Trắc nghiệm Bài 33. Hợp kim của sắt - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Câu 2 :

Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây:

  • A

    Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.

  • B

    Thép dẻo và bền hơn gang.

  • C

    Gang giòn cứng cứng hơn thép.

  • D

    A, B, C đúng.

Câu 3 :

Cho các nguyên liệu: (1) Quặng sắt; (2) quặng cromit; (3) SiO2; (4) than cốc; (5) than đá; (6) CaCO3. Những nguyên liệu dùng để luyện gang là

  • A

    1, 3, 4, 6.

  • B

    1, 3, 4, 5.

  • C

    1, 3, 5, 6.

  • D

    2, 3, 4, 6.

Câu 4 :

Nguyên tắc luyện thép từ gang là

  • A

    tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

  • B

    dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

  • C

    dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

  • D

    dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

Câu 5 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là

  • A

    oxi hóa tạp chất

  • B

    oxi hóa cacbon

  • C

    oxi hóa một phần Fe.

  • D

    cả a, b, c đều xảy ra.

Câu 6 :

Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là

  • A

    Xiđerit.

  • B

    hematit.

  • C

    manhetit.

  • D

    pirit sắt.

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 1 - 3,1% là các nguyên tố C, Si, Mn, S và còn lại là Fe.

(2) Thép là hợp kim của sắt trong đó hàm lượng cacbon chiếm 0,01 - 2%.

(3) Thép được sử dụng trong ngành chế tạo máy và máy bay.

(4) Để luyện thép, người ta oxi hóa gang nóng chảy để loại phần lớn các nguyên tố C, P, Si, Mn, S.

(5) Thép đặc biệt là thép ngoài những nguyên tố có sẵn như thép thường còn thêm các nguyên tố được đưa vào là Cr, Ni, Mo, W, Mn, …

Số phát biểu đúng là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Câu 8 :

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là

  • A

    0,82%.

  • B

    0,84%.

  • C

    0,85%.

  • D

    0,86%.

Câu 9 :

A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn A với m2 tấn B thu được 1 tấn quặng C. Từ C điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1 : m2

  • A

    5 : 2.

  • B

    4 : 3.

  • C

    3 : 4.

  • D

    2 : 5.

Câu 10 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Câu 11 :

Đem đun nóng một lượng quặng hematit chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 theo khối lượng trong loại quặng hematit này là

  • A

    60%                  

  • B

    40%     

  • C

    20%                

  • D

    80%

Câu 12 :

Hãy cho biết phản ứng nào dưới đây là một trong những phản ứng của quá trình luyện thép

  • A
    CO + 3Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe3O4 + CO2                             
  • B
    CO + FeO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe + CO2
  • C
    CO + Fe3O4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)CO2 + 3FeO                                     
  • D
    Mn + FeO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MnO + Fe
Câu 13 :

Gang, thép là hợp kim của Fe và

  • A
    Mn. 
  • B
    Cacbon.           
  • C
    Lưu huỳnh. 
  • D
    Photpho.
Câu 14 :

Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí?

  • A
    Fe2O3.
  • B
    CaCO3.
  • C
    FeCO3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 15 :

Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

  • A
    Dung dịch H2SO4 loãng       
  • B
    Dung dịch HNO3 loãng
  • C
     Dung dịch NaOH 
  • D
    Dung dịch HCl
Câu 16 :

Cho các nguyên liệu: (1) quặng sắt; (2) quặng boxit; (3) sắt thép phế liệu; (4) gang trắng, gang xám; (5) than cốc; (6) CaO; (7) SiO2; (8) không khí giàu O2; (9) nhiên liệu (dầu, khí đốt). Các nguyên liệu dùng để sản xuất thép là

  • A
    1, 5, 6, 7, 8.
  • B
    3, 4, 6, 8, 9.
  • C
    2, 3, 4, 8, 9.
  • D
    3, 4, 6, 7, 8.
Câu 17 :

Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao ?

  • A
    \(C + C{O_2}\xrightarrow{{1500 - {{1800}^0}C}}2CO\)
  • B
    \(3F{{\text{e}}_2}{O_3} + CO\xrightarrow{{{{400}^0}C}}2F{{\text{e}}_3}{O_4} + C{O_2}\)
  • C
    \(CO + F{{\text{e}}_3}{O_4}\xrightarrow{{500 - {{600}^0}C}}3F{\text{e}}O + C{O_2}\)
  • D
    \(CO + F{\text{e}}O\xrightarrow{{900 - {{1000}^0}C}}F{\text{e}} + C{O_2}\)
Câu 18 :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 - 95% oxit sắt và phải

  • A
    chứa nhiều photpho.
  • B
    chứa nhiều lưu huỳnh.
  • C
    chứa nhiều SiO2.
  • D
    chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh.
Câu 19 :

Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ?

  • A
    SiO2 và C
  • B
    MnO2 và CaO
  • C
    CaSiO3
  • D
    MnSiO3
Câu 20 :

Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phản ứng hoàn toàn một mẫu gang ?

  • A
    Dung dịch HCl
  • B
    Dung dịch H2SO4 loãng
  • C
    Dung dịch NaOH
  • D
    Dung dịch HNO3 đặc, nóng
Câu 21 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?

  • A
    Gang là hợp chất của Fe - C.
  • B
    Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
  • C
    Gang là hợp kim Fe - C và một số nguyên tố khác.
  • D
    Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm từ 2 – 5%.

Câu 2 :

Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây:

  • A

    Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.

  • B

    Thép dẻo và bền hơn gang.

  • C

    Gang giòn cứng cứng hơn thép.

  • D

    A, B, C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Hàm lượng cacbon trong gang là 2 – 5%, trong thép là 0,01 – 2% => trong gang cao hơn trong thép.

Thép dẻo và bền hơn gang.

Gang giòn cứng cứng hơn thép.

Câu 3 :

Cho các nguyên liệu: (1) Quặng sắt; (2) quặng cromit; (3) SiO2; (4) than cốc; (5) than đá; (6) CaCO3. Những nguyên liệu dùng để luyện gang là

  • A

    1, 3, 4, 6.

  • B

    1, 3, 4, 5.

  • C

    1, 3, 5, 6.

  • D

    2, 3, 4, 6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là : quặng sắt, than cốc, chất chảy (CaCO3, SiO2)

Câu 4 :

Nguyên tắc luyện thép từ gang là

  • A

    tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

  • B

    dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

  • C

    dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

  • D

    dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc luyện thép từ gang là : làm giảm hàm lượng các tạp chất (C, S, Si, Mn,..) có trong gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép

Câu 5 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là

  • A

    oxi hóa tạp chất

  • B

    oxi hóa cacbon

  • C

    oxi hóa một phần Fe.

  • D

    cả a, b, c đều xảy ra.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Vai trò của oxi là để oxi hóa các tạp chất (S, Si, Mn), C và oxi hóa 1 phần Fe để tạo thành xỉ và tách ra khỏi thép

Câu 6 :

Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là

  • A

    Xiđerit.

  • B

    hematit.

  • C

    manhetit.

  • D

    pirit sắt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Kết tủa không tan trong axit mạnh là BaSO4 => trong quặng sắt có chứa nguyên tố S

=> quặng đó là pirit sắt

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 1 - 3,1% là các nguyên tố C, Si, Mn, S và còn lại là Fe.

(2) Thép là hợp kim của sắt trong đó hàm lượng cacbon chiếm 0,01 - 2%.

(3) Thép được sử dụng trong ngành chế tạo máy và máy bay.

(4) Để luyện thép, người ta oxi hóa gang nóng chảy để loại phần lớn các nguyên tố C, P, Si, Mn, S.

(5) Thép đặc biệt là thép ngoài những nguyên tố có sẵn như thép thường còn thêm các nguyên tố được đưa vào là Cr, Ni, Mo, W, Mn, …

Số phát biểu đúng là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì trong gang hàm lượng C chiếm 2 – 5% nên các nguyên tố C, Si, Mn, S chiếm ít nhất 2%

(3) sai vì thành phần của thép có chứa 18% W và 5% Cr nên rất cứng, ứng dụng để chế tạo máy cắt gọt, phay,… không dùng để chế tạo máy bay.

Câu 8 :

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là

  • A

    0,82%.

  • B

    0,84%.

  • C

    0,85%.

  • D

    0,86%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C: nC (trong thép) = nCO2 = 0,007 mol

%C = $\frac{{0,007.12}}{{10}}.100\% $= 0,84%

Câu 9 :

A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn A với m2 tấn B thu được 1 tấn quặng C. Từ C điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1 : m2

  • A

    5 : 2.

  • B

    4 : 3.

  • C

    3 : 4.

  • D

    2 : 5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

0,5 tấn gang chứa 4% C => 0,5 tấn gang chứa 96% Fe hay mFe = 0,48 tấn

Trong gang: nFe = 3/350

Bảo toàn nguyên tố Fe: 2.nFe2O3 + 3.nFe3O4 = 3/350

$ =  > {\rm{ }}\frac{{2.0,6.{m_1}}}{{160}} + \frac{{3.0,696.{m_2}}}{{232}} = \frac{3}{{350}}$ (1)

Giả sử trộn m1 tấn A với m2 tấn B thu được 1 tấn quặng C

=> m1 + m2 = 1  (2)

Từ (1) và (2) => m1 = 2/7;  m2 = 5/7  => m1 : m2 = 2 : 5

 

Câu 10 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: Fe3O4 → 3Fe

mFe = $\frac{{800.95}}{{100}}$ = 760 tấn

mFe3O4 = $\frac{{760.232{\rm{ }}}}{{3.56}}.\frac{{100}}{{99}}.\frac{{{\rm{ }}100}}{{80}}$= 1325,16 tấn

Câu 11 :

Đem đun nóng một lượng quặng hematit chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 theo khối lượng trong loại quặng hematit này là

  • A

    60%                  

  • B

    40%     

  • C

    20%                

  • D

    80%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

mtăng = mCO2 = 52,8 gam => nO ( bị khử ) = nCO phản ứng = nCO2 = 1,2 mol

=> Khối lượng của quặng = mX + m= 300,8 +1,2.16 = 320 gam

BTNT Fe : nFe2O3 = ½.nFe = 0,8 mol

$ \Rightarrow \% {m_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{0,8.160}}{{320}}.100\%  = 40\% $

Câu 12 :

Hãy cho biết phản ứng nào dưới đây là một trong những phản ứng của quá trình luyện thép

  • A
    CO + 3Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe3O4 + CO2                             
  • B
    CO + FeO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe + CO2
  • C
    CO + Fe3O4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)CO2 + 3FeO                                     
  • D
    Mn + FeO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MnO + Fe

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phản ứng luyện thép SGK hóa 12

Lời giải chi tiết :

Một trong những phản ứng của quá trình luyện thép là Mn + FeO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MnO + Fe

A, B, C là phản ứng trong quá trình luyện gang

Câu 13 :

Gang, thép là hợp kim của Fe và

  • A
    Mn. 
  • B
    Cacbon.           
  • C
    Lưu huỳnh. 
  • D
    Photpho.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết học về sắt trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Gang, thép là hợp kim của Fe và cacbon

Câu 14 :

Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí?

  • A
    Fe2O3.
  • B
    CaCO3.
  • C
    FeCO3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO↑ + 5 H2O

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O

Vậy Fe2O3 khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí.

Câu 15 :

Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

  • A
    Dung dịch H2SO4 loãng       
  • B
    Dung dịch HNO3 loãng
  • C
     Dung dịch NaOH 
  • D
    Dung dịch HCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dùng HNO3 để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 vì ở Fe3O4 thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

Câu 16 :

Cho các nguyên liệu: (1) quặng sắt; (2) quặng boxit; (3) sắt thép phế liệu; (4) gang trắng, gang xám; (5) than cốc; (6) CaO; (7) SiO2; (8) không khí giàu O2; (9) nhiên liệu (dầu, khí đốt). Các nguyên liệu dùng để sản xuất thép là

  • A
    1, 5, 6, 7, 8.
  • B
    3, 4, 6, 8, 9.
  • C
    2, 3, 4, 8, 9.
  • D
    3, 4, 6, 7, 8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về quá trình sản xuất thép

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là:

(3) sắt thép phế liệu;

(4) gang trắng, gang xám;

(6) CaO;

(8) không khí giàu O2;

(9) nhiên liệu (dầu, khí đốt).

Câu 17 :

Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao ?

  • A
    \(C + C{O_2}\xrightarrow{{1500 - {{1800}^0}C}}2CO\)
  • B
    \(3F{{\text{e}}_2}{O_3} + CO\xrightarrow{{{{400}^0}C}}2F{{\text{e}}_3}{O_4} + C{O_2}\)
  • C
    \(CO + F{{\text{e}}_3}{O_4}\xrightarrow{{500 - {{600}^0}C}}3F{\text{e}}O + C{O_2}\)
  • D
    \(CO + F{\text{e}}O\xrightarrow{{900 - {{1000}^0}C}}F{\text{e}} + C{O_2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình sản xuất gang trong lò cao

Lời giải chi tiết :

Một số phản ứng hóa học xảy ra trong lò cao:

\(C + C{O_2}\xrightarrow{{1500 - {{1800}^0}C}}2CO\)

\(3F{{\text{e}}_2}{O_3} + CO\xrightarrow{{{{400}^0}C}}2F{{\text{e}}_3}{O_4} + C{O_2}\)

\(CO + F{{\text{e}}_3}{O_4}\xrightarrow{{500 - {{600}^0}C}}3F{\text{e}}O + C{O_2}\)

\(CO + F{\text{e}}O\xrightarrow{{700 - {{800}^0}C}}F{\text{e}} + C{O_2}\)

Phản ứng khử FeO bằng CO xảy ra trong khoảng nhiệt độ từ 700 - 800oC → D không phù hợp

Câu 18 :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 - 95% oxit sắt và phải

  • A
    chứa nhiều photpho.
  • B
    chứa nhiều lưu huỳnh.
  • C
    chứa nhiều SiO2.
  • D
    chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về quá trình sản xuất gang

Lời giải chi tiết :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 – 95% oxit sắt và phải chứa rất ít photpho, lưu huỳnh

Câu 19 :

Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ?

  • A
    SiO2 và C
  • B
    MnO2 và CaO
  • C
    CaSiO3
  • D
    MnSiO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về quá trình sản xuất gang

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là CaSiO3.

Câu 20 :

Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phản ứng hoàn toàn một mẫu gang ?

  • A
    Dung dịch HCl
  • B
    Dung dịch H2SO4 loãng
  • C
    Dung dịch NaOH
  • D
    Dung dịch HNO3 đặc, nóng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của gang

Lời giải chi tiết :

- Trong gang có C nên không hòa tan được trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH.

- Để hòa tan hoàn toàn mẫu gang ta có thể dùng dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Câu 21 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?

  • A
    Gang là hợp chất của Fe - C.
  • B
    Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
  • C
    Gang là hợp kim Fe - C và một số nguyên tố khác.
  • D
    Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về hợp kim của sắt

Lời giải chi tiết :

A sai vì gang là hợp kim của Fe và C.

close