Viết bài văn biểu cảm về một tấm gương về lòng nhân hậu mà em ấn tượng lớp 71. Mở đoạn: - Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định nhắc tới, - Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: - Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định nhắc tới, - Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó. 2. Thân đoạn: - Miêu tả các đặc điểm về ngoại hình: vóc dáng, màu da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… - Miêu tả tính cách - Kể lại một kỉ niệm mà em ấn tượng sâu đậm nhất về người đó - Nêu những suy nghĩ, cảm nhận của em 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại tình cảm dành cho người đó. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp rất nhiều người tốt với tấm lòng nhân hậu, những người làm việc tốt cho xã hội mà chúng ta có thể học hỏi và ngưỡng mộ. Tôi muốn chia sẻ với bạn một câu chuyện về một người tốt đặc biệt mà tôi luôn ấn tượng nhất, đó là một chú cảnh sát. Câu chuyện này diễn ra ở một ga tàu. Một ngày nọ, khi mọi người đang chờ đợi tàu, một cơn gió mạnh đột ngột nổi lên và thổi mạnh một chiếc xe nôi đi vào đường ray xe lửa. Trong chiếc xe nôi có một đứa bé đang ngủ say, và cơn gió đã đánh thức bé. Đứa bé bắt đầu khóc và hấp hối. Đoàn tàu đã gần kề ga, và nguy cơ đe dọa tính mạng của đứa bé đã đến gần. Mọi người xung quanh đứng im, không biết phải làm gì. Nhưng đột nhiên, một chú cảnh sát nhanh nhẹn bước ra khỏi đám đông và lao vào đường ray xe lửa. Chú cảnh sát bế đứa bé ra khỏi xe nôi và ném bé xuống sân ga. Khi đoàn tàu lao tới, chú cảnh sát lăn ra bên ngoài đường ray, thoát khỏi sự đe dọa trong gang tấc. Đứa bé đã được cứu, và mọi người vỗ tay tán thưởng chú cảnh sát. Tôi luôn ấn tượng với tinh thần hy sinh của người này. Anh ta đã không màng đến sự nguy hiểm và hy sinh bản thân để cứu đứa bé. Hành động của anh ta là một tấm gương tốt mà tôi luôn nhớ và học hỏi. Sự hy sinh và tận tâm của các cảnh sát như anh ta là nguồn động viên lớn cho xã hội, và chúng ta cần học hỏi từ họ để làm cho thế giới trở nên tốt hơn. Những tấm gương như vậy trong xã hội giúp chúng ta thấy niềm tin vào nhân loại và khám phá sức mạnh của lòng nhân ái. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Bà Nguyễn Thị Điệp, một tấm gương sáng về tấm lòng nhân ái và sự hết lòng vì cộng đồng. Bà không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc mà còn là người phụ nữ mang trong mình trái tim ấm áp và lòng nhân ái. Với nguồn năng lượng tích cực và tâm huyết cao, bà Điệp đã hóa thân thành một người tiên phong trong công tác thiện nguyện. Từ những công việc nhỏ nhất như bán tỏi để giúp đỡ gia đình khó khăn, đến những chiến dịch lớn hơn như kêu gọi quyên góp để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bà luôn đứng đầu hàng ngũ những người tận tụy. Bằng những hành động và lòng nhân ái không ngừng, bà Nguyễn Thị Điệp đã trở thành một nguồn động viên và tia hy vọng cho cộng đồng. Bà không chỉ là người lãnh đạo xuất sắc mà còn là tấm gương sống, làm tươi sáng cuộc sống xung quanh bằng tình thần thiện nguyện và lòng nhân ái. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Lòng nhân ái không chỉ dừng lại ở việc thấu hiểu và chia sẻ nỗi đau của người khác, mà còn đòi hỏi chúng ta phải hành động, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề xã hội và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Khi mỗi cá nhân đều mang trong mình lòng nhân ái, xã hội sẽ trở nên công bằng hơn, vì mọi người đều được đối xử với sự tôn trọng và đồng lòng giúp đỡ nhau. Em đã từng chứng kiến một tấm gương về lòng nhân hậu đã để lại ấn tượng mãi về sau. Câu chuyện về anh Dương Hồng Quý đã hiến tạng cứu sống sáu người đang gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp của anh và gia đình. Anh ra đi nhưng để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh. Những con người ấy mãi là tấm gương sáng về lòng nhân ái, nhân văn sâu sắc. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng họ đã sống một cuộc đời cao cả và trọn vẹn. Sự ra đi ấy không còn là trở về cát bụi mà từ đó sự sống được hồi sinh. Họ đã làm lên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho toàn xã hội, rằng “cho đi là còn mãi”. Bài tham khảo Mẫu 1 “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhắc trong một người bài học về tình yêu thương trong cuộc sống. Tôi đã biết được đến rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu. Nhưng trong đó, tôi ấn tượng nhất về anh Trần Phước Hòa. Anh là chủ của quán cơm chay Thiên Phước 5.000 đồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng hai mươi năm trước, anh cũng giống như những người dân lao động nghèo, phải bôn ba đến nơi khác để kiếm sống. Và anh đã dừng quyết định dừng chân tại mảnh đất Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp để kiếm sống. Anh Hòa từng làm rất nhiều nghề lao động chân tay, cuộc sống khó khăn để gây dựng cơ nghiệp. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, hiện nay, anh đang là chủ của một cơ sở kinh doanh chuối chiên có tiếng trong thành phố với mức thu nhập khá dư dả. Với tấm lòng tốt của mình, anh đã quyết định mở tiệm cơm chay Thiên Phước để giúp đỡ mọi người xung quanh. Quán cơm chay từ thiện đầu tiên được mở vào năm 2013. Đến này, quán vẫn hoạt động. Theo như lời anh nói thì ở thành phố Sài Gòn này, ai cũng sẽ có cơ hội, chỉ cần cho người ta một hy vọng. Vậy nên, quán cơm của anh mới đề dòng chữ: “San sẻ bữa trưa hàng ngày với người có thu nhập chưa cao”. Anh cũng kể rằng ban đầu anh dự tính quán sẽ không thu tiền của khách. Nhưng sau đó, anh nghĩ rằng quán vẫn cần một số tiền nhỏ để duy trì. Không chỉ vậy những người lao động cũng sẽ có cảm giác phụ thuộc nếu nhận cơm miễn phí trong một thời gian dài. Anh Hòa còn hiểu rõ nếu không lấy tiền thì khách hàng sẽ không thoải mái. Bởi dù không có thu nhập không cao, nhưng họ đều là những con người có lòng tự trọng, mong muốn được đối xử công bằng như mọi người, chứ không ai muốn “ăn nhờ” mãi. Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán, thường xuyên quyên góp thực phẩm cho quán. Có khi thì bao gạo, có khi thì chai dầu ăn hay nước mắm. Dù nhỏ bé nhưng đã thể hiện được tấm lòng của mọi người. Tất cả đã thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của con người. Tấm gương của anh Trần Phước Hòa đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng và khâm phục. Không chỉ vậy, tôi cũng có thêm niềm tin vào cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp hơn. Bài tham khảo Mẫu 2 Ở khu vực nơi em ở, thì chắc hẳn phải kể đến bác tổ trưởng tổ dân phố nơi em sống– người cha hiền từ của cả khu phố. Sở dĩ bác được người dân so sánh giống như một người cha của toàn khu phố bởi vì bác làm công việc giữ gìn trật tự an ninh khu phố, đi thông báo những thông báo quan trọng cũng như làm những công việc cập nhật tin tức, bản tin cho nhân dân từ nhiều năm nay. Bác chính là người vận động mọi người trong khu phố đưa con em đi sinh hoạt hè, là người tham gia tổ chức các hoạt động sinh hoạt khu phố như là: tri ân anh hùng liệt sĩ, tết trung thu, tết thiếu nhi, lễ trao quỹ khuyến học,…. Chẳng những thế, Bác là người mà vô cùng được lòng người dân nhờ phong thái làm việc nhanh nhẹn, công tư phân minh và hết lòng vì nhân dân mà phục vụ. Nhà ai có ốm đau, có chuyện xô xát là bác đều can thiệp để giữ gìn hòa bình. Nhờ có những người như bác mà nơi em ở luôn được bình yên, đảm bảo an ninh trật tự. Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Bác chính là người hàng ngày đạp xe mang một cái loa đằng sau yên để phổ biến những kiến thức về sức khỏe đến toàn thể nhân dân. Cứ một ngày bác đi hai lần, một lần vào sáng sớm, một lần vào chiều tối. Bác kiên nhẫn đến từng nhà dân đưa khai báo y tế, cũng như phổ biến việc đeo khẩu trang đến từng người dân, đặc biệt là người bán hàng ở khu chợ. Ai không tuân thủ chấp hành thì bác nhẹ nhàng nhắc nhở ôn tồn. Bác luôn là tấm gương sáng trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid19 ở địa phương em. Tóm lại, em rất kính trọng bác vì việc tốt và sự cống hiến của bác dành cho khu phố. Nhờ những người như bác mà khu phố trở nên tốt đẹp và yên bình hơn. Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố. Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua. Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu. Bài tham khảo Mẫu 3 Khi tôi đọc câu chuyện kể về một người bình thường, cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Tôi đã vô cùng cảm phục người đàn ông đó và câu nói của anh ta “Nếu không làm điều đó, sao ta sống nổi với chính mình”, đã có tác động sâu sắc đến suy nghĩ và cách sống của bản thân tôi. Nó đã nhắc nhở tôi hãy sống vì bản thân mình, để sao cho không phải hoang mang và hối tiếc. Hành động dũng cảm của người đàn ông, đơn giản là vì chính bản thân anh ta. Nếu không làm vậy liệu rằng anh ta có được thanh thản? Cuộc sống cũng vậy, chúng ta cần phải mang đến những điều tốt đẹp cho người khác. Trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, nếu không đến, không đưa tay xoa dịu nỗi đau giúp đỡ người khác khi ngặt nghèo, liệu rằng bản thân ta có được hạnh phúc hay không? Hãy sống vì bản thân mình, sống say mê, nhiệt huyết vì những lý tưởng cao đẹp. Có vậy hạnh phúc mới được đong đầy, mới lan tỏa tới người xung quanh. Thực tế, có rất nhiều những tấm gương sáng về sống có ý nghĩa. Đó là học sinh Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12 ở Nghệ An đã lao mình xuống dòng nước để cứu những em nhỏ bị nước cuốn. Tuy đã cứu sống được các em nhưng Nam đã bị nước cuốn đi vì đuối sức. Nam đã vĩnh viễn ra đi khi những ước mơ còn dang dở, nhưng có lẽ cậu không hối tiếc vì hành động của mình, bởi cậu đã sống vì bản thân để trái tim được thanh thản. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng sống vì bản thân mình một cách khôn ngoan, có ý nghĩa. Một số người sống ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của cá nhân mà không suy nghĩ cho người khác. Một số khác thì sống vì người khác quá mức, họ sống, làm việc, học hành vì người khác. Chúng ta cần phải phê phán những hành động, lối sống sai lầm trên. Sống hết mình vì bản thân, cuộc đời vì mọi người để bản thân được thoải mái. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, không ngừng cố gắng nỗ lực theo đuổi những ước mơ, lý tưởng để đón nhận hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc với mọi người xung quanh.
|