Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Các amin đều có thể kết hợp với proton.

  • B

    Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.     

  • C

    Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

  • D

    CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

Câu 2 :

Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì :

  • A

    Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • B

    Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • C

    Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • D

    Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.

Câu 3 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh ?

  • A

    Anilin.

  • B

    Etylamin.

  • C

    amoni clorua.

  • D

    p-nitroanilin.

Câu 4 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

  • A

    NH3.

  • B

    CH3NH2.

  • C

    C2H5NH2.

  • D

    (CH3)2NH.

Câu 5 :

So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?

  • A

    NH3 > CH3NH2 > (C2H5)2NH > C2H5NH2 > (CH3)2NH.

  • B

    (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3

  • C

    C2H5NH2 < (C2H5)2NH < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH.

  • D

    (C2H5)2NH < CH3NH2 < (CH3)2NH < C2H5NH2 < NH3.

Câu 6 :

Cho các chất : (1) C6­H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là

  • A

    (4), (1), (3), (2).

  • B

    (3), (1), (2), (4).

  • C

    (4), (1), (2), (3).          

  • D

    (4), (2), (3), (1).

Câu 7 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?

  • A

    C6H5NH2.

  • B

    (C6H5)2NH.    

  • C

    C6H5CH2NH2.

  • D

    p-CH3C6H4NH2.        

Câu 8 :

Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là

  • A

    3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • B

    2 > 3 > 4 > 1 > 5 > 6.

  • C

    2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • D

    3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.

Câu 9 :

Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là

  • A

    đimetylamin, etylamin, amoniac, anilin, p-nitroanilin.

  • B

    p-nitroanilin, anilin, amoniac, đimetylamin, etylamin.

  • C

    amoniac, p-nitroanilin, anilin, etylamin, đimetylamin.

  • D

     p-nitroanilin, anilin, amoniac, etylamin, đimetylamin.

Câu 10 :

Cho 5 chất : (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là

  • A

    (4), (2), (1), (5), (3).

  • B

    (3), (5), (2), (1), (4).

  • C

    (3), (1), (5), (2), (4).

  • D

    (4), (1), (2), (5), (3).

Câu 11 :

Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :

  • A

    (3) < (2) < (1) < (4).

  • B

    (2) < (3) < (1) < (4).

  • C

    (2) < (3) < (4) < (1).

  • D

    (4) < (1) < (2) < (3).

Câu 12 :

Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 13 :

Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

  • A

    6

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Câu 14 :

Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

  • A
    Br2.
  • B
    NaOH.
  • C
    HCl.
  • D
    HCOOH.
Câu 15 :

Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

  • A

    Có khả năng nhường proton.      

  • B

    Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

  • C

    Xuất phát từ amoniac.              

  • D

    Phản ứng được với dung dịch axit.

Câu 16 :

Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin

  • A
    Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       
  • B
    CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
  • C
    CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        
  • D
    C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl
Câu 17 :

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

  • A

    HCl.

  • B

    H2SO4.

  • C

    NaOH.

  • D

    Qùy tím. 

Câu 18 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.

Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Sau cả ba bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp.
  • B
    Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt.
  • C
    Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
  • D
    Thay NaOH bằng cách sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.
Câu 19 :

Cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A
    ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
  • B
    ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.
  • C
    ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
  • D
    ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó phân lớp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Các amin đều có thể kết hợp với proton.

  • B

    Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.     

  • C

    Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

  • D

    CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A đúng vì trên nguyên tử nitơ của các amin đều có cặp electron tự do nên đều có thể kết hợp với proton.

B đúng vì metylamin có gốc CH3 đẩy e, còn anilin có gốc C6H5 hút e.

C sai vì anilin có gốc C6H5 hút e nên tính bazơ yếu hơn NH3.

D đúng vì amin no, mạch hở có a = 0 → CTTQ : CnH2n+2+kNk

Câu 2 :

Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì :

  • A

    Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • B

    Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • C

    Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

  • D

    Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính bazơ của amin do cặp e chưa liên kết của nguyên tử nitơ. Mật độ e trên nguyên tử nitơ càng tăng thì tính bazơ càng mạnh và ngược lại. Nhóm metyl là nhóm đẩy e nên làm tăng mật độ e của nguyên tử nitơ, còn nhóm phenyl là nhóm hút e nên làm giảm mật độ e của nguyên tử nitơ.

Câu 3 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh ?

  • A

    Anilin.

  • B

    Etylamin.

  • C

    amoni clorua.

  • D

    p-nitroanilin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Anilin không làm đổi màu quỳ.

Etylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ tím chuyển màu xanh

Amoni clorua (NH4Cl) là muối của bazơ yếu và axit mạnh → làm quỳ chuyển màu đỏ

p-nitroanilin không làm đổi màu quỳ

Câu 4 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

  • A

    NH3.

  • B

    CH3NH2.

  • C

    C2H5NH2.

  • D

    (CH3)2NH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

(CH3)2NH là amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và mạnh hơn amoniac

→ Chất có lực bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH

Câu 5 :

So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?

  • A

    NH3 > CH3NH2 > (C2H5)2NH > C2H5NH2 > (CH3)2NH.

  • B

    (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3

  • C

    C2H5NH2 < (C2H5)2NH < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH.

  • D

    (C2H5)2NH < CH3NH2 < (CH3)2NH < C2H5NH2 < NH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lực bazơ của C2H5NH2 > CH3NH2 và (C2H5)2NH > (CH3)2NH

Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên

→ thứ tự sắp xếp là : (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3

Câu 6 :

Cho các chất : (1) C6­H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là

  • A

    (4), (1), (3), (2).

  • B

    (3), (1), (2), (4).

  • C

    (4), (1), (2), (3).          

  • D

    (4), (2), (3), (1).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

 Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Vì gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2

NH3 không có gốc đẩy hay hút e

→ thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2)

Câu 7 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?

  • A

    C6H5NH2.

  • B

    (C6H5)2NH.    

  • C

    C6H5CH2NH2.

  • D

    p-CH3C6H4NH2.        

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Gốc C6H5CH2- là gốc đẩy e yếu

Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của C6H5NH2 yếu hơn p-CH3C6H4NH2

(C6H5)2NH có 2 gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)2NH yếu hơn C6H5NH2

→ Chất có tính bazơ yếu nhất là (C6H5)2NH

Câu 8 :

Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là

  • A

    3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • B

    2 > 3 > 4 > 1 > 5 > 6.

  • C

    2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • D

    3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e

(2) C6H5NH2 có nhóm C6H5- hút e

(3) p-NO2C6H4NH2 :

Vì NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2 → (3) < (2)

(4) p-CH3C6H4NH2

Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2 mạnh hơn C6H5NH2 → (2) < (4)

(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e

(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2  → (5) < (6)

→ thứ tự sắp xếp là :  3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6

Câu 9 :

Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là

  • A

    đimetylamin, etylamin, amoniac, anilin, p-nitroanilin.

  • B

    p-nitroanilin, anilin, amoniac, đimetylamin, etylamin.

  • C

    amoniac, p-nitroanilin, anilin, etylamin, đimetylamin.

  • D

     p-nitroanilin, anilin, amoniac, etylamin, đimetylamin.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng : các chất xếp sau có tính bazơ mạnh hơn chất trước

A, B sai vì đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e

C sai vì NH3 không có gốc đẩy hay hút e nên tính bazơ mạnh hơn p-nitroanilin có gốc p-NO2C6H4 hút e

D đúng vì

p-nitroanilin có gốc NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2

đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e

Câu 10 :

Cho 5 chất : (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là

  • A

    (4), (2), (1), (5), (3).

  • B

    (3), (5), (2), (1), (4).

  • C

    (3), (1), (5), (2), (4).

  • D

    (4), (1), (2), (5), (3).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e

(2) CH3NH2 có gốc CH3- đẩy e → (2) > (1)

(3) KOH là bazơ mạnh nên có tính bazơ mạnh nhất trong các chất

(4) C6H5NH2 có gốc C6H5- hút e → (1) > (4)

(5) (CH3)2NH có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) > (2)

→ thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần là : (3), (5), (2), (1), (4)

Câu 11 :

Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :

  • A

    (3) < (2) < (1) < (4).

  • B

    (2) < (3) < (1) < (4).

  • C

    (2) < (3) < (4) < (1).

  • D

    (4) < (1) < (2) < (3).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn metylamin → (1) < (4)

Điphenylamin có 2 gốc C6H5- hút e → lực bazơ yếu hơn phenylamin → (3) < (2)

→ thứ tự tăng dần lực bazơ là : (3) < (2) < (1) < (4)

Câu 12 :

Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm xanh giấy quỳ tím

C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ

Câu 13 :

Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

  • A

    6

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ

CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh

NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh

K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh

→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu

Câu 14 :

Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

  • A
    Br2.
  • B
    NaOH.
  • C
    HCl.
  • D
    HCOOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học đã học về anilin

Lời giải chi tiết :

B. anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng với NaOH

C. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

D. C6H5NH2 + HCOOH → HCOONH3C6H5

Câu 15 :

Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

  • A

    Có khả năng nhường proton.      

  • B

    Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

  • C

    Xuất phát từ amoniac.              

  • D

    Phản ứng được với dung dịch axit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trên nguyên tử N của amin và amoniac đều có chứa đôi e, nên dễ dàng nhận H+

Câu 16 :

Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin

  • A
    Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       
  • B
    CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
  • C
    CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        
  • D
    C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính bazơ của amin thể hiện ở khả năng tác dụng với axit, phản ứng thủy phân trong nước hay dung dịch muối có tính axit

Lời giải chi tiết :

Đáp án A, B, D đều là phản ứng thể hiện tính bazơ của amin

Chỉ có đáp án C là phản ứng oxi hóa - khử, không phải là phản ứng axit - bazơ

Câu 17 :

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

  • A

    HCl.

  • B

    H2SO4.

  • C

    NaOH.

  • D

    Qùy tím. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Amin có tính bazơ nên không tác dụng với dung dịch kiềm

Lời giải chi tiết :

NaOH là dung dịch kiềm nên không tác dụng với C2H5NH2

Câu 18 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.

Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Sau cả ba bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp.
  • B
    Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt.
  • C
    Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
  • D
    Thay NaOH bằng cách sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại bài amin

Lời giải chi tiết :

Bước 1: C6H5NH2 không tan trong nước nên tách thành 2 lớp

Bước 2: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Với C6H5NH3Cl là chất tan tốt trong nước nên dung dịch thu được đồng nhất, trong suốt

Bước 3: NaOH + C6H5NH3Cl → C6H5OH + NaCl + H2O

⟹ C6H5NH2 lại tách lớp với dung dịch

A sai vì bước 2 ống nghiệm không tách lớp

B đúng

C sai vì chỉ tách lớp và tổn tại dạng chất lỏng chứ không có kết tủa rắn

D sai vì CO2 không phản ứng với C6H5NH3Cl nên không có hiện tượng gì

Câu 19 :

Cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A
    ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
  • B
    ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.
  • C
    ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
  • D
    ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó phân lớp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khi cho anilin vào nước ta thấy dung dịch bị đục do anilin ít tan trong nước.

- Khi thêm dung dịch HCl vào ta thấy dung dịch trong suốt do có phản ứng tạo muối tan tốt trong nước.

PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.

- Tiếp tục thêm NaOH dư vào dung dịch thu được ta thấy hiện tượng phân lớp do sản phẩm tạo ra chứa C6H5NH2 ít tan trong nước.

PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.

Vậy hiện tượng quan sát được là ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.

close