Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là

  • A

    10,70%           

  • B

    13,04%            

  • C

    16,05%

  • D

    14,03%

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là

  • A

    0,08     

  • B

    0,07    

  • C

    0,06

  • D

    0,09

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    70

  • B

    60

  • C

    40

  • D

    50

Câu 4 :

X, Y lần lượt là hai α – amino axit no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2) hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp Z gồm X, Y và axit glutamic cần vừa đủ 1,95 mol O2 thu được H2O; hỗn hợp khí T gồm CO2 và N2 có tỉ khối so với H2 bằng 20,8. Phần trăm khối lượng của amino axit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là

  • A

    41%. 

  • B

    27%. 

  • C

    32%. 

  • D

    49%. 

Câu 5 :

X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH. Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc) thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2OKhối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là

  • A

    29,10 gam

  • B

    14,55 gam

  • C

    26,10 gam

  • D

    12,30 gam

Câu 6 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m + 1) gam muối Y của amino axit và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Giá trị của m là

  • A

    15,75. 

  • B

    7,27. 

  • C

    94,5. 

  • D

    47,25.

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76g. Nếu cho 29,47g X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là :

  • A

    46

  • B

    48

  • C

    42

  • D

    40

Câu 8 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    34,4.          

  • B

    50,8. 

  • C

    42,8.     

  • D

    38,8.

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là

  • A

    6,4.      

  • B

    5,6.      

  • C

    7,2.      

  • D

    4,8.

Câu 10 :

Hỗn hợp E gồm amin no, đơn chức, mạch hở X và amino axit no, mạch hở Y (chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 3,15 gam H2O và 0,145 mol hỗn hợp hai khí CO2 và N2. Nếu lấy m gam E ở trên tác dụng vừa đủ 0,05 mol HCl. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Giá trị m là 3,13.         

  • B

    Phân tử khối của Y là 75.

  • C

    Phần trăm khối lượng Y trong E là 56,87%. 

  • D

    Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 31,11%.

Câu 11 :

Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức. mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp với MX < MY. Đốt cháy hoàn toàn một lượn M thu được N2, 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 đktc. Khối lượng phân tử của X là

  • A
    31                                 
  • B
    73                                         
  • C
    45                                       
  • D
    59
Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    11,2.

  • B

    16,8.

  • C

    10,0.

  • D

    14,0.

Câu 13 :

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A
    24,57% 
  • B
    54,13%            
  • C
    52,89% 
  • D
    25,53% 

 

CHẤT TẠO NẠC - SALBUTAMOL

Salbutamol là chất cực kì nguy hiểm cho sức khỏe. Nó vốn là loại thuốc dùng cắt cơn hen xuyễn, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Nếu sử dụng salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy mạch và thậm chí tử vong. Nếu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú mà dùng salbutamol có thể gây độc cho trẻ nhỏ, gây bệnh tim mạch cho trẻ từ trong bào thai. Gần đây, báo chí phát hiện nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cố tình trộn các chất tăng trọng có chứa salbutamol vào thức ăn cho lợn trước thời kì bán thúc. Lợn ăn thức ăn này thịt đỏ tươi hơn, nạc nhiều, tăng trọng nhanh. Tồn dư salbutamol trong thịt gây độc hại cho người sử dụng.

Salbutamol có công thức cấu tạo như sau:

Câu 14

Công thức phân tử của salbutamol là

  • A.
    C12H19NO3.
  • B.
    C13H21NO3.
  • C.
    C12H21NO3.
  • D.
    C13H19NO3.
Câu 15

Cho các phát biểu sau về salbutamol:

(1) Salbutamol là hợp chất hữu cơ đa chức vì có chứa nhiều nhóm chức.

(2) Phân tử salbutamol có 2 nhóm chức phenol.

(3) Nhóm amin trong phân tử salbutamol có bậc là 1.

(4) Salbutamol có khả năng phản ứng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường.

Số phát biểu không đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.
Câu 16

Cho 0,1 mol salbutamol phản ứng với 0,2 mol HCl thu dược dung dịch X. Dung dịch X sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được trong dung dịch Y là

  • A.
    37,8 gam.
  • B.
    36,4 gam.
  • C.
    26,1 gam.
  • D.
    24,7 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là

  • A

    10,70%           

  • B

    13,04%            

  • C

    16,05%

  • D

    14,03%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi 2 amin trong X có CTPT trung bình là CnH2n+3N

+) Gọi số mol các chất lần lượt là x, y, z => PT số mol (1)

+) BTNT O => PT (2)

+) nCO2 + nN2 => PT (3)

+) BTNT H => PT (4)

Lời giải chi tiết :

$0,2\,mol\left\{ \begin{gathered}{C_n}{H_{2n + 3}}N:x \hfill \\{C_2}{H_5}{O_2}N:y \hfill \\{C_6}{H_{14}}{O_2}{N_2}:z \hfill \\ \end{gathered}  \right. + 1,035\,mol\,{O_2} \to 0,91\,mol\,{H_2}O + 0,81\,mol\,\left\{ \begin{gathered}C{O_2}:nx + 2y + 6z(BTNT:C) \hfill \\{N_2}:0,5x + 0,5y + z(BTNT:N) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$\left\{ \begin{gathered}x + y + z = 0,2 \hfill \\\xrightarrow{{{n_{C{O_2}}} + {n_{{N_2}}}}}nx + 2y + 6z + 0,5x + 0,5y + z = 0,81 \hfill \\\xrightarrow{{BTNT:O}}2y + 2z + 1,035.2 = 2nx + 4y + 12z + 0,91 \hfill \\\xrightarrow{{BTNT:H}}2nx + 3x + 5y + 14z = 0,91.2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}x + y + z = 0,2 \hfill \\0,5x + 2,5y + 7z + nx = 0,81 \hfill \\2y + 10z + 2nx = 1,16 \hfill \\3x + 5y + 14z + 2nx = 1,82 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,1 \hfill \\y = 0,04 \hfill \\z = 0,06 \hfill \\n = 2,4 \to {C_2}{H_7}N(a\,mol);{C_3}{H_9}N(b\,mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$\to \left\{ \begin{gathered}a + b = 0,1 \hfill \\3,5a + 4,5b + 0,04.2,5 + 0,06.7 = nH2O = 0,91 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,06 \hfill \\b = 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to \% {m_{{C_3}{H_9}N}} = \dfrac{{0,04.59}}{{0,06.45 + 0,04.75 + 0,06.146}} = 14,03\% $

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là

  • A

    0,08     

  • B

    0,07    

  • C

    0,06

  • D

    0,09

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giả sử X gồm: CnH2n+1O2N (amino axit): x mol và CmH2m+3N (amin): y mol

+ Viết PTHH đốt cháy

+ Lập 3 phương trình 4 ẩn x, y, n, m dựa vào số mol hỗn hợp, số mol O2 và số mol CO2 giải được x, y

+ nKOH = x

Lời giải chi tiết :

Giả sử X gồm:

CnH2n+1O2N (amino axit): x mol

CmH2m+3N (amin): y mol

Đốt cháy:

CnH2n+1O2N + (1,5n-0,75)O2 → nCO+ (n+0,5)H2O + 0,5N2

x                         1,5nx-0,75x            nx

CmH2m+3N + (1,5m+0,75)O2 → mCO2 + (m+1,5) H2O + 0,5N2

y                      1,5my+0,75m          my

+) nO= 1,5nx – 0,75x + 1,5my + 0,75y = 0,57 (1)

+) nX = x + y = 0,16 (2)

+) nCO2 = nx + my = 0,37 (3)

Giải (1)(2)(3) => x = 0,07; y = 0,09

nKOH = namino axit = 0,07 mol

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    70

  • B

    60

  • C

    40

  • D

    50

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Biện luận: 1 mol amin no, 2 mol amino axit no tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH nên amin có 2 –NH2; amino axit có 2 –COOH và 1 –NH2

- Giả sử trong a gam hỗn hợp X:

A: CnH2n+4N2 (a mol)

B: CmH2m-1O4N (b mol)

Dựa vào định luật BTNT N và tỉ lệ mol => số mol từng chất

- Viết phương trình đốt cháy tìm được mối liên hệ giữa n và m: n+2m=12

- Ta có: a = 1,68.(n + 2m) + 22,32. BTKL: m muối = a + mHCl

Lời giải chi tiết :

1 mol amin no, 2 mol amino axit no tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH nên amin có 2 –NH2; amino axit có 2 –COOH và 1 –NH2

Giả sử trong a gam hỗn hợp X:

A: CnH2n+4N2 (a mol)

B: CmH2m-1O4N (b mol)

$\left\{ \begin{gathered}BTNT{\text{ }}N:{\text{ }}2a + b = 2n{N_2} = 0,48{\text{ }}mol \hfill \\\dfrac{a}{b} = \dfrac{1}{2} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,12 \hfill \\b = 0,24 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

${C_n}{H_{2n + 4}}{N_2} + \dfrac{{3n + 2}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}nC{O_2} + (n + 2){H_2}O + {N_2}$

$0,12\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,12.\dfrac{{3n + 2}}{2}$

${C_m}{H_{2m - 1}}{O_4}N + \dfrac{{3m - 4,5}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}mC{O_2} + (m - 0,5){H_2}O + 0,5{N_2}$

$0,24\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,24.\dfrac{{3m - 4,5}}{2}$

$=  > 0,12.\dfrac{{3n + 2}}{2} + 0,24.\dfrac{{3m - 4,5}}{2} = 1,74$

$=  > n + 2m = 12$

$Ta\,có\,a = 0,12(14n + 32) + 0,24(14m + 77)$

$ = 1,68(n + 2m) + 22,32 = 1,68.12 + 22,32 = 42,48 g$

${n_{HCl}} = 2{n_A} + {n_B} = 0,12.2 + 0,24 = 0,48\,mol$

${m_{muối}} = a + {m_{HCl}} = 42,48 + 0,48.36,5 = 60 g$

Câu 4 :

X, Y lần lượt là hai α – amino axit no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2) hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp Z gồm X, Y và axit glutamic cần vừa đủ 1,95 mol O2 thu được H2O; hỗn hợp khí T gồm CO2 và N2 có tỉ khối so với H2 bằng 20,8. Phần trăm khối lượng của amino axit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là

  • A

    41%. 

  • B

    27%. 

  • C

    32%. 

  • D

    49%. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính được: nN2 = 0,5.nZ

Phương pháp đường chéo => $\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{N_2}}}}} =  > {n_{C{O_2}}}$

Số C trung bình => 2 amino axit còn lại là Gly và Ala

Giả sử trong Z có: a mol Gly, b mol Ala, c mol Glu

a + b + c = nhỗn hợp

2a + 3b + 5c = nCO2

2,25a + 3,75b + 5,25c = nO2

Giải hệ thu được a; b; c

=>%mGly

Lời giải chi tiết :

nN2 = 0,5nZ = 0,3 mol

Phương pháp đường chéo $ \Rightarrow \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{N_2}}}}} = \dfrac{{17}}{3} \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 1,7{\text{ }}mol$

Số C trung bình $ = \dfrac{{1,7}}{{0,6}} = 2,83$ => 2 amino axit còn lại là Gly và Ala

Giả sử trong Z có: a mol Gly, b mol Ala, c mol Glu

a + b + c = 0,6

2a + 3b + 5c = nCO2 = 1,7

2,25a + 3,75b + 5,25c = 1,95 (= nO2)

Giải hệ thu được a = 0,3; b = 0,2; c = 0,1

$ \Rightarrow \% {m_{Gly}} = \dfrac{{0,3.75}}{{0,3.75 + 0,2.89 + 0,1.147}}.100\%  = 40,91\% $

Câu 5 :

X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH. Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc) thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2OKhối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là

  • A

    29,10 gam

  • B

    14,55 gam

  • C

    26,10 gam

  • D

    12,30 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Xác định thành phần của muối Z => gọi số mol theo a và b

+) BTNT Na => PT (1) ẩn a, b

+) BTNT Na: nNa2CO3 = nNaOH / 2 và nO(Z) = 2.nNaOH

Đặt x, y là số mol CO2, H2O thu được khi đốt Z

+) mCO2 + mH2O = PT ẩn x, y

+) BTNT O → PT ẩn x, y

=> x; y

+) từ nCO2 và nH2O => 2 PT ẩn a, b, n, m

+) Biện luận tìm n, m

Lời giải chi tiết :

Muối Z gồm:

C3H6NO2Na: a mol

CnH2nNO2Na: 2a mol

CmH2m-1O2Na: b mol

nNaOH = 3a + b = 0,45 (1)

→ nNa2CO3 = 0,225 mol và nO(Z) = 0,9 mol

Đặt x, y là số mol CO2, H2O thu được khi đốt Z.

44x + 18y = 50,75

BTNT O → 2x + y + 0,225.3 = 0,9 + 1,125.2

=> x = 0,775; y = 0,925

nCO2 = 3a + 2na + mb - 0,225 = 0,775 (2)

nH2O = 3a + 2na + mb - b/2 = 0,925 (3)

(2)-(3) → b = 0,15

(1) → a = 0,1

Thế a, b vào (2) → 4n + 3m = 14

Do n ≥ 2; m ≥ 1 nên n = m = 2 là nghiệm

Vậy X là Gly và Y là CH3COOH

Muối nhỏ nhất là CH3COONa

mCH3COONa = 0,15.82 = 12,3

Câu 6 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m + 1) gam muối Y của amino axit và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Giá trị của m là

  • A

    15,75. 

  • B

    7,27. 

  • C

    94,5. 

  • D

    47,25.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tăng giảm khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Gọi CT chung của X là H2NR(COOR2)(COOR1)

H2NR(COOR2)(COOR1) → H2NR(COONa)2 

=> Khối lượng tăng: 23.2 - R1 - R2 > 0 => R1 + R2 < 46

=> R1 = 15 (-CH3); R2 = 29 (-C2H5)

1 mol H2NC3H5(COOCH3)(COOC2H5) → 1 mol H2NC3H5(COONa)2 thì khối lượng tăng 2 gam

Thực tế khối lượng tăng 1 gam => ${n_{{H_2}N{C_3}{H_5}\left( {COOC{H_3}} \right)\left( {COO{C_2}{H_5}} \right)}} = 0,5\,mol$

M = 0,5.189 = 94,5 gam

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76g. Nếu cho 29,47g X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là :

  • A

    46

  • B

    48

  • C

    42

  • D

    40

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bài tập đốt cháy amino axit

CTTQ : + Amino axit no, có 1 nhóm amino NH2, 1 nhóm cacboxyl COOH

NH2- CmH2m – COOH hoặc CnH2n+1O2N

+ Amino axit: CxHyOzNt

 CxHyOzNt  + O2  → CO2 + H2O + N2

maa = mC + mH + mO/aa + mN

BTNT oxi:  ${n_{O/aa}} + 2.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}$

Lời giải chi tiết :

H2SO4 hấp thụ H2O => ${n_{{H_2}O}} = 0,82{\text{ }}mol$

Các chất trong X đều có 1N => ${n_{{N_2}}} = 0,5{n_X} = 0,1{\text{ }}mol$

=> ${n_{C{O_2}}} = {n_Y}-{n_{{H_2}O}}-{n_{{N_2}}} = 0,66{\text{ }}mol$

Số C = ${n_{C{O_2}}}:{n_X} = 3,3$

Số H $ = \dfrac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} = 8,2$

Số O = x => số liên kết pi = k = 0,5x

=> Số H = 2C + 2 + N – 2O/2 = 3,3.2 + 2 + 1 – 2x/2 = 8,2

=> x = 1,4

Vậy X là C3,3H8,2O1,4N

=> 0,2 mol X có mX = 16,84 gam

Xét 29,47 gam X (nX = 1,75.0,2 = 0,35 mol)

 Với nHCl = nX = 0,35 mol

=> mmuối = 42,245 gam

Câu 8 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    34,4.          

  • B

    50,8. 

  • C

    42,8.     

  • D

    38,8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dạng 1 : Muối nitrat của amin

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4 O3N2 (n ≥ 1) . Là muối của bazơ yếu (CnH2n+3N) và axit mạnh (HNO3) nên muối có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước

     CnH2n+3NH+NO3- + NaOH → CnH2n+3N + H2O + NaNO3

Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quỳ tím ẩm

Dạng 2: Muối cacbonat của amin :

a- Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là:  Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước.

Cũng cần lưu ý: Công thức phân tử chung của muối có dạng : CnH2n+6O3N2 (n≥2)  rất dễ nhầm lẫn với muối nitrat của amin có dạng CnH2n+4 O3N.

b- Công thức phân tử chung của muỗi có dạng CnH2n+3 O3N (n≥2). Là  muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối hiđrocacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là: Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước

Lời giải chi tiết :

E + NaOH → 2 khí có cùng số mol

=> E gồm :

X : NH4OOC–C3H6–COONH4

Y : CH3NH3–HCO3

Do 2 khí có cùng số mol nên đặt nX = a => nY = 2a

=> nkhí = 2.a + 2a = 4a mol = 0,4 => a = 0,1 mol

=> Z chứa 0,1 mol C3H6(COONa)2; 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH dư

=> m = 42,8 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là

  • A

    6,4.      

  • B

    5,6.      

  • C

    7,2.      

  • D

    4,8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

mO = 0,4m => nO = ? (theo ẩn m)

=> nCOOH = nO:2 = ? (theo ẩn m)

nOH = nCOOH = nH2O = ? (theo ẩn m)

Mà nNaOH:nKOH = $\dfrac{{0,02{m_{dd}}}}{{40}}:\dfrac{{0,028{m_{dd}}}}{{56}} = 1:1$ => nNaOH = mKOH = ? (theo ẩn m)

BTKL: mX + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O

=> m = ?

Lời giải chi tiết :

mO = 0,4m => nO = 0,4m:16 = 0,025m (mol)

=> nCOOH = nO:2 = 0,0125m (mol)

nOH = nCOOH = nH2O = 0,0125m (mol)

Mà nNaOH:nKOH = $\dfrac{{0,02{m_{dd}}}}{{40}}:\dfrac{{0,028{m_{dd}}}}{{56}} = 1:1$=> nNaOH = mKOH = 0,00625m mol

BTKL: mX + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O

=> m + 0,00625m.40 + 0,00625m.56 = 8,8 + 18.0,0125m

=> m = 6,4 gam

Câu 10 :

Hỗn hợp E gồm amin no, đơn chức, mạch hở X và amino axit no, mạch hở Y (chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 3,15 gam H2O và 0,145 mol hỗn hợp hai khí CO2 và N2. Nếu lấy m gam E ở trên tác dụng vừa đủ 0,05 mol HCl. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Giá trị m là 3,13.         

  • B

    Phân tử khối của Y là 75.

  • C

    Phần trăm khối lượng Y trong E là 56,87%. 

  • D

    Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 31,11%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

$X:{C_n}{H_{2n + 3}}N\xrightarrow{{ + {O_2}}}(n + 1,5){H_2}O + nC{O_2} + 0,5{N_2}$

$Y:{C_m}{H_{2m + 1}}N{O_2}\xrightarrow{{ + {O_2}}}(m + 0,5){H_2}O + mC{O_2} + 0,5{N_2}$

$\to {n_X} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2} + {N_2}}} = ?$

$ \to {n_Y} = {n_{HCl}} - {n_X} = ?$

${n_{{H_2}O}} = 0,03(n + 1,5) + 0,02(m + 0,5) = 0,175$

$ \to 3n + 2m = 12(n \geqslant 1;m \geqslant 2)$

$\to \left\{ \begin{gathered}n = ? \hfill \\m = ? \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}X \hfill \\Y \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Lời giải chi tiết :

$X:{C_n}{H_{2n + 3}}N\xrightarrow{{ + {O_2}}}(n + 1,5){H_2}O + nC{O_2} + 0,5{N_2}$

$Y:{C_m}{H_{2m + 1}}N{O_2}\xrightarrow{{ + {O_2}}}(m + 0,5){H_2}O + mC{O_2} + 0,5{N_2}$

$ \to {n_X} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2} + {N_2}}} = 0,175 - 0,145 = 0,03(mol)$

$ \to {n_Y} = {n_{HCl}} - {n_X} = 0,05 - 0,03 = 0,02(mol)$

${n_{{H_2}O}} = 0,03(n + 1,5) + 0,02(m + 0,5) = 0,175$

$ \to 3n + 2m = 12(n \geqslant 1;m \geqslant 2)$

$\to \left\{ \begin{gathered}n = 2 \hfill \\m = 3 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{C_2}{H_7}N:0,03 \hfill \\Ala:0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

A. m = 0,03.45 + 0,02.89 = 3,13 (g) => Đúng

B. Phân tử khối của Y là 89 => Sai

C. $\% {m_Y}{\text{ }} = {\text{ }}\dfrac{{0,02.89}}{{3,13}}.100\% = 56,87\% $=> Đúng

D. $\% {m_{N(X)}} = \dfrac{{14}}{{45}}.100\% = 31,11\% $=> Đúng

Câu 11 :

Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức. mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp với MX < MY. Đốt cháy hoàn toàn một lượn M thu được N2, 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 đktc. Khối lượng phân tử của X là

  • A
    31                                 
  • B
    73                                         
  • C
    45                                       
  • D
    59

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,28 mol

CnH2nO2 → nCO2 + nH2O

 CmH2m+3N→ mCO2 + \(\frac{{2m + 3}}{2}{H_2}O\)

→ nH2O – nCO2 = \({n_{{C_m}{H_{2m + 3}}N}}.\frac{3}{2}\) →\({n_{{C_m}{H_{2m + 3}}N}} = ?\)→ khoảng của m ( n ≥2)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,28 mol

có M + O2 với M là CnH2nO2 và CmH2m+3N  thì

CnH2nO2 → nCO2 + nH2O

 CmH2m+3N→ mCO2 + \(\dfrac{{2m + 3}}{2}{H_2}O\)

→ nH2O – nCO2 = 0,12 = \({n_{{C_m}{H_{2m + 3}}N}}.\frac{3}{2}\) → \({n_{{C_m}{H_{2m + 3}}N}} = 0,08\)→ m < 0,16/ 0,08 = 2

→ X là CH3NH2 → MX = 31

 

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    11,2.

  • B

    16,8.

  • C

    10,0.

  • D

    14,0.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Alanin: CH3-CH(NH2)-COOH ↔ (CH2)2(COO)(NH3)

Axit glutamic: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH ↔ (COO)2(CH2)3(NH3)

Axit acrylic: CH2=CH-COOH ↔ (CH2)2(COO)

Propen: C3H6 ↔ (CH2)3

Trimetylamin: (CH3)3N ↔ (CH2)3(NH3)

Vậy quy đổi hỗn hợp X, Y thành CH2 (x mol), COO(y mol), NH3 (với nNH3 = 2nN2)

Dựa vào phương pháp bảo toàn nguyên tố C và O tìm được giá trị của x, y

Lời giải chi tiết :

Alanin: CH3-CH(NH2)-COOH ↔ (CH2)2(COO)(NH3)

Axit glutamic: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH ↔ (COO)2(CH2)3(NH3)

Axit acrylic: CH2=CH-COOH ↔ (CH2)2(COO)

Propen: C3H6 ↔ (CH2)3

Trimetylamin: (CH3)3N ↔ (CH2)3(NH3)

Vậy quy đổi hỗn hợp X, Y thành CH2 (x mol), COO(y mol), NH3 (với nNH3 = 2nN2 = 0,2 mol)

\(\left\{ \begin{gathered}C{H_2}:x \hfill \\{\text{COO:y}} \hfill \\{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{:0,2}} \hfill \\ \end{gathered}  \right. + {O_2}:1,14 \to \left\{ \begin{gathered}C{O_2}:0,91 \hfill \\\xrightarrow{{BT:H}}{H_2}O:x + 0,3 \hfill \\{N_2}:0,1 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

BTNT "C": nCH2 + nCOO = nCO2 => x + y = 0,91 (1)

BTNT "O": 2nCOO + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2y + 1,14.2 = 0,91.2 + x + 0,3 (2)

Giải hệ được x = 0,66 và y = 0,25

Khi cho a mol X tác dụng với KOH thì: nKOH = nCOO = 0,25 mol => mKOH = 0,25.56 = 14 gam

Câu 13 :

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A
    24,57% 
  • B
    54,13%            
  • C
    52,89% 
  • D
    25,53% 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Do sau phản ứng thu được 2 amin no kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên suy ra cấu tạo của Y là:

CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (0,15 mol)

- Các muối có cùng số nguyên tử C (2C) và 1 ancol nên cấu tạo của X là:

CH3COOH3N-CH2-COOCH3 (0,1 mol)

Xác định các muối trong G và tính được phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G.

Lời giải chi tiết :

- Do sau phản ứng thu được 2 amin no kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên suy ra cấu tạo của Y là:

CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (0,15 mol)

- Các muối có cùng số nguyên tử C (2C) và 1 ancol nên cấu tạo của X là:

CH3COOH3N-CH2-COOCH3 (0,1 mol)

=> Muối G gồm có:

(COOK)2 (0,15 mol)

CH3COOK (0,1 mol)

H2N-CH2-COOK (0,1 mol)

=> m muối = 0,15.166 + 0,1.98 + 0,1.113 = 46 gam

=> %m(COOK)2 = 0,15.166/46.100% = 54,13%

 

CHẤT TẠO NẠC - SALBUTAMOL

Salbutamol là chất cực kì nguy hiểm cho sức khỏe. Nó vốn là loại thuốc dùng cắt cơn hen xuyễn, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Nếu sử dụng salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy mạch và thậm chí tử vong. Nếu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú mà dùng salbutamol có thể gây độc cho trẻ nhỏ, gây bệnh tim mạch cho trẻ từ trong bào thai. Gần đây, báo chí phát hiện nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cố tình trộn các chất tăng trọng có chứa salbutamol vào thức ăn cho lợn trước thời kì bán thúc. Lợn ăn thức ăn này thịt đỏ tươi hơn, nạc nhiều, tăng trọng nhanh. Tồn dư salbutamol trong thịt gây độc hại cho người sử dụng.

Salbutamol có công thức cấu tạo như sau:

Câu 14

Công thức phân tử của salbutamol là

  • A.
    C12H19NO3.
  • B.
    C13H21NO3.
  • C.
    C12H21NO3.
  • D.
    C13H19NO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- CTTQ: CnH2n+2-2k+xNxOy (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT thu gọn ta đếm số nguyên tử C, O, N ⟹ giá trị của n, x, y.

- Xác định số liên kết π và số vòng ⟹ giá trị của k.

- Thay n, x, y, k vào CTTQ thu được CTPT.

Lời giải chi tiết :

- CTTQ: CnH2n+2-2k+xNxOy (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT thu gọn ta đếm được trong phân tử của salbutamol có chứa 13 nguyên tử C ⟹ n = 13.

- Mặt khác phân tử chất này có chứa 3 π và 1 vòng ⟹ k = 4.

- Phân tử chứa 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử O ⟹ x = 1; y = 3.

Vậy CTPT của salbutamol là C13H21NO3.

Câu 15

Cho các phát biểu sau về salbutamol:

(1) Salbutamol là hợp chất hữu cơ đa chức vì có chứa nhiều nhóm chức.

(2) Phân tử salbutamol có 2 nhóm chức phenol.

(3) Nhóm amin trong phân tử salbutamol có bậc là 1.

(4) Salbutamol có khả năng phản ứng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường.

Số phát biểu không đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) sai, salbutamol là hợp chất hữu cơ tạp chức do có nhiều loại chức khác nhau như phenol, ancol, amin.

(2) sai, salbutamol chỉ có 1 nhóm chức phenol (lưu ý: nhóm chức phenol là nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng benzen).

(3) sai, nhóm amin trong salbutamol có bậc 2 (lưu ý: bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc khác).

(4) đúng, salbutamol có nhóm chức phenol nên phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường.

Vậy có 3 phát biểu không đúng.

Câu 16

Cho 0,1 mol salbutamol phản ứng với 0,2 mol HCl thu dược dung dịch X. Dung dịch X sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được trong dung dịch Y là

  • A.
    37,8 gam.
  • B.
    36,4 gam.
  • C.
    26,1 gam.
  • D.
    24,7 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Để đơn giản ta quy đổi bài tập thành:

Hỗn hợp gồm salbutamol và HCl tác dụng với dung dịch NaOH dư.

- Sau đó tính toán theo các PTHH để xác định khối lượng muối:

HCl + NaOH → NaCl + H2O;

C13H20NO(OH) + NaOH → C13H20NO(ONa) + H2O.

Lời giải chi tiết :

- Có 1 chức amin phản ứng với dung dịch HCl. Lấy dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sản phẩm muối cuối cùng thu được giống như cho hỗn hợp salbutamol và HCl cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư.

- Có 1 chức phenol phản ứng được với dung dịch NaOH.

- Có 2 chức ancol không phản ứng với cả dung dịch HCl và NaOH.

- Để đơn giản ta quy đổi bài tập thành: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol salbutamol và 0,2 mol HCl tác dụng với dung dịch NaOH dư.

- Khối lượng muối trong dung dịch thu được là:

\({m_{NaCl}} + {m_{{C_{13}}{H_{20}}N{O_2}\left( {ONa} \right)}} = 0,2.58,5 + 0,1.261 = 37,8\left( g \right)\).

close