Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Một mình trong mưa lớp 7

1. Mở đoạn: - Giới thiệu bài thơ "Một mình trong mưa" - Giới thiệu tác giả Đỗ Bạch Mai

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ "Một mình trong mưa" 

- Giới thiệu tác giả Đỗ Bạch Mai

2. Thân đoạn:

+ Hình ảnh con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng tới những người mẹ tảo tần vất vả nuôi con

+ Khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió, không ngại khó không ngại khổ, miệt mài bươn chải vì con, vì chồng.

+ Người mẹ tần tảo sớm hôm, luôn sẵn sàng hi sinh, chở che cho những người con thân yêu của mình

+ Sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ.

3. Kết đoạn:

- Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò đã gợi lên hình ảnh những người mẹ tần tảo sớm hôm, luôn sẵn sàng hi sinh, chở che cho những người con thân yêu của mình.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Bài thơ “Một mình trong mưa” gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hy sinh, chịu thương vì con cái của mẹ. Từ xưa, hình ảnh cò đã xuất hiện trong lời hát ru của mẹ như một hình ảnh thân thương, gần gũi. Trong bài thơ này, hình ảnh cò hiện nên ẩn dụ chỉ người mẹ. Người mẹ chịu thương, chịu khó, làm lụng vất vả luôn bao bọc, che chở cho con. Đức hy sinh cao cả của mẹ đã được tác giả Đỗ Bạch Mai ngợi ca qua hình ảnh con cò cần cù, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để trở về chở che cho con của mình. Qua đó, ta thấy tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng, cao cả.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bài thơ Một mình trong mưa là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người mẹ một mình nuôi con. Bài thơ đã gây xúc động khi để hình ảnh "cò" đối lập với những hình ảnh thuộc phạm trù thế giới tự nhiên. Nói cách khác, đó là hình ảnh người mẹ phải một mình đối diện với những khó nhọc, vất vả trong cuộc sống. Qua bài thơ, người ta có thể thấy được sự chia sẻ yêu mến và sẻ chia của tác giả với "cò" - người mẹ. Sẽ có đâu đó trong bài thơ là sự đồng cảm, xót thương. Tuy nhiên với hai câu thơ: "Cò đừng mỏi cánh/ Cố về với con" thì bài thơ thực sự là lời động viên, yêu mến và chia sẻ.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

“Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Trong ca dao, con cò là một biểu tượng quen thuộc, xuất hiện với nhiều ý nghĩa khác nhau. Còn ở trong bài thơ này, con cò là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người mẹ. Sự vất vả, nhọc nhằn cũng như những hy sinh của mẹ đáng trân trọng biết bao nhiêu. Một mình mẹ vất vả kiếm sống từng ngày để nuôi lớn con lên người. Tình cảm yêu thương của mẹ khiến chúng ta cảm thấy thật xúc động, nghẹn ngào.

Bài tham khảo Mẫu 1

Ca ngợi người mẹ có vô vàn lời thơ lời văn còn đồng cảm chia sẻ với nỗi cực khổ vất vả của mẹ thì lại ít người nhắc tới. Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ, Đỗ Bạch Mai đã viết lên bài thơ Một mình trong mưa. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân cò vất vả tác giả sử dụng các biện pháp đối lập: ngang- dọc, trên- dưới, xa-gần và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết đồng gần rồi đồng xa, hết đồng trên lại xuống đồng dưới để mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh đó những mong cò đừng sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để che chở bảo vệ đứa con bơ vơ tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc “cò đừng…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ. Không chỉ khắc họa hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu “một mình một lối/ một mình trong mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại 2 lần càng nhấn mạnh sự đơn độc của cò hay của chính người mẹ. Mượn hình ảnh cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc, cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với tất cả người làm mẹ luôn luôn hi sinh vì con.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Có rất nhiều bài thơ hay viết về mẹ, trong đó “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Tác giả đã mượn hình ảnh con cò, vốn đã rất quen thuộc trong ca dao Việt Nam với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau để chỉ người mẹ. Hình ảnh thân cò một mình nuôi con, lặn lội trong mưa dưới cánh đồng để kiếm ăn gợi cho tôi liên tưởng về người mẹ. Chính mẹ cũng đã phải cần mẫn, vất vả làm việc để nuôi lớn con lên người. Đặc biệt ấn tượng nhất là hình ảnh ở cuối bài, cò con bơ vơ đợi mẹ trở về, cũng như những đứa con mong ngóng mẹ về nhà. Bài thơ đã cho thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cùng ngôn từ giản dị, bài thơ đã để lại cho mỗi người đọc những cảm xúc thật lắng đọng.

Bài tham khảo Mẫu 3

Khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" của Đỗ Bạch Mai, ta không khỏi xót xa trước hình ảnh thân cò một mình trong đêm mưa gió. Tác phẩm khắc họa những khó khăn, vất vả mà cò phải chịu đựng để nuôi con. Trong đêm mưa gió, cò đi hết "Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần" để kiếm ăn. Sự cô đơn của cò được tác giả thể hiện một cách tinh tế "Một mình nuôi con", "Một mình một lối/ Một mình trong mưa". Hình ảnh cò chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, chịu khó. Mặc cho bên ngoài có nhiều khó khăn, mẹ vẫn hi sinh hết lòng vì con. Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp cấu trúc "Đồng... đồng...", "Đằng...", "Cò đừng...", "Một mình...", "Cò về...", "Một mình..." kết hợp với biện pháp đối lập "dọc" - "ngang", "trên" - "dưới", "đông" - "tây", "xa" - "gần" "cao" - "thấp" làm gia tăng nỗi cực nhọc của cò trong đêm vắng. Qua tác phẩm, ta cũng cảm nhận được sự kính trọng, yêu thương của nhà thơ đối với mẹ.

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7

    1. Mở đoạn: - Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. - Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 7

    1. Mở đoạn: – Thanh Hải, một trong những nhà thơ vĩ đại của văn học Việt Nam hiện đại, đã để lại cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời, đó chính là bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm này không chỉ là biểu tượng của sự đam mê và tài năng của tác giả mà còn là một biểu tượng của tình yêu quê hương và khát vọng sống.

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Lời của cây lớp 7

    1. Mở đoạn: – Mỗi ngày, chúng ta đón nhận âm thanh xào xạc của tiếng lá, sắc xanh dìu dịu của hàng cây. Phải chăng cây đã trở thành một phần thế giới của con người? Vì thế, cây còn là nguồn cảm hứng đa màu sắc để tác giả Trần Hữu Thung viết nên bài thơ “Lời của cây”.

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Sang thu lớp 7

    1. Mở đoạn: - Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều, nổi tiếng với nhiều bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn, về người lính... - Bài thơ Sang thu (1977) viết về những cảm nhận tinh tế của nhà thơ

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ lớp 7

    1. Mở đoạn: - Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. - Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close