Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 71. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật. - Đánh giá khái quát về nhân vật Ông Một
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật. - Đánh giá khái quát về nhân vật Ông Một 2. Thân đoạn: - Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng: - Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc. - Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”. - Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất): + Dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”. + Nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”… → Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người. 3. Kết đoạn: - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật. - Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ gắn bó, khăng khít, tình cảm như người thân ruột thịt trong gia đình, xa là nhớ, gần là thương. Trong trích đoạn, khi không thấy người quản tượng, con voi chạy khắp nơi tìm. Khi biết người quản tượng đã mất, con voi chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra đi. Con voi dành cho người quản tượng một tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình. Người quản tượng và dân làng đã xem con voi như người thân của họ, hiểu tâm tình của voi, tôn trọng, yêu quý voi. Cảm giác mong nhớ, chờ đợi con voi về làng giống như đang chờ được người thân đi xa trở về của gia đình. Chính vì lẽ đó, con voi cũng như một con người, có cảm xúc, biết buồn biết tủi, biết vui biết hạnh phúc khi ở bên người quản tượng và dân làng. Qua câu chuyện, tác giả Vũ Hùng đã gửi gắm tới độc giả bài học cuộc sống vô cùng ý nghĩa về sự gắn bó hài hoà giữa con người và tự nhiên. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Và hình tượng nhân vật Ông Một trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng cũng vậy. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, em nhận ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Bài tham khảo Mẫu 1 Thiên nhiên với con người luôn có những mối quan hệ gắn bó với nhau nhất định. Con người cần có thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển còn thiên nhiên như người mẹ hiền lành mà chăm sóc cho những đứa con loài người của mình. Đặc biệt mối quan hệ giữa con người và động vật cũng là một sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho con người. Có rất nhiều người đã lạm dụng thiên nhiên mà không tôn trọng động vật dẫn đến hành động săn bắn, giết hại động vật. Thế nhưng câu chuyện về tình cảm giữa con người và động vật cũng được vô số nhà văn, nhà thơ ghi lại hết sức cảm động, đặc biệt phải nhắc đến nhà văn Vũ Hùng với đoạn trích “Ông Một” trong chương trình trung học cơ sở. Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động. Đó chính là sự thấu hiểu, sự quan tâm mà người quản tượng dành cho con voi cũng là tình cảm mà con voi dành cho người quản tượng như người thân ruột thịt của mình. Có lẽ giữ người quản tượng và chú voi đã xóa nhòa đi ranh giới chủ tớ mà họ đối với nhau như những người thân trong nhà. Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần. Đối với người quản tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau. Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống. Bài tham khảo Mẫu 2 Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An, năm 1950 ông nhập ngũ. Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán và ảnh hưởng trực tiếp phong cách sáng tác của ông. các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”. Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho những chiến sĩ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một người lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm vô cùng cảm động, là sự thấu hiểu, quan tâm mà người quản tượng và con voi dành cho nhau. Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi.. Con voi như là một con người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân. Cứ như vậy cách vài năm nó lại quay về thăm làng một lần. Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là người thân của nhau. Qua đó, để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
|