Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi chuyền lớp 71. Mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi chuyền.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi chuyền. 2. Thân đoạn: - Cách chơi chuyền Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 đồ vật hình tròn (quả cà, quả bưởi non, quả bóng nhỏ….) và 10 que nhỏ được vót nhẵn, bằng nhau, độ dài như đôi đũa. Cùng oẳn tù tì ai là người thắng cuộc sẽ được chơi trước. Người chơi cầm quả bằng tay phải, tung lên không trung và nhặt que (theo thứ tự từ bàn một đến bàn mười). Trong quá trình chơi, vừa kết hợp tung quả chuyền lên, nhặt que, đón quả chuyền, vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn, từng chặng: Chặng 1: 10 bàn Bàn 1: Cái mốt, Cái mai, Con trai, cái hến, con nhện, vương tơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. Bàn 2: Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba Bàn 3: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư Bàn 4: Tư ông sư, tư bà vãi, hai lên năm. Bàn 5: năm con tằm, năm lên sáu Bàn 6: Sáu của ấu, Bốn lên bảy Bàn 7: Bảy lá đa, ba lên tám Bàn 8: Tám quả trám, hai lên chín Bàn 9: Chín cái cột, một lên mười Bàn 10: Ngả năm mươi, mười quả đấm, chấm tay vỏ, bỏ tay chuyền Chặng 2: chuyền thẻ, gồm 5 bàn Bàn 1: chuyền chuyền một, một đôi Bàn 2: chuyền chuyền khoai, hai đôi Bàn 3: chuyền chuyền cà, ba đôi Bàn 4: chuyền chuyền từ, tư đôi Bàn 5: chuyền chuyền tằm, năm đôi, Sang bàn chống Chặng 3: chống, gồm 5 bàn Bàn 1: chống cột, một đôi Bàn 2: Chống khoai, hai đôi Bàn 3: chống cà, ba đôi Bàn 4: chống từ, tư đôi Bàn 5: Chống tằm, năm đôi Chặng 4: quét, gồm 5 bàn Đọc giống chặng 3, thay chữ chống bằng chữ quét Chặng 5: đập, gồm 5 bàn Đọc giống chặng 3 thay chữ quét bằng chữ đập Chặng 6: Chải Đọc giống chặng 3 thay chữ quét bằng chữ chải - Luật chơi chuyền Động tác thực hiện phải nhanh gọn, chính xác không được để đũa rơi trong khi nhặt que hoặc khi xoay. Phải biết canh khoảng cách để tung và hứng bóng vừa tầm không được cao quá hoặc thấp quá sẽ khó đỡ. Người nào để rơi đũa, rơi bóng trong khi chuyền là phạm luật nhường quyền chơi cho người khác. 3. Kết bài Khẳng định lại quy tắc ý nghĩa của quy tắc trong trò chơi chơi chuyền. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà… Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ…), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis.Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng… và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh. Chơi chuyền là trò chơi dành cho mọi lứa tuổi, trong đó nhận được sự yêu thích đặc biệt của trẻ em. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Chơi chuyền là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn Việt Nam. Đây là trò chơi chủ yếu dành cho các bạn nữ. Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên học thuộc trước lời đồng dao. Trò chơi này cần dụng cụ là một quả bóng hình tròn (có thể được thay bằng quả găng, quả cam, quả bưởi nhỏ hoặc quả ổi xanh) có thể cầm vừa tay và 10 que tre được vót tròn giống như que đũa, dài 20 - 25 cm. Tay phải cầm quả rồi tung lên không trung và nhặt từng que rồi bắt quả ngay khi rơi xuống. Lặp đi, lặp lại nếu quả rơi xuống đất thì mất lượt và chuyển sang bạn tiếp theo. Trò chơi gồm có 10 bàn với 10 bài đồng dao tương ứng. Mỗi bàn tính theo số lượng để nhặt que chuyền lên: bàn thứ nhất nhặt 1 que bàn thứ 2 thì nhặt 2 que ... cho đến bàn thứ 10. Sau khi hết 10 bàn người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả chuyền lên cao đồng thời dùng 2 tay nắm 10 que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền hai tay cũng cần thực hiện 10 lần. Đoạn này tương ứng với đoạn hát đồng dao "Chuyền chuyền một một đôi..." Bài đồng dao khi chơi chuyền có nhiều lời (tùy từng vùng) và mỗi bàn chơi lại có các lời khác nhau: Bàn một, bàn hai...cho đến bàn mười. Không đơn thuần chỉ là trò chơi, chơi chuyền còn giúp các bạn nhỏ rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhẹn khéo léo của đôi tay, khả năng quan sát nhanh nhạy, kỹ năng đếm và đón bắt vật nhanh, chính xác, khả năng kết hợp giữa nhịp điệu bài đồng dao và tay chuyền trong khi chơi trò chơi. Có lẽ, trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại ngày nay, hình ảnh những cô bé vui cười cùng những que chuyền, quả chuyền năm nào giờ đây dường như đã vắng bóng. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Đánh chuyền là một trò chơi dân gian rất thú vị, nó đòi hỏi người chơi phải có sự khéo léo, linh hoạt và cẩn thận. Do vậy, tham gia trò chơi, ngoài những giờ phút vui chơi, thư giãn và nô đùa bên bạn bè, các bạn nhỏ còn có thể rèn luyện nhiều kỹ năng sống bổ ích. Trò chơi chuyền là trò chơi 1 người chơi cùng lúc. Vì vậy số người chơi có thể là 1 người, hoặc có thể từ 2- 5 người chơi thay phiên nhau. Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm 10 que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Ngày nay, que chuyền có thể được sản xuất bằng cao su tự nhiên để dễ lau chùi, cầm nắm. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng trái cà, trái chanh. Ngày nay, các bạn trẻ thường sử dụng quả bóng tennis, bóng bàn hoặc bóng cao su. Động tác chơi chuyền thực hiện phải nhanh gọn, chính xác không được để đũa rơi trong khi nhặt que hoặc khi xoay. Phải biết canh khoảng cách để tung và hứng bóng vừa tầm không được cao quá hoặc thấp quá sẽ khó đỡ. “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Chơi chuyền hay còn gọi là chơi banh đũa là trò chơi tương đối đơn giản, đã đi vào tuổi thơ của rất nhiều thế hệ ở Việt Nam. Ngày nay, trẻ em không còn chơi chuyền nhiều nữa do những yếu tố công nghệ và hiện đại. Bài tham khảo Mẫu 1 Những trò chơi giúp con người thư giãn, giải trí. Mỗi trò chơi đều có những quy tắc và luật lệ riêng, trò chơi chuyền cũng vậy. Chơi chuyền, hay còn gọi là đánh chắt, đánh thẻ là một trò chơi dân gian phổ biến với trẻ em, nhưng chủ yếu là các bạn nữ. Trò chơi này xuất hiện từ rất lâu về trước và có luật chơi khá đơn giản. Số lượng người chơi c ó thể là một người, hoặc có thể từ hai đến năm người chơi thay phiên nhau. Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm mười que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng quả cà, quả bưởi còn nhỏ... Người chơi chuyền chỉ cần ngồi tại chỗ không cần di chuyển. Vì vậy, trò chơi ở bất cứ đâu như trong nhà, lớp học hoặc sân trường… Tuy nhiên trò chơi chuyền có hành động tung và đỡ bóng nên cần tránh các không gian bị vướng ở phía trên, để bóng không đánh trúng. Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng tên với lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên được học thuộc trước lời đồng dao. Khi chơi, chúng ta sẽ oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi. Ở mỗi lượt, người chơi cần trải qua mười bàn chuyền một tay và mười bàn chuyền hai tay. Mỗi bàn chuyền một tay cần tiến hành hai hành động là giải que truyền xuống chân và nhặt que truyền. Giải que chuyền là hành động đầu tiên của mỗi bàn. Người chơi sẽ duỗi thẳng một chân, dùng tay ngược lại với chân cầm cả quả nặng và mười que chuyền. Sau đó, người chơi sẽ tung quả nặng lên cao (nhưng không làm rơi que chuyền). Trong lúc quả nặng bay lên không trung, người chơi nhanh chóng dùng tay chải mười que chuyền dọc ống chân đang duỗi. Khi quả nặng rơi xuống, lại nhanh tay dùng chính tay ban đầu để đỡ quả nặng. Tiếp đến, người chơi cần tiến hành nhặt que chuyền. Quả nặng được cầm ở một tay, sau đó tung lên không trung. Trong lúc quả nặng trên không trung, người chơi nhanh chóng dùng chính tay vừa cầm để lấy số que cần nhặt ở mỗi bàn. Sau khi hết mười bàn chuyền một tay, người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả năng lên cao, đồng thời dùng hai tay nắm mười que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền này cũng sẽ thực hiện mười lần. Trò chơi chuyền giúp rèn luyện trí nhớ, tư duy và cùng với đó mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo. Có thể khẳng định, chơi chuyền là một trò chơi bổ ích, thú vị. Bài tham khảo Mẫu 2 Những trò chơi giúp con người thư giãn, giải trí. Mỗi trò chơi đều có những quy tắc và luật lệ riêng, trò chơi chuyền cũng vậy. Chơi chuyền, hay còn gọi là đánh chắt, đánh thẻ là một trò chơi dân gian phổ biến với trẻ em, nhưng chủ yếu là các bạn nữ. Trò chơi này xuất hiện từ rất lâu về trước và có luật chơi khá đơn giản. Số lượng người chơi c ó thể là một người, hoặc có thể từ hai đến năm người chơi thay phiên nhau. Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm mười que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng quả cà, quả bưởi còn nhỏ... Người chơi chuyền chỉ cần ngồi tại chỗ không cần di chuyển. Vì vậy, trò chơi ở bất cứ đâu như trong nhà, lớp học hoặc sân trường… Tuy nhiên trò chơi chuyền có hành động tung và đỡ bóng nên cần tránh các không gian bị vướng ở phía trên, để bóng không đánh trúng. Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng tên với lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên được học thuộc trước lời đồng dao. Khi chơi, chúng ta sẽ oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi. Ở mỗi lượt, người chơi cần trải qua mười bàn chuyền một tay và mười bàn chuyền hai tay. Mỗi bàn chuyền một tay cần tiến hành hai hành động là giải que truyền xuống chân và nhặt que truyền. Giải que chuyền là hành động đầu tiên của mỗi bàn. Người chơi sẽ duỗi thẳng một chân, dùng tay ngược lại với chân cầm cả quả nặng và mười que chuyền. Sau đó, người chơi sẽ tung quả nặng lên cao (nhưng không làm rơi que chuyền). Trong lúc quả nặng bay lên không trung, người chơi nhanh chóng dùng tay chải mười que chuyền dọc ống chân đang duỗi. Khi quả nặng rơi xuống, lại nhanh tay dùng chính tay ban đầu để đỡ quả nặng. Tiếp đến, người chơi cần tiến hành nhặt que chuyền. Quả nặng được cầm ở một tay, sau đó tung lên không trung. Trong lúc quả nặng trên không trung, người chơi nhanh chóng dùng chính tay vừa cầm để lấy số que cần nhặt ở mỗi bàn. Sau khi hết mười bàn chuyền một tay, người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả năng lên cao, đồng thời dùng hai tay nắm mười que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền này cũng sẽ thực hiện mười lần. Trò chơi chuyền giúp rèn luyện trí nhớ, tư duy và cùng với đó mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo. Có thể khẳng định, chơi chuyền là một trò chơi bổ ích, thú vị. Bài tham khảo Mẫu 3 Chơi chuyền, còn được gọi là Đánh chắt đánh chuyền, Đánh thẻ, Đánh chuyền, đã trở thành một trò chơi dân gian vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Không ai biết rõ trò chơi có từ bao giờ và do ai nghĩ ra nhưng từ xưa đến nay, ném còn vẫn là trò chơi hấp dẫn nhất mà dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ. Trò chơi này đã có mặt và phát triển từ rất lâu, kéo dài qua nhiều thế kỷ. Nó không phải là một trò chơi có quy tắc cố định, mà được trẻ em tạo ra theo sự ngẫu hứng và tự phát. Chính các em là người đặt ra các luật chơi cho từng phiên bản khác nhau của trò chơi này. Điều đặc biệt là chúng có khả năng thay đổi luật chơi bất cứ lúc nào theo ý muốn của mình. Đây chính là điểm độc đáo khiến cho trò chơi đánh chuyền trở nên thú vị và độc đáo. Các trận đánh chuyền luôn tràn đầy niềm vui, hồn nhiên và sự hấp dẫn đặc biệt đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Trong khoảnh khắc kia, họ được tự do thể hiện tài năng, sáng tạo và tính sáng tạo của mình. Từ cú đánh thông minh đến những pha bắt bóng ngoạn mục, trẻ em thể hiện tinh thần thi đấu cao cùng sự hào hứng trong từng động tác. Trò chơi chuyền có linh hoạt về số người tham gia. Bạn có thể chơi một mình hoặc kêu gọi từ 2 đến 5 người tham gia, và mọi người sẽ thay phiên nhau tham gia vào cuộc chơi vui nhộn này. Để chơi chuyền, bạn cần chuẩn bị dụng cụ chơi gồm 10 que nhỏ, thường được gọi là "que chuyền," và một quả bóng. Những que chuyền này có thể được làm bằng tre hoặc nứa, thường có thân nhỏ và dài. Ngày nay, để tiện lợi trong việc cầm nắm và lau chùi, que chuyền thường được sản xuất bằng cao su tự nhiên. Quả bóng, ban đầu được làm từ trái cà hoặc trái chanh, nhưng ngày nay, bạn có thể sử dụng các loại bóng thể thao như quả bóng tennis, bóng bàn hoặc bóng cao su. Trong trò chơi chuyền, mỗi người chơi sẽ tham gia theo một thứ tự được oẳn tù tì lựa chọn. Mỗi lượt chơi, họ sẽ phải trải qua 10 bàn chuyền một tay và 10 bàn chuyền hai tay, tạo nên một thử thách không dễ dàng. Bàn chuyền một tay đòi hỏi người chơi phải kết hợp sự tinh tế và khả năng phối hợp giữa tay và chân. Đầu tiên, họ sẽ giải que chuyền bằng cách nâng quả nặng lên cao, trong khi không làm cho que chuyền bắt đầu bay. Khi quả nặng nằm trên không, người chơi phải nhanh chóng sử dụng tay để trải đặt 10 que chuyền dọc theo chân đang duỗi. Sau đó, họ tiếp tục bằng việc nhanh tay đỡ quả nặng. Phần sau của bàn chuyền một tay là nhặt que chuyền. Quả nặng được ném lên không trung, và trong khi quả nặng đang trên không, người chơi phải nhanh nhẹn dùng tay cầm bóng để nhón lấy số que cần nhặt theo bàn tương ứng. Ví dụ, nếu họ đang chơi ở bàn 1, họ cần nhón lấy 1 que chuyền. Sau khi nhặt hết số que chuyền, họ tiếp tục bằng việc hát bài đồng dao theo bàn tương ứng và chuyển sang bàn tiếp theo. Sau khi hoàn thành 10 lượt chuyền, người chơi sẽ được tính là hoàn thành một lượt chơi chuyền và được thưởng 1 điểm. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chơi, họ làm rơi que chuyền hoặc quả nặng, lượt chơi sẽ chuyển cho người tiếp theo, và người bị lỗi sẽ phải chơi lại bàn mà họ đã mắc sai lầm. Người chơi nào hoàn thành nhiều lượt chơi chuyền hơn sẽ giành chiến thắng trong trò chơi này, và điều này đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng đáng kể.
|