Trình bày ý kiến của em về thói kiêu ngạo lớp 71. Mở đoạn: Nêu quan điểm về thói kiêu ngạo.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Nêu quan điểm về thói kiêu ngạo. 2. Thân đoạn: - Giải thích Kiêu căng: nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Tự mãn: tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. - Phân tích + Biểu hiện của người có tính kiêu căng, tự mãn: Luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất. Có ý định hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình. Khi làm được một việc gì đó luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có. Người có tính kiêu căng tự mãn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo. + Tác hại của việc kiêu căng, tự mãn: Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,… - Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người kiêu căng và tự mãn dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình. - Phản đề Bên cạnh đó vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, sống chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. 3. Kết bài Khẳng định lại quan điểm về vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống với tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là việc mỗi người tự nghĩ và tự cho bản mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh. Kiêu căng và tự mãn là hai tính cách hủy hoại một con người vô cùng nghiêm trọng. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Mỗi người đều có cách riêng để tự hoàn thiện và trau dồi bản thân. Trong quá trình tự rèn luyện, việc quý bái và duy trì lòng khiêm tốn là một phần quan trọng. Tránh xa những tật xấu, đặc biệt là kiêu căng và tự mãn, là điều quan trọng. Kiêu căng và tự mãn thường hiện diện cùng nhau như hai bên của cùng một đồng xu. Kiêu căng thể hiện khi chúng ta cho rằng mình vượt trội hơn người khác, thường là trong một khía cạnh cụ thể nào đó. Tự mãn, ngược lại, xuất hiện khi ta tự tin rằng mình là người xuất sắc nhất, không ai sánh kịp. Những đặc tính này có thể khiến con người ta tự đánh giá cao quá mức và coi thường người khác. Những người kiêu căng và tự mãn thường có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên người khác và thường thiếu sự tỉnh táo và cảnh giác trong cuộc sống, dễ dẫn đến những sai lầm và thất bại không cần thiết. Mặc dù việc tự hào về bản thân là tích cực, nhưng tự mãn quá mức có thể hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Sự kiêu căng và tự mãn có thể gây ra sự chủ quan và làm mất đi sự thận trọng. Khi gặp khó khăn hoặc tai nạn, người ta thường không thể tự bảo vệ được mình và dễ dàng rơi vào tình huống khó khăn. Không ai thích và tôn trọng một người kiêu căng và tự mãn. Tri thức giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của lòng khiêm tốn, trong khi sự ngu ngốc thường làm cho chúng ta kiêu ngạo và tự phụ. Trên thực tế, trong cuộc sống, luôn tồn tại những người sống với lòng khiêm tốn và những phẩm chất tốt, được mọi người yêu quý, tin tưởng và kính trọng. Họ xứng đáng là tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi. Cuộc sống của chúng ta nên được chúng ta làm chủ, và chúng ta nên sống, tự rèn luyện và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Con người ra đời với bản chất trắng tròn và tinh khiết. Mỗi cá nhân chúng ta đều có trách nhiệm và cơ hội để phấn đấu và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn, phát triển các phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, đáng tiếc là vẫn tồn tại hiện tượng đáng buồn trong cuộc sống ngày nay, với nhiều người mắc kẹt trong lòng kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là tình trạng mỗi người tự tin rằng họ vượt trội và tự đặt mình lên cao hơn người khác, thường xem thường những người không có điểm mạnh trong một khía cạnh nào đó. Tự mãn là tư duy rằng bản thân mình không ai có thể sánh bằng. Kiêu căng và tự mãn thường đi kèm với nhau, tạo ra một sự khinh thường đối với những người xung quanh. Đây thực sự là những tật xấu đe doạ đến sự phát triển và hạnh phúc của con người. Tình trạng kiêu căng và tự mãn thường phát nguồn từ kiến thức hạn hẹp của cá nhân, khi họ nhận được một ít khen ngợi từ người khác, họ dễ bị tự cao tự đại và kiêu ngạo. Tuy nhiên, cũng có người có năng lực hoặc thành tích nhỏ mà tự họ chú trọng và tôn vinh nó, tự cao tự đại và xem thường người khác. Tính cách này dẫn đến sự chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Những người kiêu căng và tự mãn thường sớm hay muộn sẽ trở thành người một mình, mất đi sự tin tưởng của người khác và không nhận được sự giúp đỡ. Nếu họ có thể vượt qua tính kiêu căng và tự mãn, họ có thể trở nên khiêm tốn và đáng yêu hơn, thu hút sự ủng hộ và yêu quý từ xung quanh, và cuộc sống của họ cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn, đóng góp vào sự phồn thịnh của cộng đồng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại những người sống với tình thần khiêm tốn và các đức tính tốt đẹp, được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Có những người đã từng kiêu căng và tự mãn, nhưng sau đó họ học từ kinh nghiệm và sửa đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Những người này có thể trở thành nguồn cảm hứng cho chúng ta. Cuộc sống chỉ đến một lần duy nhất và chúng ta có sự lựa chọn về cách chúng ta sống. Hãy sống tích cực, ý nghĩa, và góp phần xây dựng cuộc sống đáng sống với những giá trị tốt đẹp. Bài tham khảo Mẫu 1 Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”. Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc. Trong thực tế cuộc sống ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp như vậy. Ví dụ như một vài người giàu có, đã quen sống trong cuộc sống nhung lụa, họ nhìn thấy những người nghèo khổ bằng thái độ khinh khỉnh, thậm chí có phần “e sợ” sự “nghèo khổ, hôi hám” kia sẽ làm vấy bẩn lên sự sang trọng của họ. Hoặc ngay trong trường học, có những học sinh học rất giỏi nhưng họ lại luôn tự phụ, coi thường những bạn khác trong lớp… Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khăn lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”, “Voi và Kiến”,… Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng. Hay chú voi to lớn, lực lưỡng vì tự mãn, coi thường người yếu thế mà trở thành kẻ thua cuộc trước chú kiến bé nhỏ…. Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.” Bài tham khảo Mẫu 2 Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”. Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc. Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.” Bài tham khảo Mẫu 3 Trên hành trình cuộc sống, khả năng biết tự tin vào bản thân là một phẩm chất quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, như một mặt của đồng xu, có những người biến sự tự tin này thành sự tự cao và kiêu ngạo, tạo ra tác động tiêu cực không chỉ đối với bản thân mình mà còn đến những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà câu ngạn ngữ "Có 3 điều làm hỏng một con người là: rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ" đã xuất hiện và trở nên phổ biến. Tự cao và kiêu ngạo là những từ ngữ mô tả những người luôn tỏ ra tự tin quá mức, coi thường người khác và luôn coi mình là trên cùng của mọi thứ. Có những biểu hiện rõ ràng như bảo thủ, bảo vệ ý kiến cá nhân mà không chấp nhận ý kiến khác, hoặc thậm chí là sự khinh thường và thù ghét đối với những người có địa vị, tài chính thấp hơn. Có những người thậm chí thể hiện sự kiêu ngạo bằng cách yêu thích sự hào nhoáng và nịnh bợ. Trong thực tế cuộc sống, những hình ảnh này không phải là hiếm. Những người giàu có thường nhìn thấy người nghèo khổ với sự khinh thường và lo lắng về việc bản thân sẽ bị "nhiễm bẩn" bởi đau khổ và nghèo đó. Trong môi trường học đường, có những học sinh giỏi nhưng luôn tỏ ra tự phụ và coi thường đồng học. Những biểu hiện này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ xã hội mà còn làm tổn thương tính cách và đạo đức cá nhân. Kiêu ngạo và tự cao như một chất axit ăn mòn tác động lên nhân cách và cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thái độ tự phụ, nó còn kéo theo sự ích kỉ và bảo thủ. Những người như vậy thường không sẵn lòng chia sẻ hay giúp đỡ người khác, vì họ luôn cho rằng mọi thứ của họ là tốt nhất và không đáng để chia sẻ. Điều này dẫn đến tình trạng cô đơn, mất thiện cảm từ người xung quanh và tự tách bản thân khỏi cộng đồng. Hậu quả của thái độ kiêu ngạo cũng không hề nhẹ nhàng. Những người này thường tự tin mà không cần sự góp ý, khiến họ mất cơ hội học hỏi và phát triển. Họ thường đánh giá thấp người khác mà không tôn trọng khả năng của họ, điều này dẫn đến kết quả tiêu cực và thậm chí là thất bại. Nhưng như mọi căn bệnh, tự cao và kiêu ngạo cũng có cách chữa trị. Mỗi người cần học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và mở lòng nhìn nhận mọi thứ từ góc độ rộng lớn hơn. Họ cần nhận ra khả năng và khuyết điểm của bản thân, và nỗ lực để hoàn thiện mình. Cuộc sống là một hành trình không ngừng cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mình đạt được, nhưng đồng thời cũng cần giữ cho niềm tự hào đó không trở nên thái quá, biến thành kiêu ngạo và sự tự cao. Để không trở thành những "ếch ngồi đáy giếng", chúng ta cần học cách chia sẻ, giúp đỡ và luôn duy trì lòng khiêm tốn.
|