Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nhiệt luyện - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,8 gam.                   

  • B

    8,3 gam.              

  • C

    2,0 gam.

  • D

    4,0 gam.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    0,896 lít.             

  • B

    1,120 lít.        

  • C

    0,224 lít.    

  • D

    0,448 lít.

Câu 3 :

Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là

  • A

    6,70.                            

  • B

    6,86.        

  • C

    6,78.                

  • D

    6,80.

Câu 4 :

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    15.

  • B

    10.

  • C

    20.

  • D

    25.

Câu 5 :

Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224 lít.            

  • B

    0,560 lít.        

  • C

    0,112 lít.          

  • D

    0,448 lít.

Câu 6 :

Khử hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 22,4 lít (đktc) hỗn hợp CO và H2. Khối lượng sắt sinh ra là

  • A

    34 gam                       

  • B

    42 gam   

  • C

    50 gam         

  • D

    26 gam

Câu 7 :

Hoà tan hoàn toàn 20 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,80 lít.      

  • B

    5,60 lít.    

  • C

    6,72 lít.       

  • D

    8,40 lít.

Câu 8 :

Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    124.                

  • B

    49,2. 

  • C

    55,6.    

  • D

    197,2.

Câu 9 :

Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là

  • A

    Fe3O4.                                

  • B

    Fe2O3.         

  • C

    FeO.     

  • D

    ZnO.

Câu 10 :

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

  • A

    Fe2O3; 65%.    

  • B

    Fe3O4; 75%.  

  • C

    FeO; 75%.  

  • D

    Fe2O3; 75%.

Câu 11 :

Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 3,025 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M và giá trị của V là

  • A

    Zn; 0,56.            

  • B

    Mg; 0,56.       

  • C

    Zn; 0,224.          

  • D

    Ca; 0,224.

Câu 12 :

Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:

  • A

    5,6 lít                      

  • B

    11,2 lít               

  • C

    6,72 lít         

  • D

    4,48 lít

Câu 13 :

Khử hoàn toàn 32,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    52,90.                  

  • B

    38,95.                

  • C

    42,42.      

  • D

    80,80.

Câu 14 :

Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa. Giá trị của x, y, z lần lượt là

  • A

    52,0 ; 130,1 ; 89,4.

  • B

    34,4 ; 147,7 ; 70,7.

  • C

    42,0 ; 112,5 ; 88,3.

  • D

    28,8 ; 208,2 ; 87,2.

Câu 15 :

Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là

  • A

    24.

  • B

    10,8.

  • C

    12

  • D

    16

Câu 16 :

Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO và CO2 (có tỉ khối so với H2 bằng 15,6) qua ống đựng hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Fe2Onung nóng, thu được hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 bằng 18). Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng đã giảm đi so với ban đầu là

  • A

    1,6 gam.         

  • B

    3,2 gam.            

  • C

    2,4 gam.     

  • D

    4,8 gam.

Câu 17 :

Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

  • A

    1,344 lít            

  • B

    1,68 lít        

  • C

    1,14 lít          

  • D

    1,568 lít

Câu 18 :

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

  • A

    80%

  • B

    45%

  • C

    50%

  • D

    75%

Câu 19 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.
Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 g chất rắn A và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là

  • A
    105,6.
  • B
    35,2.
  • C
    70,4.
  • D
    140,8.
Câu 21 :

Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 4,704 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là

 

  • A
    5,60   
  • B
    33,60     
  • C
    11,20 
  • D
    25,20
Câu 22 :

Cho H2 dư qua m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, CuO, Fe3O4 nung nóng, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X vào V(ml) dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thì thu được tối đa 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A
    480. 
  • B
    720.        
  • C
    600.      
  • D
    500

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,8 gam.                   

  • B

    8,3 gam.              

  • C

    2,0 gam.

  • D

    4,0 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Áp dụng tăng giảm khối lượng: mchất rắn giảm = mO (oxit bị khử) = 9,1 – 8,3 = 0,8 gam

+) nCuO = nO (oxit bị khử) = 0,8 / 16 = 0,05 mol

Lời giải chi tiết :

Khí CO chỉ khử được CuO

Áp dụng tăng giảm khối lượng: mchất rắn giảm = mO (oxit bị khử) = 9,1 – 8,3 = 0,8 gam

=> nCuO = nO (oxit bị khử) = 0,8 / 16 = 0,05 mol

=> mCuO = 4 gam

Câu 2 :

Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    0,896 lít.             

  • B

    1,120 lít.        

  • C

    0,224 lít.    

  • D

    0,448 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nCO2  = nCaCO3 = 0,04 mol

+) Bảo toàn nguyên tử C: nCO  = nCO2

Lời giải chi tiết :

nCO2  = nCaCO3 = 0,04 mol

Bảo toàn nguyên tử C: nCO  = nCO2 = 0,04 mol

=> VCO = 0,04.22,4 = 0,896 lít

Câu 3 :

Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là

  • A

    6,70.                            

  • B

    6,86.        

  • C

    6,78.                

  • D

    6,80.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tố O : nO (trong oxit) = nH2O = nH2

+) moxit = mkim loại + mO  

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố O : nO (trong oxit) = nH2O = nH2 = 0,08 mol

moxit = mkim loại + mO  => mkim loại = 8,14 – 0,08.16 = 6,86 gam

Câu 4 :

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    15.

  • B

    10.

  • C

    20.

  • D

    25.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nCO = x mol => nCO2 = x mol

+) Bảo toàn khối lượng: mCO + mhỗn hợp oxit = mCO2 + mrắn C

Lời giải chi tiết :

Gọi nCO = x mol => nCO2 = x mol

Bảo toàn khối lượng: mCO + mhỗn hợp oxit = mCO2 + mrắn C

=> 28x + 15,2 = 44x + 13,6  => x = 0,1 mol

=> nCaCO3 = nCO2 = 0,1  => m = 10 gam

Câu 5 :

Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224 lít.            

  • B

    0,560 lít.        

  • C

    0,112 lít.          

  • D

    0,448 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng tăng giảm khối lượng: mchất rắn giảm = mO (oxit bị khử)

+) nO (trong oxit) = nCO + nH2 phản ứng

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tăng giảm khối lượng: mchất rắn giảm = mO (oxit bị khử) = 0,32 gam

=> nO (trong oxit) = nCO + nH2 phản ứng = 0,02 mol

=> V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 6 :

Khử hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 22,4 lít (đktc) hỗn hợp CO và H2. Khối lượng sắt sinh ra là

  • A

    34 gam                       

  • B

    42 gam   

  • C

    50 gam         

  • D

    26 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn O: nO (trong oxit) = nCO + H2

+) Bảo toàn khối lượng: moxit = mFe + mO

Lời giải chi tiết :

nCO + H2 = 1 mol

Bảo toàn O: nO (trong oxit) = nCO + H2 = 1 mol

Bảo toàn khối lượng: moxit = mFe + mO => mFe = 58 – 16 = 42 gam

 

Câu 7 :

Hoà tan hoàn toàn 20 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,80 lít.      

  • B

    5,60 lít.    

  • C

    6,72 lít.       

  • D

    8,40 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 mol O (trong oxit) đổi lấy 1 mol gốc SO4 khối lượng tăng : 96 – 16 = 80 gam

x mol O    --------------------   x mol gốc SO4 ------------------ : 50 – 20 = 30 gam

=> x = 30 / 80

+) Bảo toàn oxi: nCO  = nO (trong oxit)  

Lời giải chi tiết :

1 mol O (trong oxit) đổi lấy 1 mol gốc SO4 khối lượng tăng : 96 – 16 = 80 gam

x mol O    --------------------   x mol gốc SO4 ------------------ : 50 – 20 = 30 gam

=> x = 30 / 80 = 0,375 mol

Bảo toàn oxi: nCO  = nO (trong oxit)  = 0,375 mol

=> VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lít

Câu 8 :

Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    124.                

  • B

    49,2. 

  • C

    55,6.    

  • D

    197,2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) mO (trong oxit) + mkim loại = moxit 

1 mol O (trong oxit) đổi lấy 1 mol gốc SO4

0,4 mol O    ----------------- 0,4 mol gốc SO4

+) mmuối = mkim loại + mgốc SO4

Lời giải chi tiết :

mO (trong oxit) + mkim loại = moxit  => mO (trong oxit) = 47,2 / 2 – 17,2 = 6,4 gam

=> nO (trong oxit) = 0,4 mol

1 mol O (trong oxit) đổi lấy 1 mol gốc SO4

0,4 mol O    ----------------- 0,4 mol gốc SO4

=> mmuối = mkim loại + mgốc SO4 = 17,2 + 0,4.96 = 55,6 gam

Câu 9 :

Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là

  • A

    Fe3O4.                                

  • B

    Fe2O3.         

  • C

    FeO.     

  • D

    ZnO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong oxit)  = nH2

+) moxit = mO (trong oxit) + mkim loại M

+) Cho M tác dụng với HCl sinh ra 0,045 mol H2. Gọi M có hóa trị là n

Bảo toàn e: n.nM = 0,045.2 => $n.\frac{2,52}{M}=0,09\,\,=>\,\,M=28n$ => M là Fe

+) nFe : nO = 0,045 : 0,06 = 3 : 4 => công thức oxit sắt là Fe3O4

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,06 mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong oxit)  = nH2 = 0,06 mol

=> moxit = mO (trong oxit) + mkim loại M  => mkim loại M = 3,48 – 0,06.16 = 2,52 gam

+) Cho M tác dụng với HCl sinh ra 0,045 mol H2. Gọi M có hóa trị là n

Bảo toàn e: n.nM = 0,045.2 => $n.\frac{2,52}{M}=0,09\,\,=>\,\,M=28n$ => M là Fe

=> nFe = 0,045 mol

=> nFe : nO = 0,045 : 0,06 = 3 : 4 => công thức oxit sắt là Fe3O4

Câu 10 :

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

  • A

    Fe2O3; 65%.    

  • B

    Fe3O4; 75%.  

  • C

    FeO; 75%.  

  • D

    Fe2O3; 75%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn C: nCO ban đầu = nCO2 + nCO dư 

${{\bar{M}}_{hh}}=\frac{44x+28y}{x+y}=40$ 

+) Bảo toàn O: nO (trong oxit) = nCO pứ = nCO2

+) moxit = mO + mFe

+) nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Lời giải chi tiết :

nCO = 0,2 mol

=> hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (x mol) và CO dư (y mol)

Bảo toàn C: nCO ban đầu = nCO2 + nCO dư  => x + y = 0,2   (1)

${{\bar{M}}_{hh}}=\frac{44x+28y}{x+y}=40$   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,15;  y = 0,05

Bảo toàn O: nO (trong oxit) = nCO pứ = nCO2 = 0,15 mol

moxit = mO + mFe => mFe = 8 – 0,15.16 = 5,6 gam  => nFe = 0,1 mol

=> nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

=> công thức của oxit sắt là Fe2O3

%VCO2 = 0,15 / 0,2 . 100% = 75%

Câu 11 :

Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 3,025 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M và giá trị của V là

  • A

    Zn; 0,56.            

  • B

    Mg; 0,56.       

  • C

    Zn; 0,224.          

  • D

    Ca; 0,224.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi nCuO = x mol => nMO = 2x mol => mA = 80x + 2x.(M + 16) = 3,025  (1)

+) Bảo toàn e: 3nNO = 2nCu + 2nM

+) nHNO3 = 4nNO   =>  0,1 = 4.2x => x = 0,0125 mol

Thay vào (1) ta có: 80.0,0125 + 2.0,0125.(M + 16) = 3,025 => M 

Lời giải chi tiết :

Gọi nCuO = x mol => nMO = 2x mol => mA = 80x + 2x.(M + 16) = 3,025  (1)

nHNO3 = 0,1 mol

Bảo toàn e: 3nNO = 2nCu + 2nM => ${{n}_{NO}}=\frac{2x+2.2x}{3}=2x\,\,mol$

Ta có: nHNO3 = 4nNO   =>  0,1 = 4.2x => x = 0,0125 mol

Thay vào (1) ta có: 80.0,0125 + 2.0,0125.(M + 16) = 3,025  => M = 65 (Zn)

VNO = 2.0,0125.22,4 = 0,56 lít

Câu 12 :

Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:

  • A

    5,6 lít                      

  • B

    11,2 lít               

  • C

    6,72 lít         

  • D

    4,48 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng : mhh ban dầu = mhhX + mO mất đi

=> nO mất đi = nCO phản ứng  

+) Xét toàn bộ quá trình có CO cho e và HCl nhận e

+) Bảo toàn e: 2nCO = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng : mhh ban dầu = mhhX + mO mất đi  => mO mất đi = 31,9 – 28,7 = 3,2 gam

=> nO mất đi = nCO phản ứng  = 0,2 mol

Xét toàn bộ quá trình có CO cho e và HCl nhận e

Bảo toàn e: 2nCO = 2nH2 => nH2 = nCO = 0,2 mol

=> V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Câu 13 :

Khử hoàn toàn 32,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    52,90.                  

  • B

    38,95.                

  • C

    42,42.      

  • D

    80,80.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) mO (trong oxit) = moxit – mkim loại  => nCO = nO

Xét cả quá trình chỉ có CO cho e (tạo CO2) và HNO3 nhận e (tạo NO)

+) nNO3-  = ne cho = 2.nCO

+) mmuối = mkim loại + mNO3

Lời giải chi tiết :

Ta có: mO (trong oxit) = moxit – mkim loại = 32,2 – 25 = 7,2 gam

=> nO = 0,45 mol => nCO = nO = 0,45 mol

Xét cả quá trình chỉ có CO cho e (tạo CO2) và HNO3 nhận e (tạo NO)

nNO3-  = ne cho = 2.nCO = 2.0,45 = 0,9 mol

=> mmuối = mkim loại + mNO3 = 25 + 0,9.62 = 80,8 gam

Câu 14 :

Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa. Giá trị của x, y, z lần lượt là

  • A

    52,0 ; 130,1 ; 89,4.

  • B

    34,4 ; 147,7 ; 70,7.

  • C

    42,0 ; 112,5 ; 88,3.

  • D

    28,8 ; 208,2 ; 87,2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

a) nO (trong oxit) = nCO

Bảo toàn khối lượng: mKL = mhhA – mO

b) Bảo toàn nguyên tố O : nH2O = nO (trong oxit)

+) nCl = nHCl = 2nH2O

+) mmuối = mKL + mCl

c) Đổi 1 mol Cl lấy 1 mol OH khối lượng giảm : 35,5 – 17 = 18,5 gam

=> 2,2 mol Cl ----- 2,2 mol OH khối lượng giảm : 2,2.18,5 = 40,7 gam

+) mkết tủa = mmuối - mgiảm

Lời giải chi tiết :

a) nCO = 1,1 mol

Ta có: nO (trong oxit)  = nCO = 1,1 mol

Bảo toàn khối lượng: mKL = mhhA – mO = 69,6 - 1,1.16 = 52 gam

b) Bảo toàn nguyên tố O : nH2O = nO (trong oxit) = 1,1 mol

=> nCl = nHCl = 2nH2O = 2,2 mol

=> mmuối = y = mKL + mCl = 52 + 35,5.2,2 = 130,1 gam

c) Đổi 1 mol Cl lấy 1 mol OH khối lượng giảm : 35,5 – 17 = 18,5 gam

=> 2,2 mol Cl ----- 2,2 mol OH khối lượng giảm : 2,2.18,5 = 40,7 gam

=> mkết tủa = mmuối - mgiảm = 130,1 – 40,7 = 89,4 gam

Câu 15 :

Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là

  • A

    24.

  • B

    10,8.

  • C

    12

  • D

    16

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

nNO2 = 0,195 mol

Xét toàn bộ quá trình chỉ có CO cho e (tạo CO2) và HNO3 nhận e (tạo NO2)

Bảo toàn e: 2.nCO = nNO2  => nCO = 0,0975 mol

=> nCO2= nCO = 0,0975 mol

Bảo toàn khối lượng: mCO + mFe2O3 = mCO2 + mhh oxit

=> mFe2O3 = 0,0975.44 + 10,44 – 0,0975.28 = 12 gam

Câu 16 :

Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO và CO2 (có tỉ khối so với H2 bằng 15,6) qua ống đựng hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Fe2Onung nóng, thu được hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 bằng 18). Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng đã giảm đi so với ban đầu là

  • A

    1,6 gam.         

  • B

    3,2 gam.            

  • C

    2,4 gam.     

  • D

    4,8 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C: nC( trong X) = nC (trong Y) => nX = nY = 0,5 mol

+) khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí tăng

Lời giải chi tiết :

$\begin{gathered}  {{\bar M}_{hh{\text{X}}}} = 15,6.2 = 31,2\,\, =  > \,\,{m_{hh{\text{X}}}} = \,\,31,2.0,5 = 15,6\,\,gam \hfill \\  {{\bar M}_{hhY}} = 18.2 = 36\, \hfill \\ \end{gathered} $

Bảo toàn nguyên tố C: nC( trong X) = nC (trong Y) => nX = nY = 0,5 mol

=> mY = 36.0,5 = 18 gam

=> khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí tăng = 18 – 15,6 = 2,4 gam

Câu 17 :

Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

  • A

    1,344 lít            

  • B

    1,68 lít        

  • C

    1,14 lít          

  • D

    1,568 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nBaCO3 = nCO2 = nCO phản ứng = nO mất đi

+) Gọi số mol Fe2O3 và FeO lần lượt là x và y mol => x + y = 0,09   (1)

Bảo toàn khối lượng: mFe2O3 + mFeO = mhh rắn B + mO mất đi

=> 160x + 72y = 10,32 + 0,09.16   (2)

+) Xét toàn bộ quá trình có FeO và CO cho e;  HNO3 nhận e

+) Bảo toàn e: nFeO + 2nCO = 3nNO

Lời giải chi tiết :

nBaCO3 = 0,09 mol => nCO2 = nCO phản ứng = nO mất đi = 0,09 mol

Gọi số mol Fe2O3 và FeO lần lượt là x và y mol

=> nhhA = x + y = 0,09   (1)

Bảo toàn khối lượng: mFe2O3 + mFeO = mhh rắn B + mO mất đi

=> 160x + 72y = 10,32 + 0,09.16   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,06;  y = 0,03

Xét toàn bộ quá trình có FeO và CO cho e;  HNO3 nhận e

Bảo toàn e: nFeO + 2nCO = 3nNO $=>\,\,{{n}_{NO}}=\frac{{{n}_{FeO}}+2{{n}_{CO}}}{3}=\frac{0,03+2.0,09}{3}=0,07\,\,mol$

=> V = 0,07.22,4 = 1,568 lít

Câu 18 :

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

  • A

    80%

  • B

    45%

  • C

    50%

  • D

    75%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nCaCO3 = nCO phản ứng = nCO2

Gọi nFe = x mol;  nFe2O3 = y mol

+) Xét toàn bộ quá trình có Fe và CO cho e;  H2SO­4 nhận e

+)Bảo toàn e: 3nFe + 2nCO = 2nSO2

nFe2(SO4)3 = 0,06 mol

+) Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,06.2

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = 0,06 mol  => nCO phản ứng = nCO2 = 0,06 mol

Gọi nFe = x mol;  nFe2O3 = y mol

Xét toàn bộ quá trình có Fe và CO cho e;  H2SO­4 nhận e

Bảo toàn e: 3nFe + 2nCO = 2nSO2 => 3x + 2.0,06 = 2.0,18  => x = 0,08 mol

nFe2(SO4)3 = 0,06 mol

Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,06.2 => y = 0,02 mol

$ =  > \,\,\% {m_{Fe}} = \dfrac{{0,08}}{{0,08 + 0,02}}.100\%  = 80\% $

Câu 19 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài toán

Lời giải chi tiết :

\(0,04\left( {mol} \right)X\left\{ \begin{array}{l}{H_2}O\\C{O_2}\end{array} \right. + C \to 0,07\left( {mol} \right)\left\{ \begin{array}{l}CO\\{H_2}\\C{O_2}\end{array} \right. + 30\left( g \right)\left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}_2}{O_3}\\CuO\end{array} \right. \to {m_{chat\,ran}} = ?\)

Nhận thấy, C là nguyên nhân làm cho số mol hỗn hợp khí tăng lên => nC = 0,07 - 0,04 = 0,03 mol

Sau khi cho Y tác dụng với Fe2O3, CuO dư tạo thành H2O, CO2 nên ta có thể coi hỗn hợp Y gồm {H2O, CO2, C} như vậy ta thấy chỉ có C có phản ứng: C + 2O → CO2

=> nO(pư) = 2nC = 0,06 mol

=> m chất rắn = mFe2O3, CuO - mO(pư) = 20 - 0,06.16 = 19,04 gam

Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 g chất rắn A và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là

  • A
    105,6.
  • B
    35,2.
  • C
    70,4.
  • D
    140,8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính số mol CO, CO2

- BTKL tìm khối lượng X

Lời giải chi tiết :

Giả sử: \({n_{CO}} = x(mol);{n_{C{O_2}}} = y(mol)\)

Ta có hệ phương trình: 

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{hh}} = x + y = 0,5\\{m_{hh}} = 28{\rm{x}} + 44y = 0,5.(20,4.2)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,1\\y = 0,4\end{array} \right.\)

\(n_{CO \; pư}=n_{CO_2}=0,4 mol\)

BTKL: \(m_{CO\; pu}+ m_X= m_A +m_{CO_2}\)

→ \(m_X= 64-0.4(44-28)= 70,4g\)

Câu 21 :

Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 4,704 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là

 

  • A
    5,60   
  • B
    33,60     
  • C
    11,20 
  • D
    25,20

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bài toán khử oxit KL bằng CO: nCO = nO(oxit)

Lời giải chi tiết :

Khi oxit bị khử bởi CO: nO(oxit) = nCO = 4,704/22,4 = 0,21 mol

BTNT "O": 3nFe2O3 = nO(oxit) = 0,21 => nFe2O3 = 0,07 mol

=> m = 160.0,07 = 11,2 gam

Câu 22 :

Cho H2 dư qua m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, CuO, Fe3O4 nung nóng, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X vào V(ml) dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thì thu được tối đa 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A
    480. 
  • B
    720.        
  • C
    600.      
  • D
    500

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Qui hỗn hợp về dạng: KL, O

=> Công thức giải nhanh:

                                               ne = ne KL = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 + 2nO

                                               nHNO3 = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 + 2nO

Lời giải chi tiết :

- Quy hỗn hợp X về: Fe, Cu, O

- Khi X + H2 nghĩa là: [O] + H2 → H2O

=> mrắn giảm = mO pứ = 0,48g => nO(X) = 0,48 : 16 = 0,03 mol

- Khi X + HNO3: nNO = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol

=> Ta có: nHNO3 = 4nNO + 2nO = 4.0,06 + 2.0,03 = 0,3 mol

=> VHNO3 = 0,3 : 0,5 = 0,6 lít = 600 ml

close