Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 2 :

C3H7NO2 có bao nhiêu đồng phân?

  • A

    7

  • B

    8

  • C

    5

  • D

    4

Câu 3 :

Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Câu 4 :

Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí, chất Y tham gia phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là

  • A

    Vinylamoni fomat và amoni acrylat.

  • B

    Axit 2-aminopropionic và axit 3- aminopropionic.

  • C

    Axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.

  • D

    Amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

Câu 5 :

Hợp chất hữu cơ CxHyO2N2 là muối amoni của amino axit phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng theo tỉ lệ mol tương ứng  là bao nhiêu

  • A

    1/2                            

  • B

    2/1                   

  • C

    1/1                               

  • D

    1/3

Câu 6 :

Cho chất  hữu  cơ X có  công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là

  • A

    85. 

  • B

    68. 

  • C

    45. 

  • D

    46.

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ A mạch thẳng, CTPT là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí. A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là

  • A

    H2N-CH2COONH3CH3         

  • B

    H2N-CH2CH2COONH4      

  • C

    CH3-NH-CH2COONH4

  • D

    CH3COONH3CH2NH2

Câu 8 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là

  • A

    7

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 9 :

Hỗn hợp hữu cơ X có công thức C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối của một amino axit và một ancol đơn chức. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    2

Câu 10 :

Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quì tím ẩm trong đó chỉ có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    NH2COONH2(CH3)2.

  • B

    NH2COONH3CH2CH3

  • C

    (CH3NH3)2CO3.

  • D

    (NH4)(CH3CH2NH3)CO3

Câu 11 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Câu 12 :

Chất hữu cơ X là 1 muối axit có CTPT là C4H11O3N có thể phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, cô cạn thì phần rắn thu được chỉ toàn chất vô cơ. Số CTCT phù hợp là:

  • A

    4

  • B

    8

  • C

    2

  • D

    3

Câu 13 :

Đun nóng hợp chất hữu cơ X (CH6O3N2) với NaOH thu được 2,24 lít khí Y có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là :

  • A

    8,2 gam.                                 

  • B

    8,5 gam.                       

  • C

    6,8 gam.                    

  • D

    8,3 gam.

Câu 14 :

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

  • A

    8,5 gam          

  • B

    12,5 gam

  • C

    17 gam

  • D

    21,8 gam

Câu 15 :

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?

  • A

    10,8

  • B

    9,4      

  • C

    8,2      

  • D

    9,6

Câu 16 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    HCOONH3CH2CH3.

  • B

    CH3COONH3CH3.

  • C

    CH3CH2COONH4

  • D

    HCOONH2(CH3)2.

Câu 17 :

 Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    CH2=CHCOONH4                

  • B

    H2NC2H4COOH.          

  • C

    H2NCOO-CH2CH3    

  • D

    H2NCH2COO-CH3

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X trong O2 thu được 1,344 lít CO2, 0,168 lít N2 (đktc) và 1,485 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    CH3COONH3CH2CH3

  • B

    CH3COOCH(NH2)CH3

  • C

    CH3COOCH2CH2NH2

  • D

    CH3COOCH2NHCH3

Câu 19 :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

  • A

    15,9.

  • B

    21,20.

  • C

    19,9.

  • D

    20,35.

Câu 20 :

Cho hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức là C3H10O3N2. Cho m gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2,55 gam muối vô cơ. Giá trị của m là:

  • A

    3,705 gam      

  • B

    3,66 gam        

  • C

    3,795 gam      

  • D

    3,84 gam

Câu 21 :

Hai chất hữu cơ A, B có công thức CH5NO2 và C2H7NO2. Hỗn hợp X gồm A và B cho tác dụng với NaOH dư tạo ra 2,72 gam một muối duy nhất và bay ra một hỗn hợp khí có $\overline{M}$= 27,5. Hỗn hợp X có khối lượng

  • A

    2,22 gam

  • B

    2,94 gam

  • C

    4,42 gam

  • D

    3,32 gam

Câu 22 :

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:  

  • A

    16,5 gam        

  • B

    14,3 gam

  • C

    17,9 gam        

  • D

    15,7 gam          

Câu 23 :

Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:

  • A

    14,85 gam      

  • B

    9,52 gam

  • C

    12,30 gam      

  • D

    10,20 gam

Câu 24 :

 Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

  • A

    11,8. 

  • B

    13,5. 

  • C

    14,7. 

  • D

    10,6.

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glyxin, anlanin, amoni acrylat và etylamin bằng lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,37 gam kết tủa, khối lượng dung dịch Ba(OH)2 giảm 26,82 gam và 1,008 lít khí (đktc) không bị hấp thụ. Giá trị của m là

  • A
    5,97. 
  • B
    15,81. 
  • C
    5,70. 
  • D
    5,205.
Câu 26 :

Hai chất P, Q có công thức phân tử lần lượt là C3H12N2O3 và C2H7NO3. Khi cho P,Q phản ứng với dung dịch HCl cùng tạo ra khí Z; còn với dung dich NaOH cùng cho khí Y. Nhận xét nào sau đây đúng

  • A

    MY < MZ.

  • B

    Khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

  • C

    MY > MZ.

  • D

    Khí Y làm đỏ giấy quỳ tím ẩm.

Câu 27 :

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 28 :

Cho sơ đồ chuyển hóa

                        C8H15O4N + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) X + CH4O + C2H6O

                        X + HCl → Y + 2NaCl

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    X là muối của axit hữu cơ hai chức
  • B
    Y có công thức phân tử là C5H9O4N
  • C
    Dung dịch X và dung dịchY đều làm chuyển màu quỳ tím
  • D
     X tác dụng với dung dịch HCl dư theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2
Câu 29 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư NaOH thu được (m +1) gam muối aminoaxit và hỗn hợp Y gồm hai ancol. Tính giá trị của m

  • A
    94,05 gam.      
  • B
    94,50 gam
  • C
    84,50 gam.      
  • D
    64,50 gam.
Câu 30 :

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A
    24,57% 
  • B
    54,13%            
  • C
    52,89% 
  • D
    25,53% 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → là amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là

NH2 – CH2 – CH2 – COOH

CH3 – CH(NH2) - COOH

Câu 2 :

C3H7NO2 có bao nhiêu đồng phân?

  • A

    7

  • B

    8

  • C

    5

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → có thể là các chất sau

+ Amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

NH2 – CH2 – CH2 – COOH

CH3 – CH(NH2) - COOH

+ Este của amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

NH2 – CH2 COOCH3

+ Muối amoni hoặc muối amin của axit không no có 1 nối đôi

C2H3COONH4 (CH2 = CH – COOH )

HCOONH3CH = CH2

+ Hợp chất nitro R-NO2

CH3 – CH2 – CH2 – NO2

(CH3)2CH – NO2

→ có tất cả 7 đồng phân

Câu 3 :

Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất vừa phản ứng với NaOH và HCl ; lại có số H = 2C + 3 (loại amino axit và este của amino axit)

=> chất này là muối của amoni hoặc amin

=> CTCT thỏa mãn là : CH3COONH4 ; HCOONH3CH3

=> Có 2 CTCT thỏa mãn

Câu 4 :

Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí, chất Y tham gia phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là

  • A

    Vinylamoni fomat và amoni acrylat.

  • B

    Axit 2-aminopropionic và axit 3- aminopropionic.

  • C

    Axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.

  • D

    Amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CTPT có dạng CnH2n+1O2N

X + NaOH tạo khí => X là muối hữu cơ của amin khí hoặc amoni

=>X là CH2=CH-COONH4.

Y phản ứng trùng ngưng => Y phải có 2 nhóm chức phản ứng => Y là amino axit

=> Chỉ có cặp amoni acrylat và axit 2-aminopropionic thỏa mãn

Câu 5 :

Hợp chất hữu cơ CxHyO2N2 là muối amoni của amino axit phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng theo tỉ lệ mol tương ứng  là bao nhiêu

  • A

    1/2                            

  • B

    2/1                   

  • C

    1/1                               

  • D

    1/3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bở amino axit (no, mạch hở, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và amin no là CnH2n+4N2O2

Lời giải chi tiết :

Giả sử là muối amoni của NH3

2NH2RCOONH4  +  2H2SO4    (NH3RCOOH)2SO4  + (NH4)2SO4

Tỉ lệ mol 1:1

Câu 6 :

Cho chất  hữu  cơ X có  công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là

  • A

    85. 

  • B

    68. 

  • C

    45. 

  • D

    46.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và HNO3 có dạng CnH2n+4O3N2

Lời giải chi tiết :

X (C2H8O3N2) tác dụng vói dung dịch NaOH thu được Y và chất vô cơ

→ X là muối của amin với axit vô cơ → CTCT của X là: CH3CH2NH3NO3

CH3CH2NH3NO3  + NaOH →  CH3CH2NH2 + NaNO3  + H2O

 (X)                                                  (Y)

Vậy MY = 45 g/mol

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ A mạch thẳng, CTPT là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí. A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là

  • A

    H2N-CH2COONH3CH3         

  • B

    H2N-CH2CH2COONH4      

  • C

    CH3-NH-CH2COONH4

  • D

    CH3COONH3CH2NH2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 CTPT của muối tạo bở amino axit (no, mạch hở, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và amin no là CnH2n+4N2O2

Lời giải chi tiết :

A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí → khí đó là NH3

→ A là muối của amoniac → loại A và D

A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I → trong A có nhóm NH2

Câu 8 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là

  • A

    7

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và H2CO3 có dạng CnH2n+6O3N2 (muối trung hòa)

Lời giải chi tiết :

X + NaOH tạo 2 khí làm xanh quì ẩm => X là muối kép của amoni; amin khí với axit vô cơ H2CO3

Các CT thỏa mãn là : NH4O-COO-NH(CH3)3 ; CH3NH3O-COO-NH3C2H5 ; CH3NH3O-COO-NH2(CH3)2

Có 3 CTCT thỏa mãn

Câu 9 :

Hỗn hợp hữu cơ X có công thức C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối của một amino axit và một ancol đơn chức. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

CTTQ CnH2n+1NO2 có thể là

+ Amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.

+ Este của amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.

+ Muối amoni hoặc muối amin của axit không no có 1 nối đôi.

+ Hợp chất nitro R-NO2.

Lời giải chi tiết :

Do X + NaOH tạo muối của amino axit và ancol

=> X là este của amino axit

=>Các CT thỏa mãn là : H2N-C2H4-COO-CH3; H2N-CH2(CH3)-COO-CH3; H2N-CH2-COO-C2H5

=> Có 3 CTCT

Câu 10 :

Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quì tím ẩm trong đó chỉ có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    NH2COONH2(CH3)2.

  • B

    NH2COONH3CH2CH3

  • C

    (CH3NH3)2CO3.

  • D

    (NH4)(CH3CH2NH3)CO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và H2CO3 có dạng CnH2n+6O3N2 (muối trung hòa)

Lời giải chi tiết :

(NH4)(CH3CH2NH3)CO3 thỏa mãn vì + NaOH tạo etylamin và amoniac đều là khí làm quì ẩm hóa xanh; trong đó etylamin phản ứng với HNO2 tạo N2 ; chất vô cơ sau phản ứng chính là Na2CO3.

Câu 11 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi X + NaOH => thay thế 1 gốc CH3 thành 1 gốc Na => X là H2N-CH2-COOCH3

Khi Y + NaOH => thay thế 1 gốc NH4 thành 1 gốc Na => Y là CH3-CH2-COONH4

Câu 12 :

Chất hữu cơ X là 1 muối axit có CTPT là C4H11O3N có thể phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, cô cạn thì phần rắn thu được chỉ toàn chất vô cơ. Số CTCT phù hợp là:

  • A

    4

  • B

    8

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và H2CO3 có dạng CnH2n+3O3N (muối axit)

Lời giải chi tiết :

Vì X phản ứng được cả với dung dịch axit và dung dịch kiềm

=> X phải là muối của axit H2CO3 và amin 

=> X có thể là: 

CH3CH2CH2NH3HCO3

(CH3)2CHNH3HCO3

CH3CH2NH2(CH3)HCO3

(CH3)3NHHCO3

Câu 13 :

Đun nóng hợp chất hữu cơ X (CH6O3N2) với NaOH thu được 2,24 lít khí Y có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là :

  • A

    8,2 gam.                                 

  • B

    8,5 gam.                       

  • C

    6,8 gam.                    

  • D

    8,3 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và HNO3 có dạng CnH2n+4O3N2

→ X có công thức cấu tạo là CH3NH3NO3

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → chất khí T làm xanh quỳ ẩm

→ X là muối của amin và axit HNO3 → X có công thức cấu tạo là CH3NH3NO3

Ta có: nX = nkhí = 0, 1 ⇒ mm’ = 0, 1.(23 + 62) = 8, 5gam

Câu 14 :

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

  • A

    8,5 gam          

  • B

    12,5 gam

  • C

    17 gam

  • D

    21,8 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

* CTPT của muối tạo bởi amin no và HNO3 có dạng CnH2n+4O3N2

=> X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3

C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2 + NaNO3 + H2O

=> chất rắn gồm : 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol NaOH dư

Lời giải chi tiết :

Từ dữ kiện đề cho ta có : X phải là muối nitrat của amin thể khí

=> X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3

Do các phản ứng tương tự nhau nên chỉ cần xét 1 TH

C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2 + NaNO3 + H2O

=> chất rắn gồm : 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol NaOH dư

=> m = 12,5 gam

Câu 15 :

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?

  • A

    10,8

  • B

    9,4      

  • C

    8,2      

  • D

    9,6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X : R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R1 có liên kết đôi C=C  → R1 ≥ 27

Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y : R2NH2 và MY > 29  =>R2 + 16 > 29

MX =  R1 + R2 + 61 = 103

→ R1= 27 (CH2=CH-) và R2 = 15 (CH3-)

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH →CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O

Lời giải chi tiết :

\({n_X} = \dfrac{{10,3}}{{103}} = 0,1\,\,mol\)

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X : R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R1 có liên kết đôi C=C, suy ra R1 ≥ 27 (1)

Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y : R2NH2 và MY > 29  =>R2 + 16 > 29

=> R2 >13 (2)

Ta có :  MX =  R1 + R2 + 61 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)

Từ (1), (2), (3) → R1 = 27 (CH2=CH-) và R2 = 15 (CH3-)

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH → CH2=CH-COONa  + CH3NH2 + H2O

0,1 mol                                                            0,1 mol

→ m = 0,1.94 = 9,4 gam

Câu 16 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    HCOONH3CH2CH3.

  • B

    CH3COONH3CH3.

  • C

    CH3CH2COONH4

  • D

    HCOONH2(CH3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi axit cacboxylic no và amin no là CnH2n+3O2N

X là muối của axit cacboxylic đơn chức và gốc amin: RCOONH3R’

RCOONH3R’   + NaOH  →  RCOONa + R’NH2  + H2O

Lời giải chi tiết :

nX = 1,82/91= 0,02 (mol)

X là muối của axit cacboxylic đơn chức và gốc amin: RCOONH3R’

RCOONH3R’   + NaOH  →  RCOONa + R’NH2  + H2O

0,02                             →         0,02

Do đó R + 67 = 1,64/0,02= 82 →  R = 15 (CH3)

Vậy công thức phân tử của X là: CH3COONH3CH3

Câu 17 :

 Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    CH2=CHCOONH4                

  • B

    H2NC2H4COOH.          

  • C

    H2NCOO-CH2CH3    

  • D

    H2NCH2COO-CH3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\({n_C}:{\rm{ }}{n_H}_{}:{\rm{ }}{n_N}:{\rm{ }}{n_O} = \dfrac{{40,449}}{{12}}:\dfrac{{7,865}}{1}:\dfrac{{15,73}}{{14}}:\frac{{35,956}}{{16}} = 3:7:1:2\)

Vì X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất → CTPT của X là C3H7NO2

nX = 4,45 / 89 = 0,05 mol

→ Mmuối khan = 4,85 / 0,05 = 97

Lời giải chi tiết :

\({n_C}:{\rm{ }}{n_H}_{}:{\rm{ }}{n_N}:{\rm{ }}{n_O} = \dfrac{{40,449}}{{12}}:\dfrac{{7,865}}{1}:\dfrac{{15,73}}{{14}}:\frac{{35,956}}{{16}} = 3,37:7,865:1,124:2,25 = 3:7:1:2\)

→ CTPT của X là C3H7NO2

nX = 4,45 / 89 = 0,05 mol

→ Mmuối khan = 4,85 / 0,05 = 97 → muối khan là H2N-CH2-COONa

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X trong O2 thu được 1,344 lít CO2, 0,168 lít N2 (đktc) và 1,485 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    CH3COONH3CH2CH3

  • B

    CH3COOCH(NH2)CH3

  • C

    CH3COOCH2CH2NH2

  • D

    CH3COOCH2NHCH3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

 → CTPT của X dạng C4H11O2N

X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONa → X là muối của axit CH3COOH và amin C2H5NH2

Lời giải chi tiết :

 → CTPT của X dạng C4H11OxN

Nhận thấy 4 đáp án X đều có 2 nguyên tử O → CTPT của X là C4H11O2N

X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONa → X là muối của axit CH3COOH và amin C2H5NH2

Câu 19 :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

  • A

    15,9.

  • B

    21,20.

  • C

    19,9.

  • D

    20,35.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và H2CO3 có dạng CnH2n+6O3N2 (muối trung hòa)

X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra 

=> X chỉ có thể là muối trung hòa của H2CO3 và amin

→ X là NH4O-COONH3C2H5

(NH4)(NH3C2H5)CO3 + 2NaOH  → Na2CO3 + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O

=> m = mNaOH dư + mNa2CO3

Lời giải chi tiết :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra 

=> X chỉ có thể là muối của H2CO3 và amin

→ X là  NH4O-COONH3C2H5

       (NH4)(NH3C2H5)CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O

nX = 0,15 mol  ; nNaOH = 0,4 mol

=> NaOH dư 0,1 mol

=> m = mNaOH dư + mNa2CO3 =19,9 gam

Câu 20 :

Cho hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức là C3H10O3N2. Cho m gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2,55 gam muối vô cơ. Giá trị của m là:

  • A

    3,705 gam      

  • B

    3,66 gam        

  • C

    3,795 gam      

  • D

    3,84 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và HNO3 có dạng CnH2n+4O3N2

X có dạng CnH2n+4O3N2 → X tạo bởi amin no và HNO3 → X có CTCT là C3H7NH3NO3

→ muối vô cơ là NaNO3 với số mol 0,03 mol

Lời giải chi tiết :

X có dạng CnH2n+4O3N2 → X tạo bởi amin no và HNO3 → X có CTCT là C3H7NH3NO3

→ muối vô cơ là NaNO3 với số mol 0,03 mol

=> m = 0,03.122 = 3,66g

Câu 21 :

Hai chất hữu cơ A, B có công thức CH5NO2 và C2H7NO2. Hỗn hợp X gồm A và B cho tác dụng với NaOH dư tạo ra 2,72 gam một muối duy nhất và bay ra một hỗn hợp khí có $\overline{M}$= 27,5. Hỗn hợp X có khối lượng

  • A

    2,22 gam

  • B

    2,94 gam

  • C

    4,42 gam

  • D

    3,32 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo bài ra A có CTCT : HCOONH4  → B có công thức cấu tạo: HCOOH3NCH3 (Vì sau phản ứng chỉ tạo ra một muối duy nhất là HCOONa )

nkhí = nH2O =  nHCOONa

nNaOH phản ứng =  nHCOONa

BTKL : mX + mNaOH = mmuối + mkhí + mH2O  

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra A có CTCT : HCOONH→ B có công thức cấu tạo: HCOOH3NCH(Vì sau phản ứng chỉ tạo ra một muối duy nhất là HCOONa)

nHCOONa = 0,04mol  →  mkhí = 0,04.27,5 = 1,1 gam 

mH2O = 0,04.18 = 0,72 gam

mNaOH = 0,04.40 = 1,6  gam

Theo ĐLBT khối lượng ta có: mX = 2,72 + 1,1 + 0,72 - 1,6 = 2,94 gam

Câu 22 :

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:  

  • A

    16,5 gam        

  • B

    14,3 gam

  • C

    17,9 gam        

  • D

    15,7 gam          

Đáp án : B

Phương pháp giải :

PTHH :  CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3  + H2O  (1)

               HCOOH3NCH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2   + H2O  (2)

Theo (1) và (2) : nZ = nNaOH = nH2O = nhhX

BTKL:  mmuối = mZ + mNaOH – mH2O - mkhí

Lời giải chi tiết :

CTPT : C2H7NO2

PTHH :  CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3  + H2O  (1)

               HCOOH3NCH3 + NaOH →  HCOONa + CH3NH2   + H2O  (2)

Theo (1) và (2) : nZ = 0,2 ( mol ) = nNaOH = nH2O = nhhX

mmuối = 77.0,2 + 40.0,2 - 18.0,2 - 13,75.2.0,2 = 14,3 (gam)

Câu 23 :

Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:

  • A

    14,85 gam      

  • B

    9,52 gam

  • C

    12,30 gam      

  • D

    10,20 gam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải

Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương → có công thức cấu tạo: HCOOH3NCH3

PTHH : HCOOH3NCH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2  + H2O

                 0,15 mol               →            0,15mol

m = 68.0,15 = 10,2 gam

Câu 24 :

 Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

  • A

    11,8. 

  • B

    13,5. 

  • C

    14,7. 

  • D

    10,6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X + NaOH → T (hỗn hợp 2 khí đều làm xanh quỳ ẩm)

→ 2 chất trong X là (CH3NH3)(NH4)CO3 và Z là CH3COONH4 (hoặc HCOONH3CH3)

 (CH3NH3)(NH4)CO3 + 2NaOH → CH3NH2 + NH3 + Na2CO3 + 2H2O

CH3COONH4 + NaOH → NH3 + CH3COONa + H2O

Xét 2 TH Z là HCOONa hoặc CH3COONa

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → T (hỗn hợp 2 khí đều làm xanh quỳ ẩm)

→ 2 chất trong X là (CH3NH3)(NH4)CO3 và Z là CH3COONH4 (hoặc HCOONH3CH3)

2 khí thu được là CH3NH2 và NH3

(CH3NH3)(NH4)CO3 + 2NaOH → CH3NH2 + NH3 + Na2CO3 + 2H2O

               x                         →                    x     →     x

CH3COONH4 + NaOH → NH3 + CH3COONa + H2O

             y                  →           y

=>  $\left\{ \begin{array}{l}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} = {\rm{ }}0,25\\110x{\rm{ }} + {\rm{ }}77y{\rm{ }} = {\rm{ }}14,85\end{array} \right.$

=> x = 0,1 mol và  y = 0,05 mol

Nếu Z là HCOONa => mmuối = 14 gam (không có đáp án)

Nếu Z là CH3COONa => mmuối = 14,7 gam 

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glyxin, anlanin, amoni acrylat và etylamin bằng lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,37 gam kết tủa, khối lượng dung dịch Ba(OH)2 giảm 26,82 gam và 1,008 lít khí (đktc) không bị hấp thụ. Giá trị của m là

  • A
    5,97. 
  • B
    15,81. 
  • C
    5,70. 
  • D
    5,205.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Glyxin: C2H5NO2 (H2N-CH2-COOH)

Alanin: C3H7NO2 (H2N-CH(CH3)-COOH)

Amoni acrylat: C3H7NO2 (CH2=CH-COONH4)

Etylamin: C2H7N (C2H5NH2)

Do Alanin và Amoni acrylat có cùng công thức phân tử nên ta coi hỗn hợp ban đầu gồm:

C2H5NO2 (x mol)

C3H7NO2 (y mol)

C2H7N (z mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, H, N để lập hệ 3 phương trình và giải.

Lời giải chi tiết :

Glyxin: C2H5NO2 (H2N-CH2-COOH)

Alanin: C3H7NO2 (H2N-CH(CH3)-COOH)

Amoni acrylat: C3H7NO2 (CH2=CH-COONH4)

Etylamin: C2H7N (C2H5NH2)

Do Alanin và Amoni acrylat có cùng công thức phân tử nên ta coi hỗn hợp ban đầu gồm:

C2H5NO2 (x mol)

C3H7NO2 (y mol)

C2H7N (z mol)

Ta có:

+ nBaCO3 = nCO2 = 41,37 : 197 = 0,21 mol

+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => 26,82 = 41,37 - (0,21.44 + mH2O) => mH2O = 5,31 gam

=> nH2O = 0,295 mol

+ nN2 = 1,008 : 22,4 = 0,045 mol

BTNT "C": 2x + 3y + 2z = 0,21

BTNT "H": 5x + 7y + 7z = 2nH2O = 2.0,295

BTNT "N": x + y + z = 2nN2 = 2.0,045

Giải hệ thu được x = 0,02; y = 0,03; z = 0,04

=> m = 0,02.75 + 0,03.89 + 0,04.45 = 5,97 gam

Câu 26 :

Hai chất P, Q có công thức phân tử lần lượt là C3H12N2O3 và C2H7NO3. Khi cho P,Q phản ứng với dung dịch HCl cùng tạo ra khí Z; còn với dung dich NaOH cùng cho khí Y. Nhận xét nào sau đây đúng

  • A

    MY < MZ.

  • B

    Khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

  • C

    MY > MZ.

  • D

    Khí Y làm đỏ giấy quỳ tím ẩm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với công thức phân tử có dạng: CnH2n+6N2O3 => suy luận ngay là muối của amin và axit H2CO3

Với công thức phân tử có dạng CnH2n+3NO3 => suy luận là muối của amin với axit H2CO3 hoặc HNO3

Lời giải chi tiết :

P: C3H12N2O3 có CTCT (CH3NH3)2CO3

Q: C2H7NO3 có CTCT CH3NH3HCO3

Khí Z: CO2

Khí Y: CH3NH2

PTHH: (CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2↑ + H2O

CH3NH3HCO3 + HCl →  CH3NH3Cl + CO2↑ + H2O

(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O

CH3NH3HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + 2H2O

  1. Đúng vì MY = 31 < MZ = 44
  2. Sai vì khis CO2 làm đỏ giấy quỳ tím ẩm
  3. Sai vì MY = 31 < MZ = 44
  4. Sai vì khí CH3NH2 làm xanh giấy quỳ tím ẩm
Câu 27 :

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi thay nhóm OH của gốc COOH bằng gốc -OR (R khác H) của amino axit thì ta được este của amino axit.

Lời giải chi tiết :

Các công thức cấu tạo phù hợp là:

H2N-CH2-CH2COOCH3 (metyl β-aminopropionat)

CH3-CH(NH2)-COOCH3 (metyl α-aminopropionat)

H2N-CH2COOCH2-CH3 (etyl aminoaxetat)

Câu 28 :

Cho sơ đồ chuyển hóa

                        C8H15O4N + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) X + CH4O + C2H6O

                        X + HCl → Y + 2NaCl

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    X là muối của axit hữu cơ hai chức
  • B
    Y có công thức phân tử là C5H9O4N
  • C
    Dung dịch X và dung dịchY đều làm chuyển màu quỳ tím
  • D
     X tác dụng với dung dịch HCl dư theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ dữ kiện và CTPT của X để suy ra CTCT của X,Y => phương án đúng

Lời giải chi tiết :

Ta có:

H2N – C3H5 (COOCH3) – COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2N – C3H5 (COONa)2 (X) + CH3OH +  C2H5OH

H2N – C3H5 (COONa)2 + 3HCl → ClH3N – C3H5 (COOH)2 (Y) + 2NaCl

A sai vì X là muối của aminoaxit

B sai

C đúng vì X làm quỳ đổi màu xanh và Y làm quỳ đỏ

D sai vì X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol là 1 : 3

Câu 29 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư NaOH thu được (m +1) gam muối aminoaxit và hỗn hợp Y gồm hai ancol. Tính giá trị của m

  • A
    94,05 gam.      
  • B
    94,50 gam
  • C
    84,50 gam.      
  • D
    64,50 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt công thức của X có dạng R1OOCR(NH2)COOR2 ( giả sử R1 < R2)

R1OOCR(NH2)COOR2 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + R1OH + R2OH

Vì khối lượng muối thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng của X nên tổng trung bình gốc ancol R1 và R2 phải nhỏ hơn phân tử khối của Na

→ chắc chắn phải chứa 1 gốc R1 là CH3, biện luận tìm ra được R2 =?

Sau đó áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

mtăng = mmuối - mX = mNa - mR1 - mR2

Lời giải chi tiết :

X là este 2 chức của aminoaxit và 2 ancol

Đặt công thức của X có dạng R1OOCR(NH2)COOR2 ( giả sử R1 < R2)

R1OOCR(NH2)COOR2 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + R1OH + R2OH

Vì khối lượng muối thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng của X nên tổng trung bình gốc ancol R1 và R2 phải nhỏ hơn phân tử khối của Na

→ chắc chắn phải chứa 1 gốc R1 là CH3

Ta có: phân tử khối của 2 gốc ancol: \({{15 + {R_2}} \over 2} < 23 \to {R_2} < 31\) vậy R2 chỉ có thể là C2H5- (29) là thỏa mãn

→ este có dạng: CH3OOCR(NH2)COOC2H5: a (mol)

CH3OOCR(NH2)COOC2H5 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + CH3OH + C2H5OH

a                                                             → a (mol)

áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

mmuối - mX = m­Na - mCH3 - mC2H5

→ (m+1) - m = (23.2 - 15 - 29)a

→ 1 = 2a

→ a =0,5 (mol)

→ m = mC8H15O4N = 0,5. 189 = 94,5 (g)

Câu 30 :

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A
    24,57% 
  • B
    54,13%            
  • C
    52,89% 
  • D
    25,53% 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Do sau phản ứng thu được 2 amin no kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên suy ra cấu tạo của Y là:

CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (0,15 mol)

- Các muối có cùng số nguyên tử C (2C) và 1 ancol nên cấu tạo của X là:

CH3COOH3N-CH2-COOCH3 (0,1 mol)

Xác định các muối trong G và tính được phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G.

Lời giải chi tiết :

- Do sau phản ứng thu được 2 amin no kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên suy ra cấu tạo của Y là:

CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (0,15 mol)

- Các muối có cùng số nguyên tử C (2C) và 1 ancol nên cấu tạo của X là:

CH3COOH3N-CH2-COOCH3 (0,1 mol)

=> Muối G gồm có:

(COOK)2 (0,15 mol); CH3COOK (0,1 mol); H2N-CH2-COOK (0,1 mol)

=> m muối = 0,15.166 + 0,1.98 + 0,1.113 = 46 gam

=> %m(COOK)2 = (0,15.166)/46.100% = 54,13%

close