Trắc nghiệm Bài 18. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa (phần 1) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Cho Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được khí mùi hắc. Khí đó là

  • A

    H2S.    

  • B

    SO2.      

  • C

    CO­2.   

  • D

    O3.

Câu 2 :

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau phản ứng thu được dung dịch muối và sản phẩm khử X. X không thể là

  • A

    H2S. 

  • B

    S. 

  • C

    SO3.  

  • D

    SO2.

Câu 3 :

Dãy kim loại nào sau đây đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng và đặc nguội ?

  • A

    K, Fe, Mg, Zn.  

  • B

    Na, Cu, Al, Mg. 

  • C

    Mg, Zn, K, Na.  

  • D

    Fe, Al, Cu, K.

Câu 4 :

Cho viên kẽm tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

  • A

    26.

  • B

    22.

  • C

    24.

  • D

    23.

Câu 5 :

Cho nhôm tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí N2O. Sau khi đã cân bằng, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là: 

  • A

    8 và 30. 

  • B

    8 và 3.  

  • C

    8 và 15.  

  • D

    8 và 6.

Câu 6 :

Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được V lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A

    0,56.

  • B

    1,12.

  • C

    0,84.

  • D

    3,36.

Câu 7 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Câu 8 :

Cho 4,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Kim loại R là

  • A

    Mg.

  • B

    Al.

  • C

    Fe.

  • D

    Cu.

Câu 9 :

Để hoàn tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng 500 ml dung dịch HNO3 (lấy dư 25% so với lượng cần thiết), thu được khí NO duy nhất. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

  • A

    3,0M.

  • B

    2,0M.

  • C

    1,0M.

  • D

    2,5M.

Câu 10 :

Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc nóng dư, thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. M là kim loại

  • A

    Cu.

  • B

    Mg.

  • C

    Fe.

  • D

    Ca.

Câu 11 :

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được

  • A

    0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4

  • B

    0,06 mol Fe2(SO4)3 và 0,03 mol FeSO4.

  • C

    0,12 mol FeSO4.   

  • D

    0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

Câu 12 :

Cho 30 gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng nóng thấy có V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và sau phản ứng còn lại 4,8 gam sắt chưa tan. Giá trị của V là

  • A

    10,08.

  • B

    6,72.

  • C

    8,96.

  • D

    8,4.

Câu 13 :

Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là

  • A

    21,60 gam.

  • B

    25,32 gam.

  • C

    29,04 gam.

  • D

    24,20 gam.

Câu 14 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A

    15,6.

  • B

    10,5.

  • C

    11,5.

  • D

    12,3.

Câu 15 :

Cho 8,37 gam hỗn hợp (Fe, Cu, Al) tác dụng hoàn toàn với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng được 0,2 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối tạo thành là

  • A

    27,57 gam.

  • B

    21,17 gam.

  • C

    46,77 gam.

  • D

    11,57 gam.

Câu 16 :

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 16,8 gam Fe ; 2,7 gam Al và 5,4 gam Ag tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư chỉ thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là

  • A

    1,20 mol.

  • B

    1,25 mol.

  • C

    1,45 mol.

  • D

    1,85 mol.

Câu 17 :

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) là

  • A

    1,0 lít.

  • B

    0.6 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    1,2 lít.

Câu 18 :

Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu dược 1,12 lít khí NO ở đktc ( không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là

  • A
    4,32
  • B
    6,31
  • C
    3,76
  • D

    5,46 

Câu 19 :

Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và KHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 (tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là:

  • A
    275      
  • B
    323
  • C
    320
  • D
    327
Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, MgO được hòa tan hoàn toàn vào HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Cu có trong X là

  • A
    6,4 gam
  • B
     9,6 gam 
  • C
    12,8 gam  
  • D
    3,2 gam
Câu 21 :

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:

  • A
    360 ml 
  • B
    240 ml    
  • C
    400 ml  
  • D
    120 ml

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được khí mùi hắc. Khí đó là

  • A

    H2S.    

  • B

    SO2.      

  • C

    CO­2.   

  • D

    O3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí mùi hắc là SO2 (xem lại phần lí thuyết kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa)

Câu 2 :

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau phản ứng thu được dung dịch muối và sản phẩm khử X. X không thể là

  • A

    H2S. 

  • B

    S. 

  • C

    SO3.  

  • D

    SO2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các sản phẩm khử của H2SO4 đặc là H2S, S, SO2 (xem lại phần lí thuyết kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa)

=> X không thể là SO3

Câu 3 :

Dãy kim loại nào sau đây đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng và đặc nguội ?

  • A

    K, Fe, Mg, Zn.  

  • B

    Na, Cu, Al, Mg. 

  • C

    Mg, Zn, K, Na.  

  • D

    Fe, Al, Cu, K.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học thì không tác dụng với H2SO4 loãng => loại B và D vì có Cu

Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội => loại A

Câu 4 :

Cho viên kẽm tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

  • A

    26.

  • B

    22.

  • C

    24.

  • D

    23.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

$4\overset{0}{\mathop{Zn}}\,\text{ }+\text{ }10H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\text{}4\overset{+2}{\mathop{Zn}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}+\text{ }\overset{3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}N{{O}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}O$

$\begin{align}  & 4\text{x} \\  &  \\  & 1\text{x} \\ \end{align}$$\left| \begin{align}  & \overset{0}{\mathop{Zn}}\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,+2e \\  & \overset{+5}{\mathop{N}}\,+8e\to \overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}N{{O}_{3}} \\ \end{align} \right.$

 

 

 

Câu 5 :

Cho nhôm tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí N2O. Sau khi đã cân bằng, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là: 

  • A

    8 và 30. 

  • B

    8 và 3.  

  • C

    8 và 15.  

  • D

    8 và 6.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

$8\overset{0}{\mathop{Al}}\,\text{ }+\text{ 3}0H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\text{8}\overset{+3}{\mathop{Al}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{}{{\overset{+1}{\mathop{3N}}\,}_{2}}O+\text{ 15}{{H}_{2}}O$

$\begin{align}  & 8\text{x} \\  &  \\  & 3\text{x} \\ \end{align}$$\,\,\left| \begin{align}  & \overset{0}{\mathop{Al}}\,\to \overset{+3}{\mathop{Al}}\,+3e \\  & \overset{+5}{\mathop{2N}}\,+8e\to {{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O \\ \end{align} \right.$

=> số nguyên tử Al bị oxi hóa là 8

=> Số phân tử HNO3 bị khử là 3.2 = 6

Câu 6 :

Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được V lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A

    0,56.

  • B

    1,12.

  • C

    0,84.

  • D

    3,36.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình cho – nhận e:

$\begin{align}  & Al\to\overset{+3}{\mathop{Al}}\,+3e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2\overset{+5}{\mathop{N}}\,+8e\to{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O \\  & 0,1\to \,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,0,0375 \\ \end{align}$

=> VN2O = 0,0375.22,4 = 0,84 lít

Câu 7 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  ne nhận = 2nSO2

+) nFe = necho / 3 = ne nhận / 3

+) ${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$

+) mmuối = mFe + mSO4

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,15 mol => ne nhận = 2nSO2 = 0,3 mol

=> nFe = necho / 3 = ne nhận / 3 = 0,1 mol

${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$ = 0,15 mol

=> mmuối = mFe + mSO4 = 0,1.56 + 0,15.96 = 20 gam

Câu 8 :

Cho 4,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Kim loại R là

  • A

    Mg.

  • B

    Al.

  • C

    Fe.

  • D

    Cu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng bảo toàn electron: $n.{{n}_{R}}=\text{ }{{n}_{NO2}}~\to n.\frac{4,8}{{{M}_{R}}}=0,4\,\,\to \,\,{{M}_{R}}=12n$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng bảo toàn electron: $n.{{n}_{R}}=\text{ }{{n}_{NO2}}~\to n.\frac{4,8}{{{M}_{R}}}=0,4\,\,\to \,\,{{M}_{R}}=12n$

=> R là Mg

Câu 9 :

Để hoàn tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng 500 ml dung dịch HNO3 (lấy dư 25% so với lượng cần thiết), thu được khí NO duy nhất. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

  • A

    3,0M.

  • B

    2,0M.

  • C

    1,0M.

  • D

    2,5M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO

+) nHNO3 phản ứng = 4nNO

+) HNO3 lấy dư 25% => nHNO3 ban đầu = 0,4.1,25

Lời giải chi tiết :

nCu = 0,15 mol

Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO => nNO = 0,1 mol

=> nHNO3 phản ứng = 4nNO = 4.0,1 = 0,4 mol

HNO3 lấy dư 25% => nHNO3 ban đầu = 0,4.1,25 = 0,5 mol

=> CM HNO3 = 0,5 / 0,5 = 1M

Câu 10 :

Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc nóng dư, thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. M là kim loại

  • A

    Cu.

  • B

    Mg.

  • C

    Fe.

  • D

    Ca.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ta thấy : $\frac{37,8}{0,3}=126={{M}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}}}$ => chất rắn thu được chỉ gồm Na2SO3

+) Bảo toàn S: nSO2 = nNa2SO3

+) Bảo toàn e:  n.nM = 2nSO2  =>  $n.\frac{19,2}{M}=2.0,3\,\,\to \,\,M=32n$

=> kim loại M là Cu

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,6 mol

ta thấy : $\frac{37,8}{0,3}=126={{M}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}}}$ => chất rắn thu được chỉ gồm Na2SO3

Bảo toàn S: nSO2 = nNa2SO3 = 0,3 mol

Bảo toàn e:  n.nM = 2nSO2  =>  $n.\frac{19,2}{M}=2.0,3\,\,\to \,\,M=32n$

=> kim loại M là Cu

Câu 11 :

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được

  • A

    0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4

  • B

    0,06 mol Fe2(SO4)3 và 0,03 mol FeSO4.

  • C

    0,12 mol FeSO4.   

  • D

    0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giả sử Fe tạo 2 muối FeSO4 (x mol) và Fe2(SO4)3 (y mol)

+) Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,12  (1)

+) ne nhận = ne cho  = 2x + 2.3y = 2x + 6y

+) ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }x\text{ }+\text{ }3y$

+) Bảo toàn nguyên tố S:  nH2SO4 = nSO4 + nSO2

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,12 mol

Giả sử Fe tạo 2 muối FeSO4 ( x mol) và Fe2(SO4)3 (y mol)

Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,12  (1)

ne nhận = ne cho  = 2x + 2.3y = 2x + 6y

=> ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }x\text{ }+\text{ }3y$

Bảo toàn nguyên tố S:  nH2SO4 = nSO4 + nSO2 => 0,3 = x + 3y + x + 3y   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,06;  y = 0,03

Vậy sau phản ứng thu được 0,06 mol FeSO4 và 0,03 mol Fe2(SO4)3

Câu 12 :

Cho 30 gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng nóng thấy có V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và sau phản ứng còn lại 4,8 gam sắt chưa tan. Giá trị của V là

  • A

    10,08.

  • B

    6,72.

  • C

    8,96.

  • D

    8,4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Phản ứng còn lại 4,8 gam Fe không tan => có 30 – 4,8 = 25,2 gam Fe phản ứng, thu được Fe(NO3)2

+) Bảo toàn e: 2nFe = 3nNO

Lời giải chi tiết :

Phản ứng còn lại 4,8 gam Fe không tan => có 30 – 4,8 = 25,2 gam Fe phản ứng, thu được Fe(NO3)2

nFe phản ứng = 0,45 mol

Bảo toàn e: 2nFe = 3nNO => nNO = 0,3 mol

=> VNO = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 13 :

Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là

  • A

    21,60 gam.

  • B

    25,32 gam.

  • C

    29,04 gam.

  • D

    24,20 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Giả sử tạo thành 2 muối Fe(NO3)2 x mol và Fe(NO3)3 y mol

+) Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = nFe(NO3)2 + nFe(NO3)3

+)  nHNO3 = 4nNO  => nNO = 0,4 / 4

+) Bảo toàn e: 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 = 3nNO  

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,12 mol;  nHNO3 = 0,125.3,2 = 0,4 mol

Giả sử tạo thành 2 muối Fe(NO3)2 x mol và Fe(NO3)3 y mol

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = nFe(NO3)2 + nFe(NO3)3 => x + y = 0,12  (1)

Ta có: nHNO3 = 4nNO  => nNO = 0,4 / 4 = 0,1 mol

Bảo toàn e: 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 = 3nNO  =>  2x + 3y = 0,1.3   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,06 mol

=> mmuối = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 25,32 gam

Câu 14 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A

    15,6.

  • B

    10,5.

  • C

    11,5.

  • D

    12,3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) X + HCl => chỉ có Al phản ứng

    Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2

+) X + HNO­3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng

     Bảo toàn e: 2nCu = nNO2

Lời giải chi tiết :

X + HCl => chỉ có Al phản ứng

nH2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2 => nAl  = 2.0,15 / 3 = 0,1 mol

X + HNO­3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng

nNO2 = 0,3 mol

Bảo toàn e: 2nCu = nNO2 => nCu = 0,3 / 2 = 0,15 mol

=> m = mAl + mCu = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam

Câu 15 :

Cho 8,37 gam hỗn hợp (Fe, Cu, Al) tác dụng hoàn toàn với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng được 0,2 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối tạo thành là

  • A

    27,57 gam.

  • B

    21,17 gam.

  • C

    46,77 gam.

  • D

    11,57 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }0,2\text{ }mol$

+) mmuối = mkim loại + mSO4

Lời giải chi tiết :

Ta có : ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }0,2\text{ }mol$

=> khối lượng muối tạo thành là: mmuối = mkim loại + mSO4 = 8,37 + 0,2.96 = 27,57 gam

Câu 16 :

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 16,8 gam Fe ; 2,7 gam Al và 5,4 gam Ag tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư chỉ thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là

  • A

    1,20 mol.

  • B

    1,25 mol.

  • C

    1,45 mol.

  • D

    1,85 mol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có: \({{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\dfrac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}\)

Bảo toàn nguyên tố S: \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\text{ }{{n}_{S{{O}_{2}}}}+\text{ }{{n}_{SO_{4}^{2-}}}\)

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,3 mol; nAl = 0,1 mol; nAg = 0,05 mol

Ta có: \({{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\dfrac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\dfrac{0,3.3+0,1.3+0,05.1}{2}=0,625\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố S: \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\text{ }{{n}_{S{{O}_{2}}}}+\text{ }{{n}_{SO_{4}^{2-}}}\) = 0,625.2 = 1,25 mol

Câu 17 :

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) là

  • A

    1,0 lít.

  • B

    0.6 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    1,2 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hỗn hợp khi tạo thành muối Fe(II)

+) Bảo toàn e: ne cho = 2nFe + 2nCu = 3nNO

+) nNO3 = ne cho

+) Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 + nNO

Lời giải chi tiết :

HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hỗn hợp khi tạo thành muối Fe(II)

Bảo toàn e: ne cho = 2nFe + 2nCu = 3nNO => nNO = 0,2 mol

Ta có: nNO3 = ne cho = 0,6

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 + nNO = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol

=> VHNO3 = 0,8 lít

Câu 18 :

Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu dược 1,12 lít khí NO ở đktc ( không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là

  • A
    4,32
  • B
    6,31
  • C
    3,76
  • D

    5,46 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn e => nOH-

Bảo toàn KL có mkết tủa = mKL + mOH-

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn e có 2nMg + 3nAl + 2nCu = 3nNO = 0,15 mol

Khối lượng kết tủa thu được lớn nhất khi kết tủa hoàn toàn Mg(OH)2, Al(OH)3 và Cu(OH)2

=> nOH- = 2nMg + 3nAl + 2nCu = 0,15 mol

=> mkết tủa = mKL + mOH = 2,91 + 0,15.17 = 5,46 gam

Câu 19 :

Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và KHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 (tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là:

  • A
    275      
  • B
    323
  • C
    320
  • D
    327

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Biện luận để chứng tỏ sản phẩm có muối NH4+

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố để tính m

Lời giải chi tiết :

Đặt nN2O = x mol; nH2 = y mol

(1) n hh = x + y = 0,25 mol;

(2) m hh = 44x + 2y = 0,25. 13,6.2 = 6,8

Giải hệ trên ta có: x = 0,15 và y = 0,1

Ta có: nMg = 0,9 mol

Do sau phản ứng thu được khí H2 nên NO3- đã phản ứng hết. Vì vậy muối thu được chỉ gồm muối sunfat.

Ta thấy: 2.nMg > 8.nN2O + 2.nH2 nên chứng tỏ sản phẩm có muối NH4+

Bảo toàn electron ta có:

2.nMg = 8.nN2O+ 2.nH2+ 8.nNH4+ => 2.0,9 = 8.0,15 + 2.0,1 + 8.nNH4+

=> nNH4+ = 0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố N ta có: nNaNO3 = nNH4++ 2.nN2O = 0,35 mol

nKHSO4 = nH+ = 10.nN2O+ 2.nH2+10.nNH4+ = 2,2 mol

Muối chứa 0,9 mol Mg2+; 2,2 mol K+; 0,35 mol Na+; 0,05 mol NH4+; 2,2 mol SO42-

→ m = 0,9.24 + 2,2.39 + 0,35.23+ 0,05.18 + 2,2.96 =327,55 gam gần nhất với giá trị 327.

Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, MgO được hòa tan hoàn toàn vào HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Cu có trong X là

  • A
    6,4 gam
  • B
     9,6 gam 
  • C
    12,8 gam  
  • D
    3,2 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với H2SO4 loãng dư chỉ có Mg phản ứng sinh ra khí H=> nMg=nH2

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3 dư => Chỉ có Cu và Mg (kim loại thay đổi số oxi hóa)

BT e: nCu=(3nNO-2nMg)/2=>nCu

Lời giải chi tiết :

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với H2SO4 loãng dư chỉ có Mg phản ứng sinh ra khí H=> nMg=nH2=0,15 mol

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3 dư => Chỉ có Cu và Mg (kim loại thay đổi số oxi hóa)

BT e: nCu=(3nNO-2nMg)/2=0,15 mol

=>mCu=0,15.64=9,6 gam

Câu 21 :

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:

  • A
    360 ml 
  • B
    240 ml    
  • C
    400 ml  
  • D
    120 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Bảo toàn electron: Σ ne cho = 3nFe + 2nCu

+ nH+ = 2nH2SO4

+ Viết PT bán phản ứng: NO3-  + 3e + 4H+ → NO + 2H2O

=> nH+ => nOH-

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,02 mol nCu = 0,03 mol

→ Σ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol

nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,4.0,5 = 0,4 mol

nNO3- = 0,08 mol (Ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)

NO3 + 3e + 4H+ → NO + 2H2O

Do \(\frac{{0,12}}{3} < \frac{{0,08}}{1} < \frac{{0,4}}{3}\) 

→ kim loại hết và H+

NO3 + 3e  +   4H+ → NO + 2H2O

          0,12 → 0,16

→ nH+ dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol →

Σ nOH– (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36 mol

→ V = 0,36 lít hay 360 ml

close