Em hãy phân tích nhân vật An-tư-nai trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốpBối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèn nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm và nhân vật. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai. 2. Thân bài * Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai: - Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện. - Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy. * Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn. - Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động. * Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống. 3. Kết bài - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Khi đọc “Người thầy đầu tiên”, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật An-tư-nai. Nhân vật này hiện lên qua lời kể của người họa sĩ, về bức thư ông đã nhận được. Điều khiến chúng ta cảm động nhất là câu chuyện về thời thơ ấu của bà. Khi còn nhỏ, h oàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn. Mồ côi cha mẹ, bà phải sống cùng chú thím, thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm. Nhưng nhờ có sự động viên của thầy Đuy-sen, bà đã cố gắng học tập, rồi trở thành một viện sĩ. An-tư-nai chính là tấm gương về sự hiếu học, cũng như tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, tôi cảm thấy yêu mến nhất là nhân vật An-tư-nai. Đó là một cô bé sống rất tình cảm, giàu nghị lực. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, An-tư-nai phải sống cùng với chú và thím. Cô bé thường xuyên bị ngược đãi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Có thể thấy, An-tư-nai có cuộc sống thật bạnh hạnh. Nhưng với sự xuất hiện của thầy Đuy-sen, chính thầy đã khơi dậy ở An-tư-nai niềm khao khát học tập. Nhờ thầy, cô bé đã có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Như vậy, nhân vật An-tư-nai là một tấm gương về sự hiếu học, giàu khát vọng và lí tưởng mà chúng ta có thể học tập. Bài mẫu 1 Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèn nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xóa mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thích và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư. Đoạn trích kể về người thầy Đuy-sen người đã đem ánh sáng tri thức đến cho học trò ở một vùng quê còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Được giới thiệu qua lời người họa sĩ cùng quê – nhân vật tôi: “Bà đã nhiều tuổi, đẫy đà, mái tóc chải mượt bạc đi nhiều. Người đàn bà đồng hương nổi tiếng của chúng tôi làm chủ nhiệm bộ môn ở trường đại học tổng hợp. Bà thường bận nhiều công việc và tôi vẫn chưa có dịp được quen biết thật gần gũi, nhưng bất cứ lần nào gặp tôi ở đâu bà cũng đều quan tâm đến cuộc sóng tại quê hương và thế nào cũng bày tỏ ý kiến, dù là vắn tắt, về tác phẩm của tôi”. Người đọc có thể thấy An-tư-nai ở thời điểm hiện tại đã có tuổi và có một địa vị trong xã hội. Nhưng bà luôn biết ơn người thầy đầu tiên đã dạy chữ cho mình và đưa mình lên tỉnh học, để bản thân có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ngay khi nghe đến tên thầy Đuy-sen bà đã định dứng dậy, sau đó khi mọi người bắt đầu bàn bạc về Đuy-sen: “Trên khuôn mặt tàn úa đã có nhiều nếp nhăn nhỏ bé xung quanh mắt thoáng hiện vẻ ưu tư”. Khi thấy mọi người hiểu nhầm về thầy Đuy-sen, chính An-tư-nai đã viết thư nhờ người họa sĩ cùng quê kể giải thích cho mọi người hiểu. Bà khẩn thiết nhờ người đồng hương và coi đó là việc hệ trọng: “Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh… Nếu anh thấy điều gì tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh nghĩ xem làm thế nào cho mọi người cùng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này. Tôi đã thấy rõ như vậy sau bao lần đắn đo cặn kẽ. Đó là lời xưng tội của tôi trước mọi người. Tôi cần phải làm tròn bổn phận của tôi. Càng nhiều người được biết thì lương tâm tôi càng đỡ cắn rứt. Anh đừng sợ làm cho tôi lâm vào tình trạng khó xử. Anh đừng giấu giếm gì hết…” An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình vì “người thầy đầu tiên” ấy đã cứu cô bé được vươn mình đến từng con số, chữ cáo, để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình, không bị bán làm vợ lẽ hay chịu số phận nghèo khổ, vì tri thức sẽ làm nên tất cả… Từ việc sử dụng nhiều ngôi kể là người họa sĩ và nhân vật xưng "tôi" - An-tư-nai, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã thể hiện một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tấm lòng thương yêu, trân trọng tới số phận bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống. Bài mẫu 2 Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới. Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sáng tác "Người thầy đầu tiên". Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai, một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý. Đọc đoạn trích, ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình, tính cách An-tư-nai. Song, qua những hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật, ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất ở cô bé. Trước hết, An-tư-nai là người có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm bằng mấy lời lẽ, hành động xấu xí, cô bé căm ghét đến mức muốn "nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ". Khi biết thầy phải vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, cô bé không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. An-tư-nai cũng luôn quan tâm, giúp đỡ tới mọi người xung quanh. Giữa trời đông buốt giá, cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn. Có thể thấy, An-tư-nai luôn sáng ngời vẻ đẹp thanh thuần, tươi đẹp như "dòng suối nhỏ của thầy". Cuộc đời, con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường, mạnh mẽ vượt lên số phận bản thân. Mặc dù mồ côi cha mẹ, phải sống cùng chú thím nhưng cô bé ấy vẫn chứa chan tinh thần lạc quan, nghị lực. Dưới sự dạy bảo, quan tâm, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, cô bé không ngừng cố gắng học hành, tích lũy tri thức và sau này trở thành một viện sĩ. Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện: họa sĩ và "tôi" - An-tư-nai, nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật An-tư-nai. Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình "An-tư-nai, cái tên hay quá". Theo dòng chảy thời gian, tác phẩm "Người thầy đầu tiên" sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn, giàu ý nghĩa. Qua đoạn trích, nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai. Bài mẫu 3 Ai đó đã từng nói: “Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác”. Từ xưa đến nay, nghề giáo đã trở thành là một nghề không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Chính vì vậy, thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho mọi người, được yêu quý và tôn trọng. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về thầy cô, như một lời tri ân tới những người đa gieo trồng tri thức cho cuộc đời. Trong số đó, có một tác phẩm rất nổi tiếng, được nhiều người trên thế giới biết tới, đó chính là Truyện Người thầy đầu tiên của tác giả Ai-ma-tốp, một tác giả nổi tiếng của Liên Xô (nay là Nga). Tác phẩm được sáng tác năm 1962, theo thể loại truyện vừa. Nhân vật trong truyện để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc ngoài thầy Đuy-sen, có lẽ chính là An-tư-nai, một cô học trò có tinh thần hiếu học, mạnh mẽ, thiện lương và giàu tình cảm của thầy Đuy-sen. An-tư-nai lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn. Cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất bé và sống với chú thím. Cô bé bị chú thím đối xử rất tệ bạc, thậm chí còn từng bị bán đi. Sống trong hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng An-tư-nai vẫn luôn giữ những phẩm chất tốt đẹp, không hề bị số phận làm cho thay đổi. An-tư-nai vô cùng thiện lương và giàu tình cảm với mọi người xung quanh. Khi bọn trẻ nghèo trong làng, trong đó có An-tư-nai được thầy Đuy-sen mở lớp dạy học, cô bé đã để lại ki-giắc của mình để sưởi ấm cho thầy Đuy-sen và các bạn, để thầy khỏi phải đi nhiều kiếm củi vất vả trong thời tiết buốt giá. Mùa đông với cái rét cắt da cắt thịt tại Nga, thầy Đuy-sen tốt bụng đã cõng, rồi bế bọn An-tư-nai qua suối để học trò của mình không phải chịu cái lạnh thấu xương của dòng nước, thì bị bọn nhà giàu trên núi lúc ấy đi qua trêu chọc, phi ngựa qua để nước bắn lên người thầy trò họ. An-tư-nai rất tức giận, thương thầy Đuy-sen, lúc đó cô chỉ muốn bắt lấy bọn người đó mà nói rằng: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”. Không những vậy, thấy thầy Đuy-sen lội suối để đắp đất, đá cho học trò đi qua, An-tư-nai bé nhỏ đã không ngần ngại xuống giúp đỡ thầy, dù sau này mường tượng lại ngày hôm đó cô đã nói “Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi”. Hành động của An-tư-nai đẹp như chính con người cô bé vậy, đó là vẻ đẹp của tâm hồn lương thiện. An-tư-nai còn rất giàu tình cảm, cô bé thương thầy Đuy-sen và quý mến thầy như người thân ruột thịt duy nhất của mình, chứ không phải là chú thím độc ác. Cô bé còn có ước mơ thật đáng yêu của một đứa trẻ trong sáng: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhằm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!". Tuy không có bất kì một dòng nào miêu tả ngoại hình hay miêu tả trực tiếp tính cách của An-tư-nai nhưng bằng ngòi bút tài năng của mình, qua những chi tiết tinh tế, tác giả An-ma-tốp đã thành công mang tới một cô bé vô cùng xinh đẹp từ trong tâm hồn, với sự lương thiện, trong sáng và một trái tim giàu tình cảm. Với cách miêu tả chân thật, gần gũi và sử dụng kết hợp nhiều ngôi kể, nhà văn Ai-ma-tốp đã khắc hoạ thành công nhân vật An-tư-nai. Cô bé có trái tim vô cùng trong sáng, thiện lương, giàu tình cảm. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nhưng An-tư-nai luôn kiên cường, không chịu khuất phục số phận, không chỉ vậy, tinh thần hiếu học của cô bé cũng rất đáng để chúng ta khâm phục. Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” vẫn giữ nguyên được giá trị nhân văn của mình cho tới ngày ngay chính là nhờ vào việc tạo nên những nhân vật để lại dấu ấn trong lòng người đọc, đặc biệt là nhân vật An-tư-nai. Bài mẫu 4 Đến với “Người thầy đầu tiên”, Ai-tơ-ma-tốp gửi gắm bài học giá trị. Nổi bật trong truyện là nhân vật cô bé An-tư-nai. Hoàn cảnh sống của nhân vật An-tư-nai hiện ra qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen. An-tư-nai là một cô bé mồ côi, sống cùng chú thím. Họ đối xử với cô bé rất tàn nhẫn, thậm chí còn bán cô cho bọn nhà giàu. cô bé không chỉ sống trong sự thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình yêu thương. Nhờ có sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã được đi học. Và không phụ tấm lòng đó, cô bé luôn chăm chỉ học hành. An-tư-nai cũng luôn yêu mến, biết ơn thầy Đuy-sen về những điều thầy đã làm cho cô bé. An-tư-nai cũng tự bộc lộ rằng trong suy nghĩ rằng: “Tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy”. Sau này, khi An-tư-nai đã trưởng thành, trở thành một bà viện sĩ nhưng trong tâm trí của cô bé vẫn luôn khắc sâu hình ảnh người thầy đầu tiên, cùng những lời dạy bảo của thầy. An-tư-nai đã nhờ nhân vật “tôi” kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen để có thể truyền cảm hứng cho mọi người - “không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này”. An-tư-nai còn có một bản lĩnh, ý chí kiên cường. Dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tuổi thơ phải chịu nhiều bất hạnh nhưng cô bé vẫn có tinh thần lạc quan, nỗ lực cố gắng. Dưới sự dạy bảo, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, An-tư-nai nỗ lực học tập và đã trở thành một viện sĩ. Nhân vật An-tư-nai hiện lên mang những phẩm chất đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.
|