Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Glucozơ và fructozơ tác dụng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

  • A

    Cu(OH)2.        

  • B

    Dd AgNO3/NH3.        

  • C

    Na.     

  • D

    Br2 (xt: Ni, to).

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Hợp chất hữu cơ X có CTĐGN là CH2O. X có phản ứng tráng bạc và hòa tan được Cu(OH)2 cho dd màu xanh lam. Vậy X là

  • A

    glucozơ.         

  • B

    saccarozơ.      

  • C

    tinh bột.          

  • D

    xenlulozơ.

Câu 3 :

Đường mía là gluxit nào sau đây?

  • A

    Glucozơ.        

  • B

    Saccarozơ.                  

  • C

    Mantozơ.        

  • D

    Fructozơ.

Câu 4 :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

  • A

    dd AgNO3/NH3.

  • B

    Ca(OH)2, CO2.

  • C

    Cu(OH)2.

  • D

    cả A, B, C.

Câu 5 :

Chất nào sau đây là đồng phân của saccarozơ?

  • A

    Xenlulozơ.     

  • B

    Glucozơ.        

  • C

    Fructozơ.        

  • D

    Mantozơ.

Câu 6 :

Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là

  • A

    saccarozơ.      

  • B

    glucozơ.         

  • C

    fructozơ.         

  • D

    mantozơ.

Câu 7 :

Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Thuốc thử có thể phân biệt các chất đó là

  • A

    dd AgNO3/NH3.         

  • B

    kim loại Na.

  • C

    quì tím.

  • D

    Cu(OH)2/OH-.

Câu 8 :

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

  • A

    Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân với nhau.

  • B

    Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2.

  • C

    Cacbohiđrat còn có tên là gluxit hay saccarit

  • D

    Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.

Câu 9 :

Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là

  • A

    1, 2, 3.

  • B

    1, 3, 5.

  • C

    2, 4, 6.

  • D

    2, 4, 5.

Câu 10 :

Một dung dịch có tính chất sau:

- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 .

- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.

Dung dịch đó là:

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Saccarozơ.          

  • C

    Mantozơ.

  • D

    Xenlulozơ.

Câu 11 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    2

Câu 12 :

Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:

  • A

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2

  • B

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl

  • C

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH       

  • D

    H2O, O2 (để đốt cháy),  dd AgNO3/NH3

Câu 13 :

Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng  của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

  • A

    Tinh bột

  • B

    Saccarozơ

  • C

    Xenlulozơ

  • D

    Mantozơ

Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 0,297 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là : 

  • A

    glucozơ. 

  • B

    saccarozơ.

  • C

    fructozơ. 

  • D

    mantozơ.

Câu 15 :

Đốt cháy một lượng gluxit B thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam nước. Xác định B

  • A

    Saccarozo

  • B

    Tinh bột

  • C

    Xenlulozo

  • D

    Fructozo

Câu 16 :

Đisaccarit X có tỉ lệ khối lượng mO : mC = 11 : 9. Khi thủy phân 68,4 gam chất X trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y chứa ba chất hữu cơ khác nhau. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là:

  • A

    86,4.

  • B

    96,12.

  • C

    34,56.

  • D

    69,12.

Câu 17 :

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số câu phát biểu đúng là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    4

  • D

    3

Câu 18 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

  • A

    5,4 kg.                

  • B

    5,0 kg.

  • C

    6,0 kg.           

  • D

    4,5kg.

Câu 19 :

Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là

  • A

    60%.

  • B

    80%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Câu 20 :

Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

  • A

    20

  • B

    18

  • C

    30

  • D

    12

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.

Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.

Khối lượng tinh bột trong X là

  • A

    7,29

  • B

    14,58

  • C

    9,72

  • D

    4,86

Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là

  • A

    21,6 và 16

  • B

    43,2 và 32

  • C

    21,6 và 32

  • D

    43,2 và 16

Câu 23 :

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75% ) . Khi  cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3  thì lượng Ag thu được là

  • A

    0,090mol               

  • B

    0,12mol             

  • C

    0,095mol                  

  • D

    0,06 mol

Câu 24 :

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dd X (hiệu suất Pư thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X t/d với dd AgNO3/NH3 dư thì lượng Ag thu được là

  • A

    0,090 mol

  • B

    0,095 mol

  • C

    0,12 mol

  • D

    0,06 mol

Câu 25 :

Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol Glucozo tạo thành 

6CO2   +  6H2O $\xrightarrow{{{\text{a/s}}\,\,{\text{clorophin}}}}$ C6H12O+   O2

Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo . Với 1 ngày nắng ( từ  6h - 17h) diện tích là xanh là 1 m2, lượng Glucozo tổng hợp được là bao nhiêu ?

  • A

    88,26 gam                         

  • B

    88,32 gam                            

  • C

    90,26 gam                       

  • D

    90,32 gam

Câu 26 :

Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ?

  • A

    Saccarozo                               

  • B

     Fructozo                 

  • C

    Glucozo                      

     

  • D

     Axit glutamic

     

Câu 27 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.

(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    2
  • D
    3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Glucozơ và fructozơ tác dụng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

  • A

    Cu(OH)2.        

  • B

    Dd AgNO3/NH3.        

  • C

    Na.     

  • D

    Br2 (xt: Ni, to).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A và C sai. vì phản ứng ở nhóm –OH nên glucozơ còn gốc anđehit và fructozơ còn gốc xeton

B. Đúng. trong môi trường kiềm /NH3 thì fructozơ chuyển thành glucozơ nên cả 2 khi tác dụng AgNO3/NH3 sê đều xảy ra phản ứng tráng bạc cho sản phẩm giống nhau

D. Sai. vì chỉ glucozơ có nhóm CHO- mới phản ứng được với Br2

Câu 2 :

Hợp chất hữu cơ X có CTĐGN là CH2O. X có phản ứng tráng bạc và hòa tan được Cu(OH)2 cho dd màu xanh lam. Vậy X là

  • A

    glucozơ.         

  • B

    saccarozơ.      

  • C

    tinh bột.          

  • D

    xenlulozơ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X có phản ứng tráng bạc => loại B, C, D vì saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ không có phản ứng.

Câu 3 :

Đường mía là gluxit nào sau đây?

  • A

    Glucozơ.        

  • B

    Saccarozơ.                  

  • C

    Mantozơ.        

  • D

    Fructozơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường mía là saccarozơ

Câu 4 :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

  • A

    dd AgNO3/NH3.

  • B

    Ca(OH)2, CO2.

  • C

    Cu(OH)2.

  • D

    cả A, B, C.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là dung dịch AgNO3/NH3 vì saccarozơ không phản ứng còn glucozơ có phản ứng tạo Ag.

Câu 5 :

Chất nào sau đây là đồng phân của saccarozơ?

  • A

    Xenlulozơ.     

  • B

    Glucozơ.        

  • C

    Fructozơ.        

  • D

    Mantozơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đồng phân của saccarozơ là mantozơ vì có cùng công thức phân tử C12H22O11

Câu 6 :

Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là

  • A

    saccarozơ.      

  • B

    glucozơ.         

  • C

    fructozơ.         

  • D

    mantozơ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong mật ong: Fructozo (38,2 – 40%) ,  Glucozo (30 – 31,3%)

Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là fructozơ.

Câu 7 :

Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Thuốc thử có thể phân biệt các chất đó là

  • A

    dd AgNO3/NH3.         

  • B

    kim loại Na.

  • C

    quì tím.

  • D

    Cu(OH)2/OH-.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Thuốc thử được dùng để nhận biết là Cu(OH)2/OH-

Câu 8 :

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

  • A

    Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân với nhau.

  • B

    Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2.

  • C

    Cacbohiđrat còn có tên là gluxit hay saccarit

  • D

    Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều khẳng định không đúng là: Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.

Glucozơ và fructozơ là các monosaccarit là các cacbohiđrat đơn giản.

Câu 9 :

Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là

  • A

    1, 2, 3.

  • B

    1, 3, 5.

  • C

    2, 4, 6.

  • D

    2, 4, 5.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các chất có phản ứng tráng bạc là: (1) metyl fomiat; (3) axit fomic; (5) glucozơ

(2) và (4) có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa nhưng không được gọi là phản ứng tráng bạc

Câu 10 :

Một dung dịch có tính chất sau:

- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 .

- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.

Dung dịch đó là:

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Saccarozơ.          

  • C

    Mantozơ.

  • D

    Xenlulozơ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các tính chất đã cho tương ứng với

+) có nhóm -CHO

+) là polyol có -OH kề cận

+) không có monosacarit

=> mantozo thỏa mãn

Câu 11 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cả 5 so sánh đều không đúng :

(1) Xenlulozo không tan trong nước

(2) Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc

(3) Glucozo không bị thủy phân

(4) Đốt cháy glucozo mới cho nCO2 = nH2O

(5) Glucozo, saccarozo là chất rắn không màu

Câu 12 :

Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:

  • A

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2

  • B

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl

  • C

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH       

  • D

    H2O, O2 (để đốt cháy),  dd AgNO3/NH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :
Câu 13 :

Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng  của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

  • A

    Tinh bột

  • B

    Saccarozơ

  • C

    Xenlulozơ

  • D

    Mantozơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất C là axit lactic (CH3CHOHCOOH)

Chất B là glucozo  => A là tinh bột

Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 0,297 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là : 

  • A

    glucozơ. 

  • B

    saccarozơ.

  • C

    fructozơ. 

  • D

    mantozơ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Các chất đều có công thức tổng quát: Cn (H2O)m => Lập tỉ lệ n : m = nCO2 : nH2O

=> CTPT của X

+ Từ tính chất X có phản ứng tráng gương => CTCT của X

Lời giải chi tiết :

nC = 0,36 mol; nH = 0,66 mol; nO = 0,33 mol

Gọi công thức của cacbohiđrat:Cn(H2O)m 
nH2O = 0,0165 (mol) 
nCO2 = 0,018 (mol) 
=> n : m = 12 : 11 
=> C12H22O11 => saccarozơ hoặc mantozơ 
Mặt khác X tráng gương => X là mantozo

Câu 15 :

Đốt cháy một lượng gluxit B thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam nước. Xác định B

  • A

    Saccarozo

  • B

    Tinh bột

  • C

    Xenlulozo

  • D

    Fructozo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Viết PTHH: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O

+ Lập tỉ lệ H2O : CO­2

Lời giải chi tiết :

B có công thức dạng Cn(H2O)m

Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O

nCO2 = 0,06 mol

nH2O = 0,06 mol

=> n : m = 1:1

Câu 16 :

Đisaccarit X có tỉ lệ khối lượng mO : mC = 11 : 9. Khi thủy phân 68,4 gam chất X trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y chứa ba chất hữu cơ khác nhau. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là:

  • A

    86,4.

  • B

    96,12.

  • C

    34,56.

  • D

    69,12.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ CTTQ của X là Cn(H2O)m. Lập tỉ lệ nH2O : nCO2

+ 1 sac → 1 glu + 1 fruc

+ nAg = 2n( glu + fruc)

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT X là Cn(H2O)m

$ \Rightarrow \dfrac{{16m}}{{12n}} = \dfrac{{11}}{9} \Rightarrow \dfrac{m}{n} = \dfrac{{11}}{{12}}$

=>X là C12(H2O)11 hay C12H22O11

X thủy phân trong H2SO4 (H = 80%) sản phẩm gồm 3 chất hữu cơ => X là saccarozơ

nX = 68,4 : 34,2 = 0,2 mol

Saccarozơ → Glu + Fruc

0,2.0,8           0,16    0,16

=> ∑nAg = 2.(0,16 + 0,16) = 0,64 mol

=> mAg = 0,64.108 = 69,12 gam

Câu 17 :

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số câu phát biểu đúng là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

Phát biểu (d) sai vì thủy phân tinh bột thu được ∝-glucozơ còn thủy phân saccarozơ thu được ∝-glucozơ và β-fructozơ

(g) sai vì saccarozơ không tác dụng với H2

Câu 18 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

  • A

    5,4 kg.                

  • B

    5,0 kg.

  • C

    6,0 kg.           

  • D

    4,5kg.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phần 1: => nglu = 1/2 nAg

Phần 2:  1glu → 2C2H5OH + 2CO2

=> nancol = 2nglu

Vrượu =  mrượu : D

Lời giải chi tiết :

 (C6H10O5)n → 2n C2H5OH
n ancol = 0,04 kmol
=> n tinh bột = $\dfrac{{\dfrac{{0,04}}{{2n}}}}{{0,72}}{\text{ = }}\dfrac{1}{{36n}}$ mol
=> $m = \dfrac{1}{{36n}}.162n = 4,5{\text{ }}kg$

Câu 19 :

Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là

  • A

    60%.

  • B

    80%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+/ Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

Đặt số mol Saccarose mỗi phần : phản ứng là x mol và còn dư y mol

+ Phần 1: chỉ có Glucozơ và Fructozơ tạo sobitol nên : nSobitol = 2x

+ Phần 2: Cả 3 chất đều phản ứng với Cu(OH)2 nên : 2x + y = 2nCu(OH)2

Lời giải chi tiết :

+) Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

Đặt số mol Saccarozơ mỗi phần : phản ứng là x mol và còn dư y mol

Trong phần 1, do chỉ có Glucozơ và Fructozơ tạo sobitol nên : nSobitol = nglucozơ + nfructozơ = 2x = 0,08 mol

=> x = 0,04 mol

Cả 3 chất đều phản ứng với Cu(OH)2 nên : nglucozơ + nfructozơ + nsaccarozơ = 2nCu(OH)2

=> x + x + y = 0,14 mol

=> y = 0,06 mol       

=>%nSaccarose phản ứng  thủy phân = 40%

Câu 20 :

Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

  • A

    20

  • B

    18

  • C

    30

  • D

    12

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Viết PTHH: C6H10O5 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O

+ Tính toán theo PTHH, bỏ qua giá trị n để thuận tiện cho việc tính toán

Lời giải chi tiết :

+) C6H10O5 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O

=> nxenlulozơ trinitrat theo lý thuyết  = nxenlulozơ trinitrat theo thực tế  / H%

                                           = 26,73.100 / (297.60)

                                           =  0,15 kmol = 150 mol

=> nHNO3 = 3 . 150 = 450 mol

=> ${V_{HN{O_3}}} = \dfrac{{{m_{dd{\text{ }}HN{O_3}}}}}{D} = \dfrac{{450.63.100}}{{94,5.1,5}} = 20000{\text{ }}ml = 20\,\,l$

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.

Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.

Khối lượng tinh bột trong X là

  • A

    7,29

  • B

    14,58

  • C

    9,72

  • D

    4,86

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Phần 1: nGlu = ½ nAg

+ Phần 2: Thủy phân tinh bột thu được glucozo => n Ag = 2nGlucozơ + 2n C6H10O5

Lời giải chi tiết :

Phần 1: chỉ có Glucozơ phản ứng tráng bạc => n Glucozơ= 0,15 mol

Phần 2: tinh bột thủy phân tạo Glucozơ => phản ứng tráng bạc có

n Ag = 2nGlucozơ + 2n C6H10O5

=> nC6H10O5 =0,03 mol

Trong toàn bộ X có 0,06 mol C6H10O5

=> m tinh bột = m C6H10O5 =9,72g

Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là

  • A

    21,6 và 16

  • B

    43,2 và 32

  • C

    21,6 và 32

  • D

    43,2 và 16

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ 1 sac → 1glu + 1fruc

+ nBr2 = nGlu

+ nAg = 2nglu + 2 nfruc

Lời giải chi tiết :

C12H22O11  → 1 fructozo  +  1 glucozo

0,1 mol

1 fructozo  → 2 Ag 

1 glucozo   → 2Ag

=> nAg = 0,4 mol    => a = 43,2 (g)

Chỉ glucozo phản ứng với Br2   => b = 0,1. 160 = 16 (g)

Câu 23 :

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75% ) . Khi  cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3  thì lượng Ag thu được là

  • A

    0,090mol               

  • B

    0,12mol             

  • C

    0,095mol                  

  • D

    0,06 mol

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ 1sac → 1glu + 1 fruc

+ 1 man → 2glu

nAg = 2( n mantozo + n fructozo + n glucozo)

Lời giải chi tiết :

Ta có  Saccarozo → glucozo + fructozo

            Mantozo →  2 glucozo

Sau phản ứng thủy phân có  0,05 mol saccarozo

                                              0,025mol mantozo

                                              0,15 mol fructozo

                                              0,3 mol glucozo

=> nAg = 2( n mantozo + n fructozo + n glucozo) =0,095 mol

Câu 24 :

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dd X (hiệu suất Pư thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X t/d với dd AgNO3/NH3 dư thì lượng Ag thu được là

  • A

    0,090 mol

  • B

    0,095 mol

  • C

    0,12 mol

  • D

    0,06 mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Lượng phản ứng = (lượng ban đầu . %H) : 100%

+ 1sac → 1glu + 1fruc

+ 1 man → 2 glu

+ nAg = 2 (nglu + nfruc + nman dư)

Lời giải chi tiết :

0,02 mol saccarozơ → 0,02.2.0,75 = 0,03 → nAg = 0,06

0,01 mol mantozơ → 0,01.2.0,75 = 0,015 → nAg = 0,03

Còn 0,0225 mol mantozơ → nAg = 0,0025.2 = 0,005  → nAg = 0,095 mol

Saccarozơ không pư với AgNO3

Câu 25 :

Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol Glucozo tạo thành 

6CO2   +  6H2O $\xrightarrow{{{\text{a/s}}\,\,{\text{clorophin}}}}$ C6H12O+   O2

Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo . Với 1 ngày nắng ( từ  6h - 17h) diện tích là xanh là 1 m2, lượng Glucozo tổng hợp được là bao nhiêu ?

  • A

    88,26 gam                         

  • B

    88,32 gam                            

  • C

    90,26 gam                       

  • D

    90,32 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Năng lượng mà 1m2 = 10000 là xanh nhận được trong thời gian t giờ để dùng vào việc tổng hợp

10000.t. % được sử dụng. 60 =  x ( J) => đổi ra KJ

 + Lượng glucozo tổng hợp được là:  (x  : 2813). Mglu

Lời giải chi tiết :

6CO2   +  6H2O $\xrightarrow{{{\text{a/s}}\,\,{\text{clorophin }}}}$  C6H12O+   O2

Năng lượng mà 1m2 là xanh nhận được trong thời gian 11 giờ để dùng vào việc tổng hợp
1. 1002 . 2,09 . 10% . 11.60 = 1379400 J = 1379,4 kJ
=> lượng glucozo tổng hợp được là : (1379,4 . 180) : 2813 = 88,26 gam

Câu 26 :

Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ?

  • A

    Saccarozo                               

  • B

     Fructozo                 

  • C

    Glucozo                      

     

  • D

     Axit glutamic

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các nhóm chức xeton (-C=O-) và andehit (-CH=O)có khả năng tác dụng với H2

Lời giải chi tiết :

Fructozo có nhóm chức xeton nên có khả năng phản ứng với H2

Glucozo, mantozo có nhóm chức anđêhit nên phản ứng được với H2

Saccarozo có cấu tạo

 

Nên không phản ứng với H2

Câu 27 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.

(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    2
  • D
    3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cả 5 so sánh về tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ ở trên đều sai.

(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước.

(2) sai vì tinh bột, saccarozơ và cũng như xenlulozơ đều không có phản ứng tráng gương.

(3) sai vì glucozơ là monosacarit nên không bị thủy phân.

(4) sai vì khi đốt cháy tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n và saccarozơ (C12H22O11) thì thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O.

(5) sai vì glucozơ và saccarozơ là chất kết tinh không màu.

close