Toán lớp 3 trang 52 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức

Máy bay A đang bay ở độ cao 6 504 m. Máy bay A đang bay ở độ cao gấp đôi độ cao máy bay B. Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện tập 1

Video hướng dẫn giải

Bài 1

Đặt tính rồi tính.

 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt tính phép nhân, phép chia

Bước 2:

- Với phép tính nhân: Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

- Với phép chia ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Máy bay A đang bay ở độ cao 6 504 m. Máy bay A đang bay ở độ cao gấp đôi độ cao máy bay B. Máy bay B đang bay ở độ cao gấp 3 lần độ cao máy bay C. Hỏi máy bay C đang bay ở độ cao bao nhiêu mét?

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính độ cao của máy bay B khi đang bay.

Bước 2: Tính độ cao của máy bay C khi đang bay.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Máy bay A bay ở độ cao: 6 504m

Máy bay A bay ở độ cao gấp đôi độ cao máy bay B

Máy bay B bay ở độ cao gấp 3 lần độ cao máy bay C

Máy bay C bay ở độ cao: … ? mét

Bài giải

Độ cao của máy bay B khi đang bay là:

6 504 : 2 = 3 252 (m)

Độ cao của máy bay C khi đang bay là:

3 252 : 3 = 1 084 (m)

Đáp số: 1 084 m.

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Số?

a)  ?  x  4 = 1 668                             b)  ?  :  3  = 819 

Phương pháp giải:

a) Chỗ trống là thừa số, muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) Chỗ trống là số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Lời giải chi tiết:

a)  ?  x  4 = 1 668       

1 668 : 4 = 417                    

b)  ?  :  3  = 819

819 x 3 = 2 457          

Bài 4

Video hướng dẫn giải

a) Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong (như hình vẽ). Cà cuống A bơi theo đường gấp khúc gồm 4 đoạn bằng nhau, cà cuống B bơi theo đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau. Hỏi quãng đường bơi của cà cuống nào ngắn hơn?

b) Số?

Quãng đường bơi của tôm là đường gấp khúc gồm 5 đoạn dài bằng nhau. Biết quãng đường tôm bơi dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A. Mỗi đoạn của đường gấp khúc đó dài ?  cm.

Phương pháp giải:

a) Quãng đường của mỗi con cà cuống = Độ dài của mỗi đoạn đường gấp khúc x số đoạn của mỗi đường.

b) Độ dài mỗi đoạn = Quãng đường tôm bơi : 5.

Lời giải chi tiết:

a) Quãng đường bơi của cà cuống A dài số cm là:

           515 x 5 = 2 060 (cm)

Quãng đường bơi của cà cuống B dài số cm là:

            928 x 3 = 2 784 (cm)

Vậy quãng đường bơi của cà cuống A là ngắn hơn.

b) Quãng đường bơi của tôm dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A và bằng 2 575 (cm)

Vậy mỗi đoạn của đường gấp khúc dài số cm là:

             2 060 : 5 = 412 (cm)

Đáp số: a) Quãng đường bơi của cà cuống A ngắn hơn

            b) 412 cm

Bài 5

Video hướng dẫn giải

Biết 8 cục pin như nhau nặng 1 680 g. Mỗi rô-bốt chưa lắp pin có cân nặng 2 000 g.

a) Mỗi cục pin cân nặng bao nhiêu gam?

b) Sau khi lắp số pin như hình vẽ, rô-bốt nào nhẹ nhất và cân nặng bao nhiêu gam?

Phương pháp giải:

a) Cân nặng của mỗi cục pin nặng = Cân nặng của 8 cục pin : 8

b) Bước 1: Đếm số cục pin ở mỗi hình và tính cân nặng của số pin lắp vào mỗi rô-bốt.

Bước 2: Cân nặng của mỗi con rô-bốt = Cân nặng của rô-bốt chưa lắp pin + cân nặng số pin được lắp vào.

Bước 2: So sánh và kết luận

Lời giải chi tiết:

a)                                                         Cân nặng của mỗi cục pin là

1 680 : 8 = 210 (g)

b) Biết mối Rô - bốt khi chưa lắp pin có cân nặng bằng nhau.

    Ta có Rô-bốt A lắp số pin ít nhất nên Rô-bốt A nhẹ nhất.                                           

                                               Cân nặng của 5 cục pin lắp vào rô-bốt A là

210 x 5 = 1 050 (g)

Rô-bốt A nặng số g là:

1 050 + 2 000 = 3 050 (g)

Đáp số: a) 210 g

               b) 3 050 g

Luyện tập 2

Video hướng dẫn giải

Bài 1

Đặt tính rồi tính.

 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt tính

Bước 2:

- Với phép tính nhân: Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

- Với phép chia ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Số?

Ở khu vui chơi, bác Nam muốn gắn các dây đèn dọc theo mỗi cạnh của ngôi nhà dạng khối lập phương, trừ những cạnh sát mặt đất. Mỗi cạnh cần gắn một dây đèn dài 450 cm.

a) Bác Nam cần gắn tất cả ? dây đèn.

b) Tổng độ dài các dây đèn đó là ? xăng-ti-mét.

Phương pháp giải:

a) Số dây đèn cần gắn = Số cạnh của hình lập phương - Số cạnh sát mặt đất

b) Độ dài các dây đèn = độ dài một dây đèn x số dây đèn

Lời giải chi tiết:

a) Ta có hình lập phương gồm 12 cạnh.

Quan sát tranh ta thấy ngôi nhà này có 4 cạnh sát mặt đất không cần gắn dây đèn.

 Vậy bác Nam cần gắn tất cả số dây đèn là

               12 – 4 = 8 (dây đèn)

b) Tổng độ dài các dây đèn dọc đó là:

              450 x 8 = 3 600 (cm)

                           Đáp số: a) 8 dây đèn

                                        b) 3 600 cm

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Mỗi chú sâu sẽ đi theo đường nào để đến chiếc lá là ngôi nhà của mình? Biết rằng mỗi chú sâu chỉ bò theo đường có màu trùng với màu của nó và sâu cũng chỉ bò đến chiếc lá ghi kết quả của phép tính trên mình chú sâu đó.

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính kết quả phép tính trên mình chú sâu.

Bước 2: Vẽ đường đi thích hợp cho mỗi chú sâu.

Lời giải chi tiết:

Bài 4

Video hướng dẫn giải

Người khổng lồ nào nâng được nhiều ki-lô-gam nhất?

Phương pháp giải:

Tính cân nặng vật mà mỗi người khổng lồ nâng lên rồi so sánh kết quả cân nặng.

Lời giải chi tiết:

- Người khổng lồ A nâng 3 con ngựa, mỗi con ngựa nặng 450 kg.

Vậy người khổng lồ A đã nâng được số kg là 450 x 3 = 1 350 kg

- Người khổng lồ B nâng 1 con voi nặng 1 245 kg và 1 con chó nặng 25 kg.

Vậy người khổng lồ B đã nâng được 1 245 + 25 = 1 270 kg

- Người khổng lồ C nâng 1 hòn đá nặng 2 612 kg.

Ta có 1 270 kg < 1 350 kg < 2 612 kg

Vậy người khổng lồ C đã nâng được nhiều kg nhất.

Luyện tập 3

Video hướng dẫn giải

Bài 1

Tính giá trị của biểu thức

a) (2 000 + 7 015) : 3                       b) (102 + 901) x 7

c) 2 515 : (1 + 4)                              d) 705 x (8 – 2)


Phương pháp giải:

Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

a) (2 000 + 7 015) : 3 = 9 015 : 3

                                   = 3 005                                          

b) (102 + 901) x 7 = 1 003 x 7

                              = 7 021

c) 2 515 : (1 + 4) = 2 515 : 5

                            = 503         

d) 705 x (8 – 2) = 705 x 6

                          = 4 230

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Một tàu chở 7 863 thùng hàng. Người ta dỡ xuống một số thùng hàng thì số thùng hàng còn lại bằng số thùng hàng ban đầu giảm đi 3 lần. Hỏi trên tàu còn lại bao nhiêu thùng hàng?

Phương pháp giải:

Muốn tìm trên tàu còn lại bao nhiêu thùng hàng ta lấy số thùng hàng ban đầu chia cho 3.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Bài giải

Trên tàu còn lại số thùng hàng là:

7 863 : 3 = 2 621 (thùng hàng)

Đáp số: 2 621 thùng hàng

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Số?

Một vị quan dùng những khối đá giống nhau dạng khối hộp chữ nhật để lát một con đường dài 4 555 m. Hình chữ nhật ở mặt trên mỗi khối đá đó có chiều dài 5 m.

Vị quan ấy đã dùng ? khối đá.

Phương pháp giải:

Số khối đá để lát đường = Chiều dài con đường : chiều dài hình chữ nhật

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Con đường: 4 555 m

Chiều dài khối đá: 5m

Số khối đá : ....? khối đá

Bài giải

Số khối đá vị quan đã dung để lát con đường là:

4 555 : 5 = 911 (khối đá)

Đáp số: 911 khối đá

Bài 4

Video hướng dẫn giải

Số?

Người ta xây một bức tường thành bao quanh một khu đất có dạng hình vuông ABCD. Mỗi cạnh dài 2 324 bước chân.

a) Bức tường thành dài ? bước chân.

b) Người ta xây một chòi canh gác ở trung điểm I của cạnh AB.

Đoạn AI dài ? bước chân.

Phương pháp giải:

a) Độ dài bức tường thành = Chu vi của khu đất hình vuông ABCD = Độ dài một cạnh x 4

b) Tính đoạn AI bằng cách lấy độ dài đoạn AB chia cho 2

Lời giải chi tiết:

a) Chu vi của bức tường thành là 2 324 x 4 = 9 296 (bước chân)

Vậy bức tường thành dài 9 296 bước chân.

b) Vì I là trung điểm của cạnh AB nên độ dài đoạn AI là 2 324 : 2 = 1 162 bước chân.

close