Trắc nghiệm Lý thuyết về các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Bài 3 Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

  • A

    Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

  • B

    Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

  • C

    Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

  • D

    Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Câu 2 :

Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?

  • A

    Nói với ai?

  • B

    Nói khi nào?

  • C

    Có nên nói quá không?

  • D

    Nói ở đâu?

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CHÓ TREO MÈO ĐẬY

– Mợ: Con ở nhà trông mâm cơm. Nhớ là chó treo mèo đậy đấy. Mợ phải đi đàng này một lát.
Một lát sau…
– Mợ: Thế nào xong chưa con?
– Quỷnh: Dạ xong rồi ạ! Mợ bảo chó treo mèo đậy nên con treo chó và đậy mèo mà!

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

   Nhân vật Quỷnh đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Câu 5 :

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?

  • A

    Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp

  • B

    Hiểu được nội dung mình định nói gì

  • C

    Biết im lặng khi cần thiết

  • D

    Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

Câu 6 :

Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
An hỏi Huy:
- Cậu có nhớ Bác Hồ sinh ra ở đâu không?
- Hình như quê của Bác ở miền Trung!

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Câu 7 :

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi 
Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân:
- Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh.
Vị bác sĩ trong tình huống trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi 
    Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân:
- Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh.

Theo em, những lời nói sai sự thật của vị bác sĩ trong tình huống trên có cần thiết không?

không

Câu 9 :

Từ tình huống trên, em rút ra được bài học gì trong việc sử dụng các phương châm hội thoại?

  • A

    Luôn tuân thủ các phương châm hội thoại trong mọi trường hợp

  • B

    Tùy từng trường hợp mà có thể tuân thủ các phương châm hội thoại hoặc không

  • C

    Các phương châm hội thoại có vai trò quan trọng trong giao tiếp

  • D

    Tất cả các phương án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

  • A

    Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

  • B

    Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

  • C

    Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

  • D

    Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp thì người ta sẽ không vi phạm các phương châm hội thoại. Bởi vậy trong câu hỏi này, D là đáp án đúng.

Câu 2 :

Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?

  • A

    Nói với ai?

  • B

    Nói khi nào?

  • C

    Có nên nói quá không?

  • D

    Nói ở đâu?

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những tình huống giao tiếp, xem có nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?

Lời giải chi tiết :

Giao tiếp là sự linh hoạt trong việc truyền và tiếp nhận thông tin, vì vậy mà các phương châm hội thoại không phải sự bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.

Câu 4 :

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CHÓ TREO MÈO ĐẬY

– Mợ: Con ở nhà trông mâm cơm. Nhớ là chó treo mèo đậy đấy. Mợ phải đi đàng này một lát.
Một lát sau…
– Mợ: Thế nào xong chưa con?
– Quỷnh: Dạ xong rồi ạ! Mợ bảo chó treo mèo đậy nên con treo chó và đậy mèo mà!

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

   Nhân vật Quỷnh đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hàm ý trong câu nói của mợ và của Quỷnh.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Quỷnh vì không hiểu hàm ý trong câu nói của mợ nên đã nói lạc đề với cách nói của mợ.

Câu 5 :

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?

  • A

    Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp

  • B

    Hiểu được nội dung mình định nói gì

  • C

    Biết im lặng khi cần thiết

  • D

    Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các tình huống vi phạm phương châm hội thoại và chọn ra đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Câu 6 :

Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
An hỏi Huy:
- Cậu có nhớ Bác Hồ sinh ra ở đâu không?
- Hình như quê của Bác ở miền Trung!

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trả lời thiếu thông tin, em xem cách trả lời này vi phạm phương châm nào.

Lời giải chi tiết :

Trả lời thiếu thông tin, cách trả lời này vi phạm phương châm nào về lượng.

Câu 7 :

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi 
Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân:
- Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh.
Vị bác sĩ trong tình huống trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

  • A

    Phương châm về chất

  • B

    Phương châm về lượng

  • C

    Phương châm cách thức

  • D

    Phương châm quan hệ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem cách trả lời của bác sĩ có đúng sự thật không, từ đó chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Bác sĩ đã nói dối bệnh tình của bệnh nhân, điều này vi phạm phương châm về chất.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi 
    Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân:
- Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh.

Theo em, những lời nói sai sự thật của vị bác sĩ trong tình huống trên có cần thiết không?

không

Đáp án

không

Phương pháp giải :

Đặt vào tình huống và xét xem vì sao bác sĩ phải nói như vậy.

Lời giải chi tiết :

Những lời nói sai sự thật của vị bác sĩ trong tình huống trên là cần thiết, vì điều đó giúp bệnh nhân không suy nghĩ nhiều về bệnh của mình.

Câu 9 :

Từ tình huống trên, em rút ra được bài học gì trong việc sử dụng các phương châm hội thoại?

  • A

    Luôn tuân thủ các phương châm hội thoại trong mọi trường hợp

  • B

    Tùy từng trường hợp mà có thể tuân thủ các phương châm hội thoại hoặc không

  • C

    Các phương châm hội thoại có vai trò quan trọng trong giao tiếp

  • D

    Tất cả các phương án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại những tình huống giao tiếp, xem có nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?

Lời giải chi tiết :

trong việc sử dụng các phương châm hội thoại, có những tình huống đặc biệt khiến chúng ta phải vi phạm phương châm hội thoại nhằm đạt được mục đíchnào đó.

close