Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Peptit là

  • A

    Những hợp chất có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

  • B

    những hợp chất chứa nhóm CO-NH.

  • C

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 nhóm CO-NH của các amino axit liên kết với nhau.

  • D

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Câu 2 :

Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là

  • A

    oligopeptit.     

  • B

    polipeptit.

  • C

    đecapeptit.

  • D

    protein.

Câu 3 :

Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng

  • A

    n

  • B

    n + 1

  • C

    n!

  • D

    n - 1

Câu 4 :

Gly-Ala và Ala-Gly là

  • A

    hai đồng đẳng liên tiếp của nhau.

  • B

    hai đồng phân của nhau.

  • C

    hai amino axit cùng công thức phân tử.

  • D

    hai polipeptit có cùng công thức phân tử.

Câu 5 :

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

  • A

    H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH

  • B

    H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOH

  • C

    H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH    

  • D

    H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH

Câu 6 :

Tên gọi nào sau đây là của peptit : H2N-CH2-CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH ?

  • A

    Ala-Gly-Gly.

  • B

    Gly-Ala-Ala.

  • C

    Gly-Val-Val.

  • D

    Ala-Val-Val.

Câu 7 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau : H2N-[CH2]4-CH(NH2)CO-NHCH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là

  • A

    Lysin và glyxin.         

  • B

    Glyxin và alanin.        

  • C

    Alanin và glyxin.

  • D

    Lysin và Alanin.

Câu 8 :

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?

  • A

    3

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    6

Câu 9 :

Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Câu 10 :

Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?

  • A

    tripeptit.

  • B

    tetrapeptit.      

  • C

    polipeptit.       

  • D

    đipeptit.

Câu 11 :

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

  • A

    Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.      

  • B

    dung dịch NaCl.

  • C

    dung dịch HCl.

  • D

    dung dịch NaOH.

Câu 12 :

Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và Gly-Gly-Gly ta dùng:

  • A

    NaOH

  • B

    AgNO3/NH3

  • C

    Cu(OH)2/OH-

  • D

    HNO3

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là sai

  • A

    Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

  • B

    Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

  • C

    Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α-amino axit.

  • D

    Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 14 :

Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Val có khối lượng phân tử là

  • A

    430.

  • B

    520.    

  • C

    502.    

  • D

    448.

Câu 15 :

Một peptit A chỉ được tạo ra từ các alanin. Khối lượng phân tử lớn nhất có thể có của A là

  • A

    4450.

  • B

    3568.  

  • C

    4361.

  • D

    không xác định được.

Câu 16 :

Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là

  • A

    C6H15N3O4.

  • B

    C6H11N3O4.

  • C

    C6H13N3O6.

  • D

    C6H11N3O6.

Câu 17 :

Hỗn hợp X chứa 0,2mol Glyxin và 0,1 mol Alanin. Khối lượng đipeptit tối đa tạo thành là

  • A

    27.72.

  • B

    22,7.

  • C

    22,1.

  • D

    21,2

Câu 18 :

Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với

  • A

    dung dịch NaNO3.     

  • B

    dung dịch NaCl.         

  • C

    dung dịch NaOH.

  • D

    dung dịch HCl

Câu 19 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 20 :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

  • A
    tím.      
  • B
    đỏ.
  • C
    vàng.
  • D
    xanh.
Câu 21 :

Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm

  • A
    NH2.
  • B
    COOH.
  • C
    NO2.
  • D
    CHO.
Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 23 :

Tripeptit Gly-Ala-Gly không tác dụng với chất nào sau đây?

  • A
    Cu(OH)2 trong môi trường kiềm                                     
  • B
    Dung dịch Na2SO4
  • C
    Dung dịch HCl                                            
  • D
    Dung dịch NaOH
Câu 24 :

Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại α-amino axit khác nhau?

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    2
Câu 25 :

Phân tử peptit nào sau đây có 4 nguyên tử oxi?

  • A
     Gly-Ala-Ala   
  • B
    Gly-Ala      
  • C
    Gly-Gly-Ala-Val   
  • D
    Gly-Ala-Glu
Câu 26 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val có thể thu được tối đa bao nhiêu loại đipeptit?

  • A
    5
  • B
    2
  • C
    4
  • D
    3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Peptit là

  • A

    Những hợp chất có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

  • B

    những hợp chất chứa nhóm CO-NH.

  • C

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 nhóm CO-NH của các amino axit liên kết với nhau.

  • D

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Câu 2 :

Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là

  • A

    oligopeptit.     

  • B

    polipeptit.

  • C

    đecapeptit.

  • D

    protein.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Oligopeptit là các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.

Câu 3 :

Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng

  • A

    n

  • B

    n + 1

  • C

    n!

  • D

    n - 1

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng n – 1

Câu 4 :

Gly-Ala và Ala-Gly là

  • A

    hai đồng đẳng liên tiếp của nhau.

  • B

    hai đồng phân của nhau.

  • C

    hai amino axit cùng công thức phân tử.

  • D

    hai polipeptit có cùng công thức phân tử.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gly-Ala và Ala-Gly là hai đipeptit cùng tạo bởi glyxin và alanin nhưng thay đổi trật tự → chúng là đồng phân của nhau.

Câu 5 :

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

  • A

    H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH

  • B

    H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOH

  • C

    H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH    

  • D

    H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Đipeptit là những hợp chất chứa 2 α-amino axit gốc liên kết với nhau bằng liên kết petit

A và B loại vì có gốc không phải α-amino axit

C loại vì có 3 gốc α-amino axit

Câu 6 :

Tên gọi nào sau đây là của peptit : H2N-CH2-CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH ?

  • A

    Ala-Gly-Gly.

  • B

    Gly-Ala-Ala.

  • C

    Gly-Val-Val.

  • D

    Ala-Val-Val.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :
Câu 7 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau : H2N-[CH2]4-CH(NH2)CO-NHCH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là

  • A

    Lysin và glyxin.         

  • B

    Glyxin và alanin.        

  • C

    Alanin và glyxin.

  • D

    Lysin và Alanin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

α-amino axit đầu N là H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (Lysin)

α-amino axit đầu C là NH-CH(CH3)-COOH (Alanin)

Câu 8 :

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?

  • A

    3

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân tripeptit sẽ là n! 
=> số đồng phân tripeptit tạo bởi từ 3 amino axit trên là 3! = 6

Câu 9 :

Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đipeptit tạo ra là

Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Gly; Gly-Ala

Câu 10 :

Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?

  • A

    tripeptit.

  • B

    tetrapeptit.      

  • C

    polipeptit.       

  • D

    đipeptit.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các peptit từ tripeptit trở đi có phản ứng màu biure. Đipeptit không có phản ứng này.

Câu 11 :

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

  • A

    Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.      

  • B

    dung dịch NaCl.

  • C

    dung dịch HCl.

  • D

    dung dịch NaOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gly-Ala-Gly là tripepit → có phản ứng màu biure

Gly-Ala là đipepit → không có phản ứng màu biure

→ dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để nhận biết 2 dung dịch trên

Câu 12 :

Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và Gly-Gly-Gly ta dùng:

  • A

    NaOH

  • B

    AgNO3/NH3

  • C

    Cu(OH)2/OH-

  • D

    HNO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

 

Glucozơ

Glixerol

Anđehit axetic

Ancol etylic

Gly-Gly-Gly

Cu(OH)2/OH- (to thường)

Dung dịch xanh

Dung dịch xanh

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Phức màu tím

Cu(OH)2/OH- (đun nóng)

Tạo kết tủa đỏ gạch

Không hiện tượng

Tạo kết tủa đỏ gạch

Không hiện tượng

 

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là sai

  • A

    Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

  • B

    Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

  • C

    Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α-amino axit.

  • D

    Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì đipeptit mạch hở được tạo ra từ 2 α-amino axit, liên kết với nhau bằng 1 liên kết peptit.

Câu 14 :

Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Val có khối lượng phân tử là

  • A

    430.

  • B

    520.    

  • C

    502.    

  • D

    448.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

MAla-Gly-Ala-Gly-Gly-Val = 89.2 + 75.3 + 117 – 5.18 = 430

Câu 15 :

Một peptit A chỉ được tạo ra từ các alanin. Khối lượng phân tử lớn nhất có thể có của A là

  • A

    4450.

  • B

    3568.  

  • C

    4361.

  • D

    không xác định được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

→ A có khối lượng phân tử lớn nhất khi có 50 gốc Ala

→ MA = 50.89 – 49.18 = 3568

Câu 16 :

Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là

  • A

    C6H15N3O4.

  • B

    C6H11N3O4.

  • C

    C6H13N3O6.

  • D

    C6H11N3O6.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Glyxin tạo tripeptit theo phương trình :

3C2H5NO2 → C6H11N3O4 + 2H2O

Câu 17 :

Hỗn hợp X chứa 0,2mol Glyxin và 0,1 mol Alanin. Khối lượng đipeptit tối đa tạo thành là

  • A

    27.72.

  • B

    22,7.

  • C

    22,1.

  • D

    21,2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có : \({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,2 + 0,1}}{2} = 0,15\,\,mol\)   

Áp dụng ĐLBTKL suy ra mpeptit = 0,2.75 + 0,1.89 – 0,15.18 = 21,2 gam

Câu 18 :

Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với

  • A

    dung dịch NaNO3.     

  • B

    dung dịch NaCl.         

  • C

    dung dịch NaOH.

  • D

    dung dịch HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amin, aminoaxit và peptit, từ đó chọn ra tính chất hóa học chung

Lời giải chi tiết :

Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với dd HCl

CH3NH2 +HCl → CH3NH3Cl

H2N-CH2-COOH + HCl → H3NCl-CH2-COOH

H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH + 2HCl → H3N-CH(CH3)-COOH + H3NCl-CH2-COOH

Câu 19 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số liên kết pepit = số mắt xích - 1

Lời giải chi tiết :

Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là 3

Câu 20 :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

  • A
    tím.      
  • B
    đỏ.
  • C
    vàng.
  • D
    xanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các peptit: Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím (phản ứng màu biure).

Lời giải chi tiết :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Câu 21 :

Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm

  • A
    NH2.
  • B
    COOH.
  • C
    NO2.
  • D
    CHO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amino axit đầu N chứa nhóm NH2, aminoaxit đầu C chứa nhóm COOH.

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm NH2.

Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 phân tử X chứa 2Gly, 2 Ala, 1 Val ⟹ X là pentapeptit

X thủy phân không hoàn toàn tạo Gly - Ala - Val và không có Gly - Gly ⟹ các CTCT thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

1 phân tử X chứa 2Gly, 2 Ala, 1 Val ⟹ X là pentapeptit

X thủy phân không hoàn toàn tạo Gly - Ala - Val và không có Gly - Gly nên các CTCT thỏa mãn là

Gly - Ala - Val - Gly - Ala

Gly - Ala - Val - Ala - Gly

Ala - Gly  - Ala - Val - Gly

Gly - Ala - Gly  - Ala - Val

⟹ 4 CTCT thỏa mãn

Câu 23 :

Tripeptit Gly-Ala-Gly không tác dụng với chất nào sau đây?

  • A
    Cu(OH)2 trong môi trường kiềm                                     
  • B
    Dung dịch Na2SO4
  • C
    Dung dịch HCl                                            
  • D
    Dung dịch NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tripeptit Gly-Ala-Gly phản ứng với:

+ Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo hợp chất màu tím (phản ứng màu biure)

+ Dung dịch HCl

+ Dung dịch NaOH

Gly-Ala-Gly không phản ứng với dung dịch Na2SO4.

Câu 24 :

Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại α-amino axit khác nhau?

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khái niệm: α-amino axit là các amino axit có nhóm NH2 gắn vào Cα (hay nhóm COOH và nhóm NH2 cùng đính vào 1 nguyên tử C).

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân peptit đề bài cho thu được 2 loại α - aminoaxit là:

H2N-CH2-COOH

H2N-CH(CH3)-COOH

Câu 25 :

Phân tử peptit nào sau đây có 4 nguyên tử oxi?

  • A
     Gly-Ala-Ala   
  • B
    Gly-Ala      
  • C
    Gly-Gly-Ala-Val   
  • D
    Gly-Ala-Glu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số O(trong peptit)= Số O nhóm CONH + Số O của COOH

Lời giải chi tiết :

A. Gly-Ala-Ala có 2 nhóm CONH và 1 nhóm COOH         → 4O

B. Gly-Ala có 1 nhóm CONH và 1 nhóm COOH               → 3O

C. Gly-Gly-Ala-Val có 3 nhóm CONH và 1 nhóm COOH   → 5O

D. Gly-Ala-Glu có 2 nhóm CONH và 2 nhóm COOH        → 6O

Câu 26 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val có thể thu được tối đa bao nhiêu loại đipeptit?

  • A
    5
  • B
    2
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết lần lượt các đipeptit tạo từ 2 amino axit đứng cạnh nhau.

Lời giải chi tiết :

Những đipeptit tạo ra được từ pentapeptit Gly-Ala-Ala-Gly-Val là:

Gly-Ala, Ala-Ala, Ala-Gly, Gly-Val

⟹ thu được tối đa 4 đipeptit

close