chuyện chân thực, đáng tin cậy
Câu 9

Theo văn bản, ngọn nến nào đã thắp sáng các ngọn nến còn lại?

  • A.
    Hòa bình
  • B.
    Trung thành
  • C.
    Tình yêu
  • D.
    Hi vọng
Câu 10

Ngọn nến hi vọng trong đoạn trích trên hiện thân cho điều gì?

  • A.
    Tình yêu thương
  • B.
    Sự cảm thống
  • C.
    Sự cố gắng
  • D.
    Tinh thần lạc quan

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU

     (1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...

    (3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...

    (4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …

    (6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.

(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)

Câu 11

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? 

  • A.
    Tự sự và nghị luận
  • B.

    Nghị luận và thuyết minh

  • C.

    Miêu tả và biểu cảm

  • D.
    Biểu cảm và tự sự
Câu 12

Lời dẫn trực tiếp trong văn bản nằm ở câu nào? 

  • A.
    (1)
  • B.
    (2)
  • C.
    (3)
  • D.
    (4)
Câu 13

Câu văn “Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi” sử dụng biện pháp tu từ gì? 

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    So sánh
  • D.
    Câu hỏi tu từ
Câu 14

Xét theo cấu tạo, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?

“Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic.

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 15

Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung được nói tới trong văn bản trên? 

  • A.
    Uống nước nhớ nguồn
  • B.
    Tôn sư trọng đạo
  • C.
    Thương người như thể thương thân
  • D.
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

     Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

     Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.     

     Đọc một nội dung sâu sắc khác với cách đọc “mì ăn liền của chúng ta” khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.     

     Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.                                  

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo https://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)

Câu 16

Câu văn nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích? 

  • A.
    Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
  • B.
    Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.
  • C.
    Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
  • D.
    Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
Câu 17

Cụm từ “mì ăn liền của chúng ta” dùng chỉ điều gì? 

  • A.
    Cách đọc lướt qua, không đi sâu
  • B.
    Cách đọc kĩ, nghiền ngẫm
  • C.
    Sự lười biếng, không chịu đọc sách
  • D.
    Thói quen ăn uống có hại
Câu 18

Câu văn “Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.” sử dụng biện pháp tu từ gì? 

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    So sánh
  • D.
    Câu hỏi tu từ
Câu 19

Xét theo cấu tạo, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?

“Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 20

Câu nói nào dưới đây liên quan đến nội dung của văn bản trên? 

  • A.
    Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới (Mahatma gandhi)
  • B.
    Không ai trở nên nghèo khó bằng việc chia sẻ và cho đi (Anne Frank)
  • C.
    Vết thương là nơi mà ánh sáng sẽ chiếu vào (Rumi)
  • D.
    Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới (Maxim Gorky)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “ Ước làm một hạt phù sa

Ước làm một tiếng chim ca xanh trời

Ước làm tia nắng vàng tươi

Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.

(“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc)

Câu 21

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Lục bát
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do
Câu 22

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 23

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là? 

  • A.
    So sánh, nhân hóa, điệp từ.
  • B.
    Nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ.
  • C.
    Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ.
  • D.
    Hoán dụ, nói quá, điệp ngữ.
Câu 24

Nội dung của đoạn thơ? 

  • A.
    Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
  • B.
    Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với đất nước anh hùng.
  • C.
    Ước nguyện sống, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước.
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho các thế hệ anh hùng của đất nước.
Câu 25

Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9?

  • A.
    Đoàn thuyền đánh cá.
  • B.
    Mùa xuân nho nhỏ
  • C.
    Sang thu
  • D.
    Nói với con.

Lời giải và đáp án

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

 (Bác ơi, Tố Hữu)

Câu 1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ 7 chữ.

Câu 2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Câu 3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Bác sống như trời đất của ta”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh: Bác sống như trời đất của ta.

Câu 4

Nội dung của câu thơ đầu tiên? 

  • A.
    Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác
  • B.
    Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mọi người dành cho Bác
  • C.
    Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác

Câu 5

Văn bản nào dưới đây cũng nói về sự quan tâm, yêu thương của Bác dành cho mọi người?

  • A.
    Viếng lăng Bác
  • B.
    Đêm nay Bác không ngủ
  • C.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • D.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đêm nay Bác không ngủ nói về sự quan tâm, yêu thương của Bác dành cho dân quân.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BỐN NGỌN NẾN

       Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói:

- Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.

Ngọn nến thứ hai nói:

- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.

Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng.

Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.     

 (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ  - Trương Thiết Thành)

Câu 6

Xét theo cấu tạo, câu văn: “Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc loại câu ghép: Tôi là biểu tượng của hòa bình, // thế giới này rất cần tôi.

                                             CN1               VN1                            CN2              VN2

Câu 7

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong việc khắc họa hình ảnh các ngọn nến?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Nói quá

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.

Câu 8

Biện pháp nhân hóa trong văn bản có tác dụng gì? 

  • A.
    Làm hình tượng xuất hiện một cách sinh động
  • B.
    Dễ dàng bộc lộ cảm xúc của tác giả
  • C.
    Nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích
  • D.
    Làm cho câu chuyện chân thực, đáng tin cậy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nhân hóa trong văn bản có tác dụng làm cho hình tượng các ngọn nến hiện lên sinh động hơn.

Câu 9

Theo văn bản, ngọn nến nào đã thắp sáng các ngọn nến còn lại?

  • A.
    Hòa bình
  • B.
    Trung thành
  • C.
    Tình yêu
  • D.
    Hi vọng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngọn nến hi vọng đã thắp sáng các ngọn nến còn lại.

Câu 10

Ngọn nến hi vọng trong đoạn trích trên hiện thân cho điều gì?

  • A.
    Tình yêu thương
  • B.
    Sự cảm thống
  • C.
    Sự cố gắng
  • D.
    Tinh thần lạc quan

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngọn nến hi vọng trong đoạn trích trên hiện thân cho sự lạc quan.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU

     (1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...

    (3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...

    (4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …

    (6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.

(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)

Câu 11

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? 

  • A.
    Tự sự và nghị luận
  • B.

    Nghị luận và thuyết minh

  • C.

    Miêu tả và biểu cảm

  • D.
    Biểu cảm và tự sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Văn bản sử dụng các phương thức nghị luận và tự sự.

Câu 12

Lời dẫn trực tiếp trong văn bản nằm ở câu nào? 

  • A.
    (1)
  • B.
    (2)
  • C.
    (3)
  • D.
    (4)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lời dẫn trực tiếp trong văn bản nằm ở câu (3)

Câu 13

Câu văn “Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi” sử dụng biện pháp tu từ gì? 

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    So sánh
  • D.
    Câu hỏi tu từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh (thời gian như dòng sông).

Câu 14

Xét theo cấu tạo, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?

“Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic.

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.

Câu 15

Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung được nói tới trong văn bản trên? 

  • A.
    Uống nước nhớ nguồn
  • B.
    Tôn sư trọng đạo
  • C.
    Thương người như thể thương thân
  • D.
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thương người như thể thương thân phù hợp với nội dung được nói tới trong văn bản trên.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

     Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

     Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.     

     Đọc một nội dung sâu sắc khác với cách đọc “mì ăn liền của chúng ta” khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.     

     Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.                                  

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo https://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)

Câu 16

Câu văn nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích? 

  • A.
    Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
  • B.
    Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.
  • C.
    Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
  • D.
    Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Câu 17

Cụm từ “mì ăn liền của chúng ta” dùng chỉ điều gì? 

  • A.
    Cách đọc lướt qua, không đi sâu
  • B.
    Cách đọc kĩ, nghiền ngẫm
  • C.
    Sự lười biếng, không chịu đọc sách
  • D.
    Thói quen ăn uống có hại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “mì ăn liền của chúng ta” dùng chỉ cách đọc lướt qua, không đi sâu.

Câu 18

Câu văn “Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.” sử dụng biện pháp tu từ gì? 

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    So sánh
  • D.
    Câu hỏi tu từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh (việc chú tâm đọc sách giống việc bảo tồn công trình lịch sử).

Câu 19

Xét theo cấu tạo, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?

“Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học.

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu đơn.

Câu 20

Câu nói nào dưới đây liên quan đến nội dung của văn bản trên? 

  • A.
    Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới (Mahatma gandhi)
  • B.
    Không ai trở nên nghèo khó bằng việc chia sẻ và cho đi (Anne Frank)
  • C.
    Vết thương là nơi mà ánh sáng sẽ chiếu vào (Rumi)
  • D.
    Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới (Maxim Gorky)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới (Maxim Gorky) là câu nói liên quan đến nội dung của văn bản trên.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “ Ước làm một hạt phù sa

Ước làm một tiếng chim ca xanh trời

Ước làm tia nắng vàng tươi

Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.

(“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc)

Câu 21

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Lục bát
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 22

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Câu 23

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là? 

  • A.
    So sánh, nhân hóa, điệp từ.
  • B.
    Nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ.
  • C.
    Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ.
  • D.
    Hoán dụ, nói quá, điệp ngữ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Điệp ngữ: “Ước làm” nhắc lại 4 lần.

- Ẩn dụ: Hạt phù sa, tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa rơi ẩn dụ cho những vẻ đẹp của cuộc đời mà con người khát khao cống hiến.

- Liệt kê các sự vật của tự nhiên: Hạt phù sa, tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa rơi.

Câu 24

Nội dung của đoạn thơ? 

  • A.
    Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
  • B.
    Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với đất nước anh hùng.
  • C.
    Ước nguyện sống, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước.
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho các thế hệ anh hùng của đất nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính của đoạn: Thể hiện ước nguyện sống, cống hiến hết sức cao đẹp để xây dựng quê hương, đất nước của nhà thơ.

Câu 25

Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9?

  • A.
    Đoàn thuyền đánh cá.
  • B.
    Mùa xuân nho nhỏ
  • C.
    Sang thu
  • D.
    Nói với con.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ cho ta liên tưởng đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

close