Tóm tắt văn bản Đi lấy mật lớp 7Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Cậu bé An, Cò, tía nuôi (cha nuôi) - Bối cảnh: Miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. - An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Cậu bé An, Cò, tía nuôi (cha nuôi) - Bối cảnh: Miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. - An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. 2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện - An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. - Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật. - Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật: Cảnh đẹp phong phú, sống động của khu rừng + Đàn ong: Nối nhau bay như chuỗi cườm, lướt trên những ngọn tràm cao. + Bóng nắng lên, mặt trời tròn tuôn ánh sáng vàng rực : Trời chuyển sang trưa. + Gió thổi rao rao, chim hót líu lo. + Mùi hương hoa tràm lan tỏa khắp rừng. + Mấy con kì nhông đổi màu. + Cái trảng rộng: gió thổi, các loài chim khác nhau bay lên. - Cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ. Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại. 3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Tác phẩm Đi lấy mật kể lại một lần An theo tía nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Cảnh sắc thiên nhiên trong rừng buổi sớm mai vô cùng trong lành và tươi mát. Khi đã thấm mệt, họ dừng lại nghỉ ngơi và ăn trưa trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Lúc này, Cò chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, bắt gặp kèo ong đã khiến An nhớ về lời má nuôi dạy về cách “thuần hoá” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Một lần, An cùng với Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấm mệt, tía nuôi đề nghị dừng lại ăn uống và nghỉ ngơi. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Một đêm, giữa cơn mưa bão, Mên và Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi non trên bãi cát giữa sông. Hai anh em trò chuyện và rơi vào giấc ngủ không yên. Quá lo lắng, đêm tối, họ đòi đò để đến bờ sông đối diện với dải cát. Bình minh ban mai, Mên và Mon chứng kiến 'cảnh tượng như thần thoại' - bầy chim chìa vôi cất cánh lên khỏi bãi sông. Chú chim non đuối sức, cánh rơi như lá, nhưng nó quyết định bứt mình lên khỏi mặt sông. Cảnh tượng khiến hai anh em vui mừng, hạnh phúc, và họ lặng lẽ bật khóc. Bài tham khảo Mẫu 1 Vào một buổi sáng khi không khí còn mát lạnh, An lần đầu tiên được theo tía nuôi và thằng Cò vào rừng để lấy mật. Theo sau mỗi bước chân của tía nuôi và người em, An lại học hỏi và hiểu biết thêm rất nhiều kiến thức. Trong giây phút ba người nghỉ ngơi, Cò đã chỉ cho An cách quan sát những con ong mật trên rừng cây. Bên cạnh đó, khi cả nhà ngồi ăn cơm vắt cùng nhau, họ còn thấy được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp qua sự hài hòa giữa nắng vàng, gió rừng, tiếng chim cùng hương hoa tràm và còn là thế giới loài vật phong phú. Sau khi được Cò kéo đi trong rừng, An đã tận mắt chứng kiến cảnh ong làm tổ trên gác kèo. Và khi ngước nhìn tổ ong to như cái thúng, An lại nhớ tới lời dạy của má về việc người dân U Minh thuần hóa ong rừng cũng như các công việc mà họ phải thực hiện khi làm nghề nuôi ong. Bài tham khảo Mẫu 2 Đoạn trích "Đi lấy mật" kể về việc An và Cò theo tía vào rừng để đi lấy mật ong. Theo bước chân của tía nuôi và thằng Cò, An - nhân vật xưng "tôi" đã được quan sát tỉ mỉ khu rừng. Trong lúc được tía nuôi cho nghỉ ngơi, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật trên những nhánh tràm. Không chỉ vậy, ba người còn được ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên nơi đất rừng với sự phong phú của thế giới loài vật: kì nhông, bầy chim hàng nghìn con đang cất cánh bay lên,... Và nhờ có những chỉ dẫn tận tình của Cò, An cũng tận mắt chứng kiến kèo ong gác trên cây tràm thấp, đồng thời nhớ lại lời má nuôi dạy về việc người dân U Minh lấy nhánh tràm làm kèo để thuần hóa ong rừng. Bài tham khảo Mẫu 3 Buổi sáng, ánh nắng trong vắt, An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” trong tâm trạng háo hức, tò mò về cách lấy mật ong bằng gác kèo. Đi giữa đường, nhận ra An mệt, tía nuôi ra lệnh dừng lại nghỉ, An và Cò trò chuyện với nhau về ong mật, thứ ong phải thính tai, tinh mắt mới thấy. Dưới sự chỉ dẫn của thằng Cò và ba, An cũng nhìn thấy được ong mật, chúng nối nhau lướt qua. Ăn xong, nắng bắt đầu lên, cuộc hành trình lại tiếp tục, An cảm nhận vẻ đẹp của cánh rừng. Gặp một trảng rộng, gặp tổ ong trên một gác kèo, An nhớ lại lời má nói, muốn gác kèo chính xác phải xem hướng gió, đường bay. Nhìn kèo ong, An hiểu rằng không phải ngẫu nhiên mà ong về đó làm tổ, tía cậu đã định sẵn cho nó một cái tổ để làm, An nhớ lại những bài học về cách nuôi ong trong lời thầy dạy,…Những con ong vẫn lướt đi lướt lại về tổ, ba ba con ngồi ăn cơm dưới một rừng tràm trong không gian sinh động của cánh rừng.
|