Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Tôi đi học của Thanh TịnhTrong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn Dẫn dắt, giới thiệu về Thanh Thịnh và truyện ngắn Tôi đi học. 2. Thân đoạn a. Cảm xúc của nhân vật tôi trên con đường từ nhà đến trường - Hoàn cảnh:
=> Cơ sở để nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường. - Những hồi tưởng của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường:
=> Sự thay đổi đến từ chính suy nghĩ của nhân vật tôi, cảm thấy bỡ ngỡ trong buổi đầu đến trường. b. Cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường - Khung cảnh: Trước sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ. Không khí tựu trường vui tươi, nhồn nhịp. - Tâm trạng:
=> Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật tôi. c. Cảm xúc của nhân vật tôi khi lần đầu bước vào lớp học - Cảm thấy vừa xa lạ, vừa quen thuộc. - Nhìn ngắm những đồ vật sẽ gắn bó với mình. - Hình ảnh người thầy đang viết bài cắt đứt dòng suy nghĩ. => Tâm trạng của nhân vật tôi khi bước vào lớp học vừa bỡ ngỡ nhưng cũng vừa thân quen. 3. Kết đoạn Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Tôi đi học. Bài mẫu 1 Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường, cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế của những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Bài mẫu 2 Khai trường là một trong những ngày trọng đại nhất của cuộc đời mỗi con người. Và nhà văn Thanh Tịnh, đã khắc họa ngày đặc biệt ấy qua truyện ngắn “Tôi đi học”. Toàn bộ tác phẩm là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Mở đầu tác phẩm là bối cảnh gợi nhớ kỉ niệm: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Khung cảnh mùa thu khơi nguồn nỗi nhớ thật đẹp và yên bình, tạo cho lòng người cảm giác xao xuyến. Tác giả đã so sánh cảm giác vui tươi, hồn nhiên của trẻ thơ với “mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng, “tôi” nhớ lại cảm xúc khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường. Không gian, cảnh vật vốn dĩ rất quen thuộc bỗng trở nên khác lạ bởi chính “tôi” có sự thay đổi trong chính lòng mình. Cậu bé cảm thấy mình như lớn hơn, trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen. Điều này cho thấy nhân vật “tôi” dù còn bỡ ngỡ nhưng cũng rất tự hào, háo hức được tới trường. Khi đến trường, “tôi” cảm thấy ngôi trường vừa oai nghiêm lại vừa xinh xắn. Đứng trước sân trường cao và rộng, lòng “tôi” lại đâm ra lo sợ vẩn vơ. Tác giả đã so sánh những cậu trò nhỏ đứng nép bên người thân với “con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”, cho thấy khát khao được hòa nhập của trẻ thơ. Khi xếp hàng vào lớp, sự lúng túng của “tôi” và các bạn đồng trang lứa càng được bộc lộ rõ. Lối so sánh của tác giả đã làm nổi bật trạng thái ngượng nghịu rất đỗi đáng yêu của những học sinh mới. Khi nghe ông đốc đọc tên từng người, nhân vật "tôi" cảm thấy như quả tim ngừng đập. Ở trong lớp học, “tôi” cảm nhận thấy một mùi hương lạ xông lên. Sự tò mò, tính hiếu kì của trẻ thơ đã át đi nỗi sợ khi nãy. Cảm giác gắn bó với ngôi trường mới ngày một rõ rệt bởi “tôi” đã tự nhận bàn ghế chỗ mình ngồi là vật riêng. Đến cả người bạn mới cũng trở nên gần gũi lạ thường. “Tôi đi học” là tác phẩm kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm. Kết cấu theo trình tự thời gian của dòng hồi tưởng khiến câu chuyện trở nên chân thực, xúc động. Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, giàu cảm xúc. Truyện ngắn cho thấy tầm quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc kiến tạo nhân cách con người, đề cao vai trò của giáo dục và bồi đắp cho con người tình yêu với tri thức. Bài mẫu 3 Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay. Bài mẫu 4 Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mõi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế. Bài mẫu 5 Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ. Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế - Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng. Ý tứ của truyện tinh tế, khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người. Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình - hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi, những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”. Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về. Ngày khai trường hôm ấy, cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ. Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”. Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý. Có thể lắm chứa. Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên. Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”. Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”, khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”. Thanh Tịnh thật là tinh tế. Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt, gần gũi quá,thân thuộc quá với tất cả mọi người. Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lý. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những biến thái tinh vi trong tâm hồn câu học trò. Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Rồi tiếng trống vang lên, những cậu trò mới “vụng về lúng túng”. Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở lại trong lòng độc giả. Nhưng có lẽ đến bây giờ, cái màn chính của buổi tựu trường mới đến. Ông Đốc đọc những cái tên lần lượt khiến tụi học trò tim như ngừng đập vì xúc động có, vì ngơ ngác có. Và đến rồi sau tiếng vỡ òa của bao cô cậu, buổi học đầu tiên cũng được bắt đầu. Ôi! Cái cảm giác khóc òa không chịu bước vào cái ngôi nhà mà cái gì cũng mới và lạ lẫm hẳn chẳng có gì xa lạ đối với chúng ta. Vậy mà đọc đến đây hẳn ai cũng bùi ngùi rung động về những câu văn tự nhiên mà sắc sảo. Nhân vật “tôi” lắng lại, quan sát và cảm nhận. Thầy đón tụi học trò nhỏ tuổi, tươi cười gợi cái gì đó vừa quen vừa lạ, vừa thân thuộc gần gũi nhưng cũng vừa cao quý. Còn lớp thì hình như “có một mùi hương lạ”. Chỗ ngồi này từ nay sẽ là của riêng tôi. Và tại sao những bạn kia “tôi” chưa nhìn thấy bao mà chẳng hề xa lạ thầm chí còn “quyến luyến tự nhiên” nữa chứ. Cái cảm giác gần gũi vô cùng. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Nhưng biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.
|