Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 2 :

Dãy gồm tất cả các amin là

  • A

    CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

  • B

    C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

  • C

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

  • D

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 3 :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :

  • A

     CnH2n+3N.      

  • B

    CnH2n+2+kNk

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D

    CnH2n+1N.

Câu 4 :

Amin no, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A

    CnH2n+3N. 

  • B

    CnH2n+2+kNk

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D

    CnH2n+1N.

Câu 5 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I ?

  • A

    CH3NHCH3.

  • B

    (CH3)3N.

  • C

    CH3NH2.

  • D

    CH3CH2NHCH3.

Câu 6 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C

    H2N(CH26NH2.                     

  • D

    C6H5NH2.

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải amin bậc II ?

  • A

    C2H5N(CH3)2.

  • B

    CH3NHCH3.

  • C

    C6H5NHCH3.

  • D

    C2H5NHC2H3.

Câu 8 :

Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

  • A

    Etylmetylamin.

  • B

    Metyletanamin.

  • C

    N-metyletylamin.

  • D

    Metyletylamin.

Câu 9 :

Anilin có công thức là

  • A

    CH3COOH.

  • B

    C6H5OH.

  • C

    C6H5NH2.       

  • D

    CH3OH.

Câu 10 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A

    CnH2n+3N.       

  • B

    CnH2n-5N.        

  • C

    CnH2n-1N.        

  • D

    CnH2n-7N.

Câu 11 :

Chất có công thức tổng quát CnH2n+3N có thể là :

  • A

    Amin no, đơn chức, mạch hở.

  • B

    Ancol no, đơn chức. 

  • C

    Amin không no (trong phân tử có 1 liên kết pi), đơn chức, mạch hở. 

  • D

    Amin no, đơn chức, mạch vòng.

Câu 12 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A

    C2H10N2.         

  • B

    C2H10N.

  • C

    C3H15N3.

  • D

    CH5N.

Câu 13 :

Cho các amin sau : CH3NH2, (C2H5)2NH, C3H7NH2, C2H5NH2, (C6H5)3N, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số amin bậc I là

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    2

Câu 14 :

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

  • A

    (CH3)3COH và (CH3)2NH.            

  • B

    CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

  • C

    (CH3)2NH và CH3OH.                   

  • D

    (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 15 :

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

  • A

    CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

  • B

    CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

  • C

    C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

  • D

    (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Câu 16 :

Dãy chất không có amin bậc 1 là

  • A

    CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH(NH2)CH3

  • B

    CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.

  • C

    CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH(NH2)CH3.

  • D

    CH3NHCH3, CH3CH2NH2, (CH3)3N.

Câu 17 :

Hợp chất CH3-CH2-NH2 có tên thay thế là

  • A

    etanamin.

  • B

    etylamin

  • C

    metylamin.

  • D

    đimetylamin.

Câu 18 :

Công thức phân tử của đimetylamin là

  • A

    C2H8N2.

  • B

    C2H7N.

  • C

    C4H11N.

  • D

    C2H6N2.

Câu 19 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A

    C6H5NH2 alanin.        

  • B

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Câu 20 :

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

  • A

    Phenylamin.  

  • B

    Đimetylamin.   

  • C

    Metylamin.   

  • D

    Trimetylamin.

Câu 21 :

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

  • A

    (1), (2), (3).     

  • B

    (2), (3),(1).                  

  • C

    (3), (1), (2).     

  • D

    (3), (2), (1).

Câu 22 :

Trong các amin sau : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2; (D) CH3CH2CH2NHCH3

Các amin bậc 1 và tên gọi tương ứng là

  • A

    Chỉ có A : propylamin.

  • B

    A và B; A : isopropylamin; B : etan-1,2-điamin.       

  • C

    Chỉ có D : metylpropylamin.  

  • D

     Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Câu 23 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    1

  • D

    3

Câu 24 :

Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :

  • A

    Metan.             

  • B

    Amoniac.            

  • C

    Benzen.          

  • D

    Nitơ.

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • B

    Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

  • C

    Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

  • D

    Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 26 :

Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

  • A

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

  • B

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

  • C

    Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

  • D

    A và C đúng.

Câu 27 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CH2NHCH3 là amin:

  • A
    bậc 3
  • B
    bậc 2  
  • C
    bậc 1                      
  • D
    bậc 4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xem lại phần khái niệm amin : Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Câu 2 :

Dãy gồm tất cả các amin là

  • A

    CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

  • B

    C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

  • C

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

  • D

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

→ amin là những hợp chất chứa N

Câu 3 :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :

  • A

     CnH2n+3N.      

  • B

    CnH2n+2+kNk

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D

    CnH2n+1N.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là CnH2n+2-2a+kNk với a là độ không no và k là số nhóm chức.

Câu 4 :

Amin no, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A

    CnH2n+3N. 

  • B

    CnH2n+2+kNk

  • C

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D

    CnH2n+1N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Amin no, mạch hở có độ không no a = 0 → CTTQ là CnH2n+2+kNk

Câu 5 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I ?

  • A

    CH3NHCH3.

  • B

    (CH3)3N.

  • C

    CH3NH2.

  • D

    CH3CH2NHCH3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amin bậc I là amin chỉ có 1 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3

Câu 6 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C

    H2N(CH26NH2.                     

  • D

    C6H5NH2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amin béo là amin no (trong phân tử không có liên kết pi)

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải amin bậc II ?

  • A

    C2H5N(CH3)2.

  • B

    CH3NHCH3.

  • C

    C6H5NHCH3.

  • D

    C2H5NHC2H3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amin bậc II là amin có 2 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 2H trong phân tử NH3

Lời giải chi tiết :

Amin bậc II là amin có 2 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 2H trong phân tử NH3

Câu 8 :

Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

  • A

    Etylmetylamin.

  • B

    Metyletanamin.

  • C

    N-metyletylamin.

  • D

    Metyletylamin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Cách gọi tên amin bậc II : Tên gốc hiđrocacbon + amin

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… 

Lời giải chi tiết :

Cách gọi tên amin bậc II : Tên gốc hiđrocacbon + amin

Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước

→ tên gọi : etylmetylamin

Câu 9 :

Anilin có công thức là

  • A

    CH3COOH.

  • B

    C6H5OH.

  • C

    C6H5NH2.       

  • D

    CH3OH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Anilin có công thức là C6H5NH2

Câu 10 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A

    CnH2n+3N.       

  • B

    CnH2n-5N.        

  • C

    CnH2n-1N.        

  • D

    CnH2n-7N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Amin thơm có 1 vòng benzen → a = π + v = 3 + 1 = 4

Đơn chức : k = 1

→ CTTQ của amin là CnH2n -5N

Câu 11 :

Chất có công thức tổng quát CnH2n+3N có thể là :

  • A

    Amin no, đơn chức, mạch hở.

  • B

    Ancol no, đơn chức. 

  • C

    Amin không no (trong phân tử có 1 liên kết pi), đơn chức, mạch hở. 

  • D

    Amin no, đơn chức, mạch vòng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng vì amin no, đơn chức, mạch hở có a = 0 và k = 1 → CTTQ là CnH2n+3N

B sai vì ancol phải chứa nhóm OH

C sai vì amin có a = 1, k = 1 có CTTQ là CnH2n+1N

D sai vì amin no có mạch vòng, đơn chức (k = 0) có CTTQ là CnH2n+3-2aN

Câu 12 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A

    C2H10N2.         

  • B

    C2H10N.

  • C

    C3H15N3.

  • D

    CH5N.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CTĐGN CH5N → CTCT: (CH5N)n hay CnH5nNn

→ 5n ≤ 2n + 3 → n = 1

Câu 13 :

Cho các amin sau : CH3NH2, (C2H5)2NH, C3H7NH2, C2H5NH2, (C6H5)3N, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số amin bậc I là

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon --> 4 chất : CH3NH2, C3H7NH2, C2H5NH2, C6H5NH2

Câu 14 :

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

  • A

    (CH3)3COH và (CH3)2NH.            

  • B

    CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

  • C

    (CH3)2NH và CH3OH.                   

  • D

    (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
- Bậc ancol: là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm OH.

Lời giải chi tiết :

Bậc của ancol là bậc của C mà có nhóm -OH đính vào

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon

A có ancol bậc III và amin bậc II

B có ancol bậc II và amin bậc I

C có ancol bậc I và amin bậc II

D có ancol bậc II và amin bậc II

Câu 15 :

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

  • A

    CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

  • B

    CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

  • C

    C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

  • D

    (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

A sai vì tất cả amin đều bậc I

B đúng vì tất cả amin đều bậc II

C sai vì C6H5NH2 và C6H5CH2NH2 bậc I

D sai vì C2H5NH2 bậc I

Câu 16 :

Dãy chất không có amin bậc 1 là

  • A

    CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH(NH2)CH3

  • B

    CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.

  • C

    CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH(NH2)CH3.

  • D

    CH3NHCH3, CH3CH2NH2, (CH3)3N.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

A sai vì có amin bậc I là CH3CH(NH2)CH3

B đúng vì CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3 là amin bậc II, (CH3)2NCH2CH3 là amin bậc III

C sai vì CH3NH2 và CH3CH(NH2)CH3 là amin bậc I

D sai vì CH3CH2NH2 là amin bậc I

Câu 17 :

Hợp chất CH3-CH2-NH2 có tên thay thế là

  • A

    etanamin.

  • B

    etylamin

  • C

    metylamin.

  • D

    đimetylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách gọi tên amin theo tên thay thế : tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

→ tên gọi : Etanamin

Câu 18 :

Công thức phân tử của đimetylamin là

  • A

    C2H8N2.

  • B

    C2H7N.

  • C

    C4H11N.

  • D

    C2H6N2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đimetylamin có CTCT là CH3NHCH3 → CTPT : C2H7N

Câu 19 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A

    C6H5NH2 alanin.        

  • B

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A không đúng vì C6H5NH2 có tên là anilin

Câu 20 :

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

  • A

    Phenylamin.  

  • B

    Đimetylamin.   

  • C

    Metylamin.   

  • D

    Trimetylamin.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử amoniac được thay thế bằng gốc hiđrocacbon

Phenylamin : C6H5NH2 (amin bậc I)

Đimetylamin : CH3NHCH3 (amin bậc II)

Metylamin : CH3NH2 (amin bậc I)

Trimetylamin : (CH3)3N (amin bậc III)

Câu 21 :

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

  • A

    (1), (2), (3).     

  • B

    (2), (3),(1).                  

  • C

    (3), (1), (2).     

  • D

    (3), (2), (1).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

(1) Etylmetylamin : C2H5NHCH3 (amin bậc II)

(2) Etylđimetylamin : C2H5N(CH3)3 (amin bậc III)

(3) Isopropylamin : (CH3|)2CHNH2 (amin bậc I)

→ thứ tự bậc amin tăng dần là (3), (1), (2)

Câu 22 :

Trong các amin sau : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2; (D) CH3CH2CH2NHCH3

Các amin bậc 1 và tên gọi tương ứng là

  • A

    Chỉ có A : propylamin.

  • B

    A và B; A : isopropylamin; B : etan-1,2-điamin.       

  • C

    Chỉ có D : metylpropylamin.  

  • D

     Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các amin bậc I là : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2

Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon + amin hoặc tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

CH3CH(CH3)NH : Isopropylamin hoặc isopropan-2-amin

H2NCH2CH2NH2 : etan-1,2-điamin

Câu 23 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    1

  • D

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

etylamin : C2H5NH2 (amin bậc I)

anilin : C6H5NH2 (amin bậc I)

đimetylamin : CH3NHCH3 (amin bậc II)

trimetylamin : (CH3)3N (amin bậc III)

→ chỉ có 1 amin bậc II

Câu 24 :

Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :

  • A

    Metan.             

  • B

    Amoniac.            

  • C

    Benzen.          

  • D

    Nitơ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có thể hiểu khi thay thế 1 nguyên tử H của CH4 bằng 1 nhóm NH2 ta thu được CH3NH2

→ metylamin có thể được coi là dẫn xuất của metan

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • B

    Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

  • C

    Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

  • D

    Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin bằng số nguyên tử H bị thay thế bằng các gốc hidro cacbon

Câu 26 :

Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

  • A

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

  • B

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

  • C

    Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

  • D

    A và C đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Amin có công thức tổng quát là CnH2n+2-2a+kNk

Vậy nên với amin đơn chức => k=1 ta luôn thu được phân tử khối lẻ

 

Câu 27 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CH2NHCH3 là amin:

  • A
    bậc 3
  • B
    bậc 2  
  • C
    bậc 1                      
  • D
    bậc 4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin bằng số nguyên H bị thay thế bởi gốc hidrocacbon. 

close