Trắc nghiệm Bài 21. Điều chế kim loại - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

  • A

    cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

  • B

    oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • C

    khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • D

    cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Câu 2 :

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

  • A

    bị khử.        

  • B

    nhận proton.           

  • C

    bị oxi hoá.    

  • D

    cho electron.

Câu 3 :

Dãy gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

  • A

    Fe và Ca.                                

  • B

    Mg và Na.   

  • C

    Ag và Cu.        

  • D

    Fe và Ba.

Câu 4 :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

  • A

    Cu2+, Mg2+, Pb2+.   

  • B

    Cu2+, Ag+, Na+.        

  • C

    Sn2+, Pb2+, Cu2+.      

  • D

    Pb2+, Ag+, Al3+.

Câu 5 :

Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch ?

  • A

    Ag

  • B

    Mg

  • C

    Cu

  • D

    Fe

Câu 6 :

Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNOtheo phương pháp thuỷ luyện?

  • A

    2AgNO3   + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2                                                                            

  • B

    2AgNO3  → 2Ag + 2NO2 + O2

  • C

    4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 +  O2                                                      

  • D

    Ag2O + CO → Ag + CO2

Câu 7 :

Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

  • A

    AgNO3.       

  • B

    HNO3.            

  • C

    Cu(NO3)2.   

  • D

    Fe(NO3)2.

Câu 8 :

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

  • A

    HCl.               

  • B

    Fe2(SO4)3.          

  • C

    NaOH.                

  • D

    HNO3.

Câu 9 :

Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại hết tạp chất và thu được tấm kim loại vàng sạch ?

  • A

    dd Al2(SO4)3 dư.      

  • B

    dd Zn(NO3)2 dư.               

  • C

    dd Fe2(SO4)3 dư.     

  • D

    dd AgNO3 dư.

Câu 10 :

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?

  • A

    Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...            

  • B

    Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

  • C

    Các kim loại như Al, Zn, Fe...

  • D

    Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Câu 11 :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:

  • A

    Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.                           

  • B

    Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al.

  • C

    Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy. 

  • D

    Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.

Câu 12 :

Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    Mg, Al, Cu, Fe.          

  • B

    Al, Zn, Cu, Ag.        

  • C

    Na, Ca, Al, Mg.      

  • D

    Zn, Fe, Pb, Cr.

Câu 13 :

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

  • A

    Cu, Al, Mg.              

  • B

    Cu, Al, MgO.  

  • C

    Cu, Al2O3, Mg.  

  • D

    Cu, Al2O3, MgO.

Câu 14 :

Hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại ?

  • A

    CaO, CuO, Fe2O3, MnO2.                   

  • B

    CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO.

  • C

    CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO.

  • D

    HgO, Al2O3, Fe3O4, CuO.

Câu 15 :

Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

  • A

    Na, Ca, Al.                    

  • B

    Na, Ca, Zn.          

  • C

    Na, Cu, Al.      

  • D

    Fe, Ca, Al.

Câu 16 :

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là

  • A

    Ni, Cu, Ag.                

  • B

    Li, Ag, Sn.            

  • C

    Ca, Zn, Cu.      

  • D

    Al, Fe, Cr.

Câu 17 :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

  • A

    điện phân nóng chảy.

  • B

    điện phân dung dịch.   

  • C

    nhiệt luyện.      

  • D

    thủy luyện.

Câu 18 :

Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?

  • A

    Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu.         

  • B

    2CuSO4 + 2H2O →  2Cu + O2 + 2H2SO4.

  • C

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4. 

  • D

    Cu + 2AgNO3 →  2Ag + Cu(NO3)2.

Câu 19 :

Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?

  • A

    Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.                

  • B

    Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • C

    Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • D

    Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.

Câu 20 :

Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    5.

  • D

    6.

Câu 21 :

Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là

  • A

    CuSO4             

  • B

    AgNO3                       

  • C

    KCl          

  • D

    K2SO4.

Câu 22 :

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

  • C

    Cho Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Câu 23 :

Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:

(1) Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.                              

(2) Điện phân KCl nóng chảy.           

(3) Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl                                               

(4) Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.

(5) Điện phân nóng chảy KOH

Phương pháp nào thu được K?

  • A

    Chỉ có 1, 2.   

  • B

    Chỉ có 2, 5. 

  • C

    Chỉ có 3, 4, 5. 

  • D

    1, 2, 3, 4, 5.

Câu 24 :

Từ các nguyên liệu NaCl, CaCO3, H2O, K2CO3 và các điều kiện cần thiết có đủ, có thể điều chế được các đơn chất nào ?

  • A

    Na, Cl2, C, H2, Ca, K.                  

  • B

     Ca, Na, K, C, Cl2, O2        

  • C

    Na, H2, Cl2, C, Ca, O2 

  • D

    Ca, Na, K, H2, Cl2, O2

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm

  • A

    Cu                                                         

  • B

    Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4                           

  • C

    Cu, MgO, Fe3O4

  • D

    Cu, MgO.

Câu 26 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;                                        

(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4;

(5) Nhiệt phân Hg(NO3)2;

(6) Đốt Ag2S trong không khí;

(7)  Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Câu 27 :

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:

  • A

    1 đơn chất và 2 hợp chất.              

  • B

    3 đơn chất.

  • C

    2 đơn chất và 2 hợp chất. 

  • D

    2 đơn chất và 1 hợp chất.

Câu 28 :

Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế  được bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A

    Fe, Cu, Pb.

  • B

    Fe, Cu, Ba.     

  • C

    Na, Fe, Cu.

  • D

    Ca, Al, Fe.

Câu 29 :

Phản ứng nào sau đây mô tả quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện? (coi điều kiện có đủ)

  • A
    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
  • B
    2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.
  • C
    CuO + H2 → Cu + H2O.
  • D
    CuCl2 → Cu + Cl2.
Câu 30 :

Kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cả 3 phương pháp (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân dung dịch muối)?

  • A
    Mg.
  • B
    Al.
  • C
    Ca.
  • D
    Cu.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

  • A

    cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

  • B

    oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • C

    khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • D

    cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

Câu 2 :

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

  • A

    bị khử.        

  • B

    nhận proton.           

  • C

    bị oxi hoá.    

  • D

    cho electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ion kim loại bị khử : Mn+ + ne → M

Câu 3 :

Dãy gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

  • A

    Fe và Ca.                                

  • B

    Mg và Na.   

  • C

    Ag và Cu.        

  • D

    Fe và Ba.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là những kim loại đứng sau Mg

=> 2 kim loại là Ag và Cu

Câu 4 :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

  • A

    Cu2+, Mg2+, Pb2+.   

  • B

    Cu2+, Ag+, Na+.        

  • C

    Sn2+, Pb2+, Cu2+.      

  • D

    Pb2+, Ag+, Al3+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử là những kim loại đứng sau Zn : Sn2+, Pb2+, Cu2+.

Câu 5 :

Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch ?

  • A

    Ag

  • B

    Mg

  • C

    Cu

  • D

    Fe

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại khử được ion Fe2+ trong dung dịch là kim loại đứng trước Fe trong dãy điện hóa

Câu 6 :

Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNOtheo phương pháp thuỷ luyện?

  • A

    2AgNO3   + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2                                                                            

  • B

    2AgNO3  → 2Ag + 2NO2 + O2

  • C

    4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 +  O2                                                      

  • D

    Ag2O + CO → Ag + CO2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương pháp thủy luyện là dùng các kim loại mạnh hơn (như Mg, Al) để khử ion kim loại thành kim loại cần điều chế => phương trình hóa học: 2AgNO3   + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2

Câu 7 :

Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

  • A

    AgNO3.       

  • B

    HNO3.            

  • C

    Cu(NO3)2.   

  • D

    Fe(NO3)2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch AgNO3. Sau phản ứng chỉ thu được kim loại Ag

PTHH: 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 8 :

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

  • A

    HCl.               

  • B

    Fe2(SO4)3.          

  • C

    NaOH.                

  • D

    HNO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 vì Fe và Cu phản ứng với Fe2(SO4)3 không sinh ra kim loại => thu được Ag nguyên chất

PTHH: Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4

              Cu + Fe2(SO4)3 → FeSO4 + CuSO4

Câu 9 :

Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại hết tạp chất và thu được tấm kim loại vàng sạch ?

  • A

    dd Al2(SO4)3 dư.      

  • B

    dd Zn(NO3)2 dư.               

  • C

    dd Fe2(SO4)3 dư.     

  • D

    dd AgNO3 dư.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3 vì sau phản ứng không tạo ra kim loại mới

PTHH: Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4 

Câu 10 :

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?

  • A

    Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...            

  • B

    Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

  • C

    Các kim loại như Al, Zn, Fe...

  • D

    Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

Câu 11 :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:

  • A

    Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.                           

  • B

    Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al.

  • C

    Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy. 

  • D

    Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại đứng sau Al

Câu 12 :

Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    Mg, Al, Cu, Fe.          

  • B

    Al, Zn, Cu, Ag.        

  • C

    Na, Ca, Al, Mg.      

  • D

    Zn, Fe, Pb, Cr.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại đứng sau Al : Zn, Fe, Pb, Cr

Câu 13 :

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

  • A

    Cu, Al, Mg.              

  • B

    Cu, Al, MgO.  

  • C

    Cu, Al2O3, Mg.  

  • D

    Cu, Al2O3, MgO.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khí CO chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al

=> chỉ khử được CuO, hỗn hợp thu được gồm Cu, Al2O3, MgO

Câu 14 :

Hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại ?

  • A

    CaO, CuO, Fe2O3, MnO2.                   

  • B

    CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO.

  • C

    CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO.

  • D

    HgO, Al2O3, Fe3O4, CuO.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiđro có thể khử các oxit của kim loại đứng sau Al: CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO

Câu 15 :

Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

  • A

    Na, Ca, Al.                    

  • B

    Na, Ca, Zn.          

  • C

    Na, Cu, Al.      

  • D

    Fe, Ca, Al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Phương pháp điện phân nóng chảy muối, oxit hay bazơ của các kim loại từ Al trở về trước: Na, Ca, Al. 

Câu 16 :

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là

  • A

    Ni, Cu, Ag.                

  • B

    Li, Ag, Sn.            

  • C

    Ca, Zn, Cu.      

  • D

    Al, Fe, Cr.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là Ni, Cu, Ag

Câu 17 :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

  • A

    điện phân nóng chảy.

  • B

    điện phân dung dịch.   

  • C

    nhiệt luyện.      

  • D

    thủy luyện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

Câu 18 :

Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?

  • A

    Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu.         

  • B

    2CuSO4 + 2H2O →  2Cu + O2 + 2H2SO4.

  • C

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4. 

  • D

    Cu + 2AgNO3 →  2Ag + Cu(NO3)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Phản ứng A và D là phương pháp thủy luyện

- Phản ứng C là dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ

- Phản ứng B là điện phân muối CuSO4 trong nước

Câu 19 :

Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?

  • A

    Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.                

  • B

    Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • C

    Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • D

    Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2NaCl + 2H2O $\xrightarrow{đpmn}$ 2NaOH + H2 + Cl2

=> hiện tượng: xuất hiện khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot

Câu 20 :

Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    5.

  • D

    6.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được tất cả các kim loại trên.

- phương pháp điện phân nóng chảy: Na, Ca, Al

- phương pháp điện phân dung dịch: Fe, Cu, Ag

Câu 21 :

Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là

  • A

    CuSO4             

  • B

    AgNO3                       

  • C

    KCl          

  • D

    K2SO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là KCl vì

PTĐP:

2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4

4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + O2 + 4HNO3

KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2

Điện phân dung dịch K2SO4 chính là điện phân H2O ở 2 điện cực

Câu 22 :

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

  • C

    Cho Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn. Vì Fe loại bỏ được muối CuSO4 theo PTHH:

Fe + CuSO4 → FeSO4  + Cu

Câu 23 :

Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:

(1) Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.                              

(2) Điện phân KCl nóng chảy.           

(3) Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl                                               

(4) Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.

(5) Điện phân nóng chảy KOH

Phương pháp nào thu được K?

  • A

    Chỉ có 1, 2.   

  • B

    Chỉ có 2, 5. 

  • C

    Chỉ có 3, 4, 5. 

  • D

    1, 2, 3, 4, 5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Để điều chế K người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy muối và bazơ của K

=> điện phân nóng chảy KCl và KOH

Câu 24 :

Từ các nguyên liệu NaCl, CaCO3, H2O, K2CO3 và các điều kiện cần thiết có đủ, có thể điều chế được các đơn chất nào ?

  • A

    Na, Cl2, C, H2, Ca, K.                  

  • B

     Ca, Na, K, C, Cl2, O2        

  • C

    Na, H2, Cl2, C, Ca, O2 

  • D

    Ca, Na, K, H2, Cl2, O2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

NaCl → Na + Cl2

H2O → H2 + O2

H2 + Cl2 → 2HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CaCl2Ca + Cl2

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

KCl → K + Cl2

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm

  • A

    Cu                                                         

  • B

    Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4                           

  • C

    Cu, MgO, Fe3O4

  • D

    Cu, MgO.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Khí CO khử được các oxit của kim loại từ Zn trở về sau

+) Dung dịch NaOH hòa tan được Al, Al2O3, Al(OH)3

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  A{l_2}{O_3} \hfill \\  MgO \hfill \\  F{e_3}{O_4} \hfill \\  CuO \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{CO}}\left\{ \begin{gathered}  A{l_2}{O_3} \hfill \\  MgO \hfill \\  Fe \hfill \\  Cu \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH}}ddE(NaAl{O_2}) + {\text{G}}\left\{ \begin{gathered}  MgO \hfill \\  Fe \hfill \\  Cu \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{Cu{{(N{O_3})}_2}}}F\left\{ \begin{gathered}  MgO \hfill \\  Cu \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Câu 26 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;                                        

(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4;

(5) Nhiệt phân Hg(NO3)2;

(6) Đốt Ag2S trong không khí;

(7)  Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

(1) Mg + Fe2(SO4)3 dư  → MgSO4 + 2FeSO4  => không tạo thành kim loại

(2)  H2 không phản ứng với MgO => không tạo thành kim loại

(3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)3

(4) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4  => không tạo thành kim loại

(5) Hg(NO3)2 → Hg↓ + 2NO2 + O2

(6) Ag2S  + O2  →  2Ag + SO2

(7) 2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + O2 + 4HNO3

Vậy có 3 thí nghiệm không thu được kim loại

Câu 27 :

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:

  • A

    1 đơn chất và 2 hợp chất.              

  • B

    3 đơn chất.

  • C

    2 đơn chất và 2 hợp chất. 

  • D

    2 đơn chất và 1 hợp chất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  BaC{{\text{O}}_3} \hfill \\  Fe{(OH)_2} \hfill \\  Al{(OH)_3} \hfill \\  CuO \hfill \\  MgC{O_3} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{{t^o}}}\left\{ \begin{gathered}  Ba{\text{O}} \hfill \\  F{e_2}{O_3} \hfill \\  A{l_2}{O_3} \hfill \\  CuO \hfill \\  MgO \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + {H_2}O}}ddB\left\{ \begin{gathered}  Ba{(OH)_2} \hfill \\  Ba{(Al{O_2})_2} \hfill \\ \end{gathered}  \right. +  \downarrow C\left\{ \begin{gathered}  F{e_2}{O_3} \hfill \\  CuO \hfill \\  MgO \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + CO}}E\left\{ \begin{gathered}  Fe \hfill \\  Cu \hfill \\  MgO \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

=> E chứa tối đa 2 đơn chất và 1 hợp chất

Câu 28 :

Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế  được bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A

    Fe, Cu, Pb.

  • B

    Fe, Cu, Ba.     

  • C

    Na, Fe, Cu.

  • D

    Ca, Al, Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp nhiệt luyện (dùng kim loại mạnh để đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối) => dùng để điều chế các kim loại từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện (dùng kim loại mạnh để đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối) => dùng để điều chế các kim loại từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa

A. thỏa mãn

B. loại Ba

C. Loại Na.

D. Loại Ca

Câu 29 :

Phản ứng nào sau đây mô tả quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện? (coi điều kiện có đủ)

  • A
    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
  • B
    2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.
  • C
    CuO + H2 → Cu + H2O.
  • D
    CuCl2 → Cu + Cl2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đáp án B: Điện phân dung dịch

Đáp án C: Nhiệt luyện

Đáp án D: Điện phân nóng chảy

Câu 30 :

Kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cả 3 phương pháp (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân dung dịch muối)?

  • A
    Mg.
  • B
    Al.
  • C
    Ca.
  • D
    Cu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Phương pháp thủy luyện: thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu).

- Phương pháp nhiệt luyện: thường dùng trong công nghiệp với kim loại sau Al.

- Phương pháp điện phân:

    + Điện phân nóng chảy: thường dùng để điều chế kim loại hoạt động mạnh (từ Al trở về đầu dãy).

    + Điện phân dung dịch muối: thường dùng để điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu (sau Al trong dãy hoạt động hóa học).

Lời giải chi tiết :

Kim loại Cu được bằng cả 3 phương pháp (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân dung dịch muối).

close