Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12Đề bài
Câu 1 :
Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một peptit Y (biết số nguyên tử nitơ trong X, Y lần lượt là 4 và 5, X và Y chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng NaOH vừa đủ, cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng O2 vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 84,06 gam so với ban đầu và có 7,392 lít một khí duy nhất (ở đktc) thoát ra, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 2 :
Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m + 7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là:
Câu 3 :
Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T ( đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng 2: 3: 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 4 :
Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 5 :
Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 cần dùng 22,176 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam. Khí thoát ra có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
Câu 6 :
X, Y, Z (MX < MY < MZ) là 3 peptit mạch hở , được tạo thành từ các α-amino axit như Gly, Ala, Val trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ số mol 6 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn 56,56 gam T trong O2 vừa đủ thu được nCO2 : mH2O = 48 : 47. Mặt khác đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
Câu 7 :
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặc khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hơn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly:Ala trong X là
Câu 8 :
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit; cả X, Y đều được tạo ra từ hai amino axit A, B có dạng H2N-CnH2n-COOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của amino axit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là
Câu 9 :
X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH. Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc) thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
Câu 10 :
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều mạch hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m+ 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
Câu 11 :
Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X, pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và T (C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợ rắn Q gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của analin và valin lần lượt là 10:3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhât với giá trị nào sau đây?
Câu 12 :
Hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este 2 chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm 2 ancol đơn chức kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp 3 muối khan (đều cùng có số cacbon trong phân tử, trong đó có 2 muối cacboxylic). Giá trị của a là:
Câu 13 :
Peptit E mạch hở bị thủy phân theo phương trình phản ứng: E + 5NaOH → X + 2Y + Z + 2H2O (trong đó X, Y, Z là các muối của các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 6,64 gam E thu được m gam X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,352 lít khí O2 (đktc), thu được 2,12 gam Na2CO3; 3,52 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi amino axit ứng với muối Y là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một peptit Y (biết số nguyên tử nitơ trong X, Y lần lượt là 4 và 5, X và Y chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng NaOH vừa đủ, cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng O2 vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 84,06 gam so với ban đầu và có 7,392 lít một khí duy nhất (ở đktc) thoát ra, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án : B Phương pháp giải :
X là tetrapeptit, Y là pentapeptit Quy đổi E thành CONH, CH2 (x mol), H2O (y mol) +) Từ mbình tăng => tìm x => khối lượng muối +) Từ khối lượng muối, tính được m => y Gọi nGly-Na = a mol; nAla-Na = b mol +) Bảo toàn C => PT (1) +) Khối lượng muối => PT (2) => a, b Gọi nX = u; nY = v +) nX + nY = nCH2 = y => PT (3) +) Bảo toàn N => Pt (4) => u, v +) Biện luận tìm X và Y Lời giải chi tiết :
X là tetrapeptit, Y là pentapeptit nN2 = 7,392/22,4 = 0,33 => nN = 0,66 mol $\underbrace {E\left\{ \begin{gathered}CONH:0,66 \hfill \\C{H_2}:x \hfill \\{H_2}O:y \hfill \\ \end{gathered} \right.}_m\xrightarrow{{ + NaOH}}\underbrace {Muối\left\{ \begin{gathered}{\text{COONa:0,66}} \hfill \\N{H_2}:0,66 \hfill \\C{H_2}:x \hfill \\ \end{gathered} \right.}_{m + 23,7}\xrightarrow{{ + O2}}\left\{ \begin{gathered}N{a_2}C{O_3}:0,33 \hfill \\\xrightarrow{{BTNT:C}}C{O_2}:x + 0,33 \hfill \\{H_2}O:x + 0,66 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ mbình tăng = ${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$ => 44.(x + 0,33) + 18.(x + 0,66) = 84,06 => x = 0,93 mol mmuối = 0,66.67 + 0,66.16 + 0,93.14 = 67,8 gam => m = 67,8 – 23,7 = 44,1 gam mE = 44,1 gam => 0,66.43 + 14x + 18y = 44,1 => y = 0,15 Gọi nGly-Na = a mol; nAla-Na = b mol $ \to \left\{ \begin{gathered}2a + 3b = {n_C} = 0,66 + 0,93 \hfill \\97a + 111b = 67,8 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,39 \hfill \\b = 0,27 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ $G/s:{n_X} = u,{n_Y} = v$ $ \to \left\{ \begin{gathered}u + v = y = 0,15 \hfill \\4u + 5v = {n_N} = 0,66 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}u = 0,09 \hfill \\v = 0,06 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ $X:Gl{y_n}Al{a_{4 - n}}(0,09)$ $Y:Gl{y_m}Al{a_{5 - m}}(0,06)$ $ \to 0,09n + 0,06m = {n_{Gly}} = 0,39 \to 3n + 2m = 13(n < 4,m < 5)$ $ \to \left\{ \begin{gathered}n = 3 \hfill \\m = 2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}X:Gl{y_3}Ala \hfill \\Y:Gl{y_2}Al{a_3} \hfill \\ \end{gathered} \right.$ $\% mX = \dfrac{{0,09.260}}{{44,1}}.100\% = 53,1\% $
Câu 2 :
Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m + 7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Quỵ đổi X thành: C2H3ON: 0,22 mol; CH2: a mol và H2O: b mol +) ${m_{NaOH}} - {m_{{H_2}O}} = 7,9$ => b +) ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2}$ +) Bảo toàn C, tính nCO2 theo a +) Bảo toàn H: ${n_{{H_2}O}} = 1,5.{n_{{C_2}{H_3}ON}} + {n_{C{H_2}}} + {n_{{H_2}O}}$=> a => mA Đặt x, y là số mol của X, Y Từ nA và nNaOH => lập 2 Pt ẩn x, y => x, y Đặt u, v là số mol của Gly và Ala +) Bảo toàn N => Pt (1) +) Bảo toàn C: nC (trong Gly) + nC (trong Ala) = ${n_{C{O_2}}} + {n_{N{a_2}C{O_3}}}$ => Pt (2) => u, v +) Biện luận tìm X, Y Lời giải chi tiết :
Quỵ đổi X thành: C2H3ON: 0,22 (Tính từ nN2 = 0,22) CH2: a mol H2O: b mol Trong phản ứng thủy phân M: X + NaOH → Muối + H2O ${m_{NaOH}} - {m_{{H_2}O}} = 7,9$ => 40.0,22 - 18b = 7,9 => b = 0,05 Đốt muối thu được: ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2} = 0,11$ mol Bảo toàn C: nCO2 = 0,22.2 + a - 0,11 = a + 0,33 Bảo toàn H: ${n_{{H_2}O}} = \left( {0,22.1,5 + a + b} \right) + \dfrac{{0,22}}{2}-b = a + 0,44$ => 44.(a + 0,33) + 18.(a + 0,44) = 28,02 => a = 0,09 => mA = 14,7 gam Đặt x, y là số mol X, Y => nA = x + y = b = 0,05 và nNaOH = 4x + 5y = 0,22 => x = 0,03 và y = 0,03 Đặt u, v là số mol của Gly và Ala => nN = u + v = 0,22 và nC = 2u + 3v = ${n_{C{O_2}}} + {n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,53$ => u = 0,13 và v = 0,09 X: (Gly)p(Ala)4-p Y: (Gly)q(Ala)5-q => nGly = 0,03p + 0,02q = 0,13 =>3p + 2q = 13 Vì p < 4 và q < 5 => p = 3 và q = 2 => X là (Gly)3(Ala) => $\% X = \dfrac{{0,03.260}}{{14,7}} = 53,06\% $ => %Y = 46,94%
Câu 3 :
Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T ( đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng 2: 3: 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Qui 3 peptit về 1 peptit tổng. Xác định CT chung của peptit tổng. Bảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH2O Xác định CTPT của 1 đơn vị amino axit mắt xích Tính theo giá trị trung bình : công thức trung bình của amino axit là NH2-CnH2n-COOH Lời giải chi tiết :
Gọi 3 amino axit là A , B , C Có nA : nB : nC = 11 : 16 : 20 2Y + 3Z + 4T → (A11B16C20)k + 8H2O Do tổng số gốc amino axit trong Y, Z, T là 15 => k = 1 => số mol 1 aminoaxit = $\dfrac{{0,11 + 0,16 + 0,2}}{{11 + 16 + 20}}$ = 0,01 mol 2Y + 3Z + 4T → (A11B16C20) + 8H2O 0,01 → 0,08 (mol) Bảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH2O A11B16C20 : có 47 a.a => có 46 liên kết peptit : Đặt công thức tổng quát của amion axit là : NH2-CnH2n-COOH => 0,01.[47(14n + 61) – 46.18] + 0,08.18 = 39,05 gam => n = 123 / 47 H-(NH-CnH2n-CO)47-OH + (70,5n + 35,25)O2 → (47n + 47)CO2 + (47n + 24,5)H2O + 23,5N2 => nO2 = 0,01.(70,5n + 35,25) = 2,1975 mol Đốt 39,05 gam X cần 2,1975 mol O2 Đốt m gam X cần 1,465 mol O2 => m = $\dfrac{{1,465.39,05}}{{2,1975}}$= 26,033 gam
Câu 4 :
Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đặt công thức trung bình của các peptit là : CnH2n+2-xNxOx+1 => muối của các aminoaxit có công thức : CmH2m NO2Na CmH2m NO2Na + O2→ ( m – ½ ) CO2 + m H2O + ½ Na2CO3 + ½ N2 mbình tăng = mCO2 + mH2O Bảo toàn khối lượng : mmuối Q = mC + mH + mNa + mO + mN mM + mNaOH = mQ + mH2O Bảo toàn nguyên tố : nC = nCO2 + nNa2CO3 ; nH = 2.nH2O ; 2.nN2 = n muối Lời giải chi tiết :
nN2 = 0,0375 mol => nmuối = 0,075 mol => nNa2CO3 = 0,0375 mol => nNaOH = 0,075 mol Theo PTHH : nH2O – nCO2 = ½.n muối = 0,0375 mol Mà mbình tăng = mCO2 + mH2O = 13,23 $\left\{ \begin{gathered}{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 0,0375 \hfill \\18.{n_{{H_2}O}} + 44.{n_{C{O_2}}} = 13,23 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{n_{C{O_2}}} = 0,2025\,mol \hfill \\{n_{{H_2}O}} = 0,24\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => nH = 0,48 mol mmuối Q = mC + mH + mNa+ mO + mN => m muối = 12.(0,2025 + 0,0375) + 0,48 + 0,075.(23 + 14 + 16.2) = 8,535 gam Khi đốt cháy M ta thu được : nH2O = 0,2275 mol M + NaOH → Q + H2O Bảo toàn nguyên tố H : nH (trong M) + nH (trong NaOH) = nH (trong muối) + nH (trong nước) => ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}.\left( {0,2275.2 + 0,075-0,24.2} \right) = 0,025{\text{ }}mol$ Bảo toàn khối lượng : mM + mNaOH = mQ + mH2O => mM = 8,535 + 0,025.18 – 0,075.40 = 5,985 gam
Câu 5 :
Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 cần dùng 22,176 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam. Khí thoát ra có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Quy đổi E thành: C2H3ON: 0,22 mol; CH2: a mol; H2O: b mol +) Từ số mol O2 cháy => tính a +) Từ tổng khối lượng CO2 và H2O => tính b Đặt x, 3x là số mol X, Y +) nX + nY = b => x Đặt m, n là số mắt xích amino axit trong X và Y +) Từ số liên kết peptit => PT (1) +) 1 mắt xích X và Y chứa 1 N => Bảo toàn N có PT (2) => m ; n Đặt u, v là số mol của Gly và Val +) Bảo toàn N => Pt (1) +) Bảo toàn C: nC (trong Gly) + nC (trong Val) = nCH2 + 2.nC2H3ON => Pt (2) => u, v => tỉ lệ Lời giải chi tiết :
Quy đổi E thành: C2H3ON: 0,22 mol (Tính từ nN2 = 0,11) CH2: a mol H2O: b mol C2H3ON + 2,25O2 → 2CO2 + 1,5H2O + 0,5N2 CH2+1,5O2 → CO2 + H2O => nO2 = 2,25 . 0,22 + 1,5a = 0,99 => a = 0,33 nCO2 = a + 0,44 nH2O = a + b + 0,33 => 44(a + 0,44) + 18(a + b + 0,33) = 46,48 => b = 0,04 Đặt x, 3x là số mol X, Y => x + 3x = b = 0,04 => x = 0,01 Đặt m, n là số gốc amino axit trong X và Y => Số -CONH- = m + n- 2 = 8 1 mắt xích X và Y chứa 1 N => bảo toàn N ta có: nN (trong X + Y) = 2.nN2 sinh ra => 0,01m + 0,03n = 0,22 => m = 4 và n = 6 Đặt u, v là số mol của Gly và Val => nN = u + v = 0,22 và nC = 2u + 5v = a + 0,44 = 0,77 => u = v = 0,22 => Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được nGly : nAla = 1 : 1
Câu 6 :
X, Y, Z (MX < MY < MZ) là 3 peptit mạch hở , được tạo thành từ các α-amino axit như Gly, Ala, Val trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ số mol 6 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn 56,56 gam T trong O2 vừa đủ thu được nCO2 : mH2O = 48 : 47. Mặt khác đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Quy đổi hỗn hợp T thành: C2H3ON: 0,8 mol; CH2: a mol; H2O: b mol +) Từ khối lượng của T => PT (1) +) Tính nCO2 và nH2O theo a và b, từ tỉ lệ nCO2 : nH2O => Pt (2) => a, b +) Bảo toàn khối lượng => mmuối = mT + mKOH – mH2O => phân tử khối trung bình của muối +) Tính số N trung bình => số mắt xích trong X +) Đặt u, v là số mắt xích trong Y và Z, dựa vào số mol KOH, biện luận tìm u, v +) dựa vào số C trung bình của amino axit => biện luận tìm X +) Từ ${\bar M_T}$ và điều kiện đề bài => MY và MZ => Y và Z Lời giải chi tiết :
Quy đổi hỗn hợp thành: C2H3ON: 0,8 mol CH2: a mol H2O: b mol => mT = 0,8.57 + 14a + 18b = 56,56 nCO2 = 0,8.2 + a = a + 1,6 nH2O = 0,8.1,5 + a + b = a + b + 1,2 $ \Rightarrow \dfrac{{a + 1,6}}{{a + b + 1,2}} = \dfrac{{48}}{{47}}$ => a = 0,32 và b = 0,36 Bảo toàn khối lượng => mmuối = mT + mKOH – mH2O = 94,88 => Mmuối = 118,6 => trong muối chứa Gly-K (vì Gly-K có M = 113 nhỏ nhất) Số N trung bình = 0,8 / b = 2,22 => X là đipeptit nH = 0,36 => nX = 0,24; nY = 0,08; nZ = 0,04 Nếu đặt u, v là số mắt xích trong Y và Z thì: nKOH = 0,24.2 + 0,08u + 0,04v = 0,8 => 2u + v = 8 => có 2 cặp nghiệm phù hợp là: u = 2; v = 4 hoặc u = 3; v = 2 Do các amino axit có $\bar C = \dfrac{{a + 0,8.2}}{{0,8}} = 2,4$ nên nGly > 0,48 mol (Gly nhỏ nhất khi hỗn hợp chỉ có Gly và Ala) => Dựa vào số mắt xích và số mol của X, Y, Z thì X phải là Gly-Gly thì mới chứa hết lượng Gly lớn như trên => MX = 132 ${\bar M_T} = \dfrac{{6.{M_X} + 2.{M_Y} + {M_Z}}}{9} = \dfrac{{56,56}}{{0,36}}$ => 6MX + 2MY + MZ = 1414 Mà 3MX – 7MY + 3MZ = 0 => MY = 174; MZ = 274 => Y là Gly-Val (nghiệm duy nhất) Vậy u = 2 và v = 4 => Z là (Gly)2(Ala)2 => Thủy phân Z thu được nGly-Na = nAla-Na => mGly-Na : mAla-Na = 0,874
Câu 7 :
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặc khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hơn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly:Ala trong X là
Đáp án : C Phương pháp giải :
2 CnH2nO2NNa + (3n – 1,5) O2→ (2n – 1) CO2 + 2n H2O + Na2CO3 + N2 2 CmH2m-1O2NNa + (3 m – 2) O2→ (2 m – 1) CO2 + (2m - 1) H2O + Na2CO3 Số mol oxy chênh lệch giữa 2 phần chính là số mol dùng để đốt cháy CH3OH sinh ra ở thủy phân Sử dụng giá trị trung bình $\bar n = \dfrac{{{n_1}.mo{l_1} + {n_2}.mo{l_2}}}{{mo{l_1} + mo{l_2}}}$ Lời giải chi tiết :
n O2 đốt cháy E = 0,7 mol n O2 đốt cháy muối = 0,625 mol n O2 chênh lệch chính là phần dùng để đốt cháy CH3OH do phản ứng thủy phân sinh ra CH3OH + 1,5O2→ CO2 + 2 H2O 0,05 0,075 Đặt công thức chung của muối amino axit là CnH2nO2NNa Và muối của axit là CmH2m-1O2Na 2 CnH2nO2NNa + ( 3n – 1,5 ) O2→ ( 2n – 1 ) CO2 + 2 n H2O + Na2CO3 + N2 2 CmH2m-1O2NNa + ( 3 m – 2 ) O2→ ( 2 m – 1 ) CO2 + ( 2m -1 ) H2O + Na2CO3 Theo PTHH : n O2 = a . ( 3n – 1,5 ) : 2 + b . ( 3m – 1 ) : 2 = 0,625 mol => 3 ( na+ mb ) - 1,5 a – 2b = 1,25 n CO2 = a . ( 2n – 1 ) : 2 + b . ( 2m – 1 ) :2 = 0,425 => 2 ( na + mb ) – a – b = 0,85 m muối = a ( 14n + 69 ) + b ( 14m + 54 ) = 24,2 => 14 ( na + mb ) + 69 a + 54 b = 24,2 $\left\{ \begin{gathered}3\left( {na + mb} \right) - 1,5a - 2b = 1,252 \hfill \\\left( {na + mb} \right) - a - b = 0,8514 \hfill \\\left( {na + mb} \right) + 69a + 54b = 24,2 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => na + mb = 0,55 và a = 0,2 b = 0,05 na + m b = 0,55 => n . 0,2 + m . 0,05 = 0,55 => 4 n + m = 11 Vì 3 >n > 2 ( n là giá trị trung bình của 2 muối gly và ala ) 1 ≤ m => m = 1 n = 2,5 => n Gly : n Ala = 1 : 1 (2,5 nằm giữa 2 và 3) hoặc m = 2 thì n = 2,25 =>n Gly : n Ala = (3- 2,25) : (2,25 – 2) = 3: 1 (dùng phương pháp đường chéo )
Câu 8 :
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit; cả X, Y đều được tạo ra từ hai amino axit A, B có dạng H2N-CnH2n-COOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của amino axit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Tính số N trung bình => số nguyên tử N trong X và Y Quy đổi 13,2 gam T thành: C2H3ON: 5,6a mol; CH2 : b mol; H2O : a mol BTKL => mT = PT(1) BTNT O : nO2 = PT (2) => a và b +) Tính số mol muối A và muối B => biện luận tìm A và B dựa vào khối lượng muối Gọi X1 là (Val)u(Gly)5-u X2 là (Val)v(Gly)6-v +) Từ số mol Val, biện luận tìm u, v Lời giải chi tiết :
Số N trung bình = (0,42 + 0,14) / 0,1 = 5,6 => X có 5N và Y có 6N Quy đổi 13,2 gam T thành: C2H3ON: 5,6 a mol CH2 : b mol H2O : a mol BTKL => mT = 57. 5,6a + 14b + 18a = 13,2 (1) BTNT O : nO2 = 2,25. 5,6a + 1,5b = 0,63 (2) Từ (1) và (2) => a= 1/30 và b = 0,14 Hai muối A : B có tỉ lệ mol là 0,42: 0,14 = 3: 1 và tổng mol là 5,6a = 14/75 => Mol muối A = 0,14 và mol muối B = 7/150 => m muối = 0,14A + 7B/150 = 5,6a. 57 + 40.5,6a => 3A + B = 430 => A = 97 (GlyNa) và B = 139 (ValNa) là nghiệm duy nhất Do chưa biết N5 hay N6 có phân tử khối nhỏ hơn nên gọi peptit 5N là X1 và X2 X1 là (Val)U(Gly)5-U X2 là (Val)V(Gly)6-V => nVal = u/75 + 0,02v = 7/150 => 2u + 3v = 7 => u = 2 và v = 1 là nghiệm duy nhất Vậy X1 là (Val)2(Gly)3 có PTK = 387 X2 là (Val)(Gly)5 có PTK = 402 Vậy phân tử khối của X = 387
Câu 9 :
X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH. Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc) thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Bảo toàn nguyên tố Muối Z gồm: C3H6NO2Na: a mol CnH2nNO2Na: 2a mol CmH2m-1O2Na: b mol +) Bảo toàn Na => PT (1) → nNa2CO3 và nO(Z) Đặt x, y là số mol CO2, H2O thu được khi đốt Z. +) Từ khối lượng CO2 + H2O và BTNT O => tìm x và y +) Từ nCO2 và nH2O => a, b, biện luận tìm n, m => X và Y => khối lượng muối Lời giải chi tiết :
Muối Z gồm: C3H6NO2Na: a mol CnH2nNO2Na: 2a mol CmH2m-1O2Na: b mol nNaOH = 3a + b = 0,45 (1) → nNa2CO3 = 0,225 và nO(Z) = 0,9 Đặt x, y là số mol CO2, H2O thu được khi đốt Z. 44x + 18y = 50,75 BTNT O → 2x + y + 0,225.3 = 0,9 + 1,125.2 => x = 0,775; y = 0,925 nCO2 = 3a + 2na + mb - 0,225 = 0,775 (2) nH2O = 3a + 2na + mb - b/2 = 0,925 (3) (2)-(3) → b = 0,15 (1) → a = 0,1 Thế a, b vào (2) → 4n + 3m = 14 Do n ≥ 2; m ≥ 1 nên n = m = 2 là nghiệm Vậy X là Gly và Y là CH3COOH Muối nhỏ nhất là CH3COONa mCH3COONa = 0,15.82 = 12,3
Câu 10 :
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều mạch hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m+ 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Quy đổi hỗn hợp X thành phần C2H3ON (a mol), -CH2 (b mol) và H2O (c mol). - Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì được hỗn hợp quy đổi gồm C2H4ONNa (a mol) và CH2 (b mol). Xét quá trình đốt cháy hỗn hơp muối ta có hệ sau: $\left\{ \begin{gathered}97{n_{N{H_2}C{H_2}COONa}} + 14{n_{C{H_2}}} - (57{n_{{C_2}{H_3}ON}} + 14{n_{C{H_2}}} + 18{n_{{H_2}O}}) = {\Delta _m} \hfill \\44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = m{{\mkern 1mu} _{binh{\kern 1pt} Z}} \hfill \\\xrightarrow{{BT:N}}{n_{{C_2}{H_3}ON}} = 2{n_{{N_2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => tìm a, b, c - Xét hỗn hợp X ta có: $\left\{ \begin{gathered}{n_A} + {n_B} = {n_{{H_2}O}} \hfill \\4{n_A} + 5{n_B} = 2{n_{{N_2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => tìm nA và nB Gọi peptit A và B lần lượt là (Gly)x(Ala)4-x và (Gly)y(Ala)5-y (với x < 4 và y < 5) +) Bảo toàn nguyên tố Gly => biện luận tìm A và B Lời giải chi tiết :
- Quy đổi hỗn hợp X thành phần C2H3ON (a mol), -CH2 (b mol) và H2O (c mol). - Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì được hỗn hợp quy đổi gồm C2H4ONNa (a mol) và CH2 (b mol). Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta có hệ sau: $\left\{ \begin{gathered}97{n_{N{H_2}C{H_2}COONa}} + 14{n_{C{H_2}}} - (57{n_{{C_2}{H_3}ON}} + 14{n_{C{H_2}}} + 18{n_{{H_2}O}}) = {\Delta _m} \hfill \\44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = m{{\mkern 1mu} _{binh{\kern 1pt} Z}} \hfill \\\xrightarrow{{BT:N}}{n_{{C_2}{H_3}ON}} = 2{n_{{N_2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}40a - 18c = 15,8 \hfill \\102a + 62b = 56,04 \hfill \\a = 0,44 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 0,44 \hfill \\b = 0,18 \hfill \\c = 0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ - Xét hỗn hợp X ta có: $\left\{ \begin{gathered}{n_A} + {n_B} = {n_{{H_2}O}} \hfill \\4{n_A} + 5{n_B} = 2{n_{{N_2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{n_A} + {n_B} = 0,14 \hfill \\{n_A} + 5{n_B} = 0,44 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}{n_A} = 0,06mol \hfill \\{n_B} = 0,04mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$ - Gọi peptit A và B lần lượt là (Gly)x(Ala)4-x và (Gly)y(Ala)5-y (với x<4 và y<5). $\xrightarrow{{BT:Gly}}{n_A}.x + {n_B}.y = {n_{Gly}} \to 0,06x + 0,04y = 0,26 \Rightarrow x = 3;{\mkern 1mu} y = 2$ (thỏa mãn) $ \Rightarrow \% {m_B} = \dfrac{{0,04.{M_{Gl{y_2}Al{a_3}}}}}{{{m_x}}} = \dfrac{{0,04.345}}{{57.0,44 + 14.0,18 + 18.0,1}}.100\% = 46,94\% $
Câu 11 :
Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X, pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và T (C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợ rắn Q gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của analin và valin lần lượt là 10:3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhât với giá trị nào sau đây?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Do sau phản ứng thu được CH3NH2 và C2H5OH và C2H5COOK nên suy ra: Z: C2H5COONH3CH3 T: C2H5COOH3N-CH(CH3)-COOC2H5 Do peptit được tạo bởi Gly, Ala, Val nên ta quy đổi hỗn hợp X, Y thành CONH, CH2 và H2O (nH2O = npeptit) Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải. Lời giải chi tiết :
Do sau phản ứng thu được CH3NH2 và C2H5OH và C2H5COOK nên suy ra: Z: C2H5COONH3CH3 T: C2H5COOH3N-CH(CH3)-COOC2H5 nZ = nCH3NH2 = 0,1 mol; nT = nC2H5OH = 0,15 mol => nC2H5COOK = nZ + nT = 0,25 mol nKOH = 2nK2CO3 = 2.0,385 = 0,77 mol Sơ đồ bài toán: \(67,74(g)M\left\{ \begin{gathered}X(3) \hfill \\ Y(5) \hfill \\Z:{C_2}{H_5}COON{H_3}C{H_3}(0,1\,mol) \hfill \\ T:{C_2}{H_5}COO{H_3}NCH(C{H_3})C{\text{OO}}{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{\text{(0,15}}\,{\text{mol)}} \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + KOH:0,77}}\left| \begin{gathered} {\text{dd}}\,E\left\{ \begin{gathered} Gly - K \hfill \\ Ala - K \hfill \\ Val - K \hfill \\ {C_2}{H_5}COOK:0,25 \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + O2;2,9}}\left\{ \begin{gathered}C{O_2} \hfill \\ {H_2}O \hfill \\{N_2} \hfill \\{K_2}C{O_3}:0,385 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \left\{ \begin{gathered} C{H_3}N{H_2}:0,1 \hfill \\ {C_2}{H_5}OH:0,15 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \right.\) * Xác định số mol O2 để đốt muối do X, Y tạo ra: nAla-K (do T) = nT = 0,15 mol nC2H5COOK = 0,25 mol C3H6O2NK + 3,75O2 → 0,5K2CO3 + 2,5CO2 + 3H2O + 0,5N2 0,15 → 0,5625 C3H5O2K + 3,5O2 → 0,5K2CO3 + 2,5CO2 + 2,5H2O + 0,5N2 0,25 → 0,875 nO2(muối do X, Y) = nO2 - nO2(đốt muối do T) - nO2(đốt C2H5COOK) = 2,9 - 0,5625 - 0,875 = 1,4625 mol *Do peptit được tạo bởi Gly, Ala, Val nên ta quy đổi hỗn hợp X, Y thành CONH, CH2 và H2O (nH2O = npeptit) mX,Y = 67,74 - 0,1.105 + 0,15.191 = 28,59 gam nKOH (pư X, Y) = 0,77 - nZ - 2nT = 0,77 - 0,1 - 0,15.2 = 0,37 mol Ta có sơ đồ sau: \(28,59(g)X,Y\left\{ \begin{gathered} CONH:0,37 \hfill \\ C{H_2}:x \hfill \\ {H_2}O \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + KOH:0,37}}Muoi\left\{ \begin{gathered} {\text{COO}}K:0,37 \hfill \\ N{H_2}:0,37 \hfill \\ C{H_2}:x \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + O2:1,4625}}\left\{ \begin{gathered} {K_2}C{O_3}:0,185 \hfill \\ C{O_2}:x + 0,185 \hfill \\ {H_2}O:x + 0,37 \hfill \\ \end{gathered} \right.\) BTNT "O": 2nCOOK + 2nO2 (đốt muối do X, Y) = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O => 0,37.2 + 2.1,4625 = 3.0,185 + 2(x + 0,185) + x + 0,37 => x = 0,79 mH2O(X, Y) = mX,Y - mCONH - mCH2 = 28,59 - 0,37.43 - 0,79.14 = 1,62 gam => nH2O = 0,09 mol *Đặt nX = a và nY = b (mol) nX,Y = a + b = 0,09 nKOH = 3nX + 5nY => 3a + 5b = 0,37 Giải hệ thu được a = 0,04 và b = 0,05 *Xét quá trình thủy phân M: nH2O = nX + nY + nZ + nT = 0,04 + 0,05 + 0,1 + 0,15 = 0,34 mol BTKL: mM + mKOH = m muối + mCH3NH2 + mC2H5OH + mH2O => 67,74 + 0,77.56 = m muối + 0,1.31 + 0,15.46 + 0,34.18 => m muối = 94,74 gam Đặt nGly-K = u; nAlaK = 10v và nVal-K = 3v (mol) BTNT "K": nKOH = u + 10v + 3v = 0,77 m muối = 113u + 127.10v + 155.3v + 0,25.112 = 94,74 Giải hệ thu được u = 0,13 và y = 0,03 => nGlyK = 0,13 mol; nAlaK(do X,Y) = 0,3 - 0,15 = 0,15 mol; nValK = 0,09 mol Giả sử X, Y có công thức: X: GlynAlamVal3-n-m (0,04 mol) Y: Glyn'Alam'Val5-n'-m' (0,05 mol) nGlyK = 0,04n + 0,05n' = 0,13 chỉ có nghiệm n = 2 và n' = 1 thỏa mãn nAlaK = 0,04m + 0,05m' = 0,15 chỉ có nghiệm m = m = 0 và m' = 3 thỏa mãn Vậy X là Gly2Val (0,04 mol) và GlyAla3Val (0,05 mol) => %mY = 0,05.(75 + 89.3 + 117 - 4.18)/67,74.100% = 28,565% gần nhất với 28,55%
Câu 12 :
Hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este 2 chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm 2 ancol đơn chức kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp 3 muối khan (đều cùng có số cacbon trong phân tử, trong đó có 2 muối cacboxylic). Giá trị của a là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Biện luận công thức của Y => công thức của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp => công thức cấu tạo của Y => thành phần của 3 muối trong a gam => a Lời giải chi tiết :
X, Y) + NaOH → Z(2 ancol đơn chức) + 3 muối khan (2 muối cacboxylic) => Este 2 chức Y phải là (COOCH3)2 => 2 ancol là CH3OH và C2H5OH => Y là CH3COONH3CH2COOC2H5 thỏa mãn 3 muối là: 0,2 mol (COONa)2 ; 0,15 mol CH3COONa và 0,15 mol NH2CH2COONa => a = 0,2.134 + 0,15.82 + 0,15.97 = 53,65g
Câu 13 :
Peptit E mạch hở bị thủy phân theo phương trình phản ứng: E + 5NaOH → X + 2Y + Z + 2H2O (trong đó X, Y, Z là các muối của các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 6,64 gam E thu được m gam X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,352 lít khí O2 (đktc), thu được 2,12 gam Na2CO3; 3,52 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi amino axit ứng với muối Y là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Bảo toàn nguyên tố. Biện luận dựa vào PTHH. Lời giải chi tiết :
nO2 = 0,105 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nCO2 = 0,08 mol; nH2O = 0,07 mol; nN2 = 0,01 mol *Xét phản ứng đốt X: mX = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = 2,12 + 3,52 + 1,26 + 0,01.28 - 0,105.32 = 3,82 gam 3,82 gam X chứa: nC = nCO2 + nNa2CO3 = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol nH = 2nH2O = 0,14 mol nNa = 2nNa2CO3 = 0,04 mol nN = 2nN2 = 0,02 mol => mO = mX - mC - mH - mNa - mN = 3,82 - 0,1.12 - 0,14 - 0,04.23 - 0,02.14 = 1,28 gam => nO = 0,08 mol => C : H : O : N : Na = 0,1 : 0,14 : 0,08 : 0,02 : 0,04 = 5 : 7 : 4 : 1 : 2 Mà X có CTPT trùng với CTĐGN nên X có CTPT là C5H7O4NNa2 => X là muối của axit glutamic nX = 3,82 : 191 = 0,02 mol E + 5NaOH → X + 2Y + Z + 2H2O 0,02 ← 0,02 Dựa vào phản ứng suy ra E là tetrapeptit được tạo bởi 1 mắt xích Glu + 2 mắt xích Y' + 1 mắt xích Z' (Y' là a.a của Y và Z' là a.a của Z, Y' và Z' có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) ME = 6,64 : 0,02 = 332 Ta thấy: ME = 147 + 2Y' + Z' - 3.18 = 332 => 2Y' + Z' = 239 có nghiệm duy nhất là Y' = 75 và Z' = 89 Vậy amino axit ứng với Y là Glyxin
|