Trình bày ý kiến của em về mặt lợi và hại của điện thoại thông minh lớp 71. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: mặt lợi và hại của điện thoại thông minh.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: mặt lợi và hại của điện thoại thông minh. 2. Thân đoạn: - Lợi ích : + Điện thoại di động giúp ta tra cứu thông tin một cách rất nhanh chóng, tiện lợi mà không tốn quá nhiều công sức, tiền của. + Chúng ta có thể dùng điện thoại di đông để học online, tìm kiếm tài liệu, thảo luận.... đó là một cách tốt để học tập. + Hiện nay, nhiều kênh mua sắm trực tuyến đang được mở rộng, với chiếc điện thoại di động trong tay thì ta có thể ''rước'' rất rất nhiều đồ dùng lớn bé... về nhà mà không cần đi tới các cửa hiệu nữa. + Nhờ điện thoại di động, chúng ta có thể thực hiện được những kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở đâu. + Với một chiếc điện thoại thông minh, người ta có thể truy cập internet, đăng nhập vào các ứng dụng như facebook, twitter,… để post những bức ảnh mới chụp hay gửi một dòng status mong tìm được sự chia sẻ ở cộng đồng mạng rộng khắp thế giới. Đây là một cách kết nối những mối quan hệ giữa con người với nhau rất hiệu quả + Điện thoại thông minh còn giúp ta rất nhiều việc khác như nhắc nhở lịch trình, theo dõi sức khỏe qua các ứng dụng, giải trí,... - Tác hại : + Sử dụng điện thoại di động chỉ gây tác hại khi bạn lạm dụng nó mà thôi. Đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay, việc quá lạm dụng gây tới tình trạng ''nghiện'' điện thoại và nó đem tới những hậu quả khôn lường. + Thế giới mạng thật hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giới thật quanh ta. Việc dán mắt vào điện thoại di động trong một không gian công cộng, trong một sinh hoạt tập thể có nhiều lúc khiến ta trở thành kẻ bất nhã. + Sử dụng điện thoại gây nên cho chúng ta rất nhiều căn bệnh như : đau lưng, đau vai, cận thị, có vấn đề về não và các giác quan... + Mất khả năng tập trung trong công việc cũng như trong đời sống sinh hoạt. + Gây mệt mỏi từ tinh thần lẫn thể chất, làm con gười ta thiếu năng động, hoạt bát; từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy như công việc đình đốn, năng suất chất lượng công việc bị suy giảm, ... => Chúng ta cần cân bằng thời sử dụng điện thoại di động để tránh bị nghiện, hãy sử dụng điện thoại một cách hợp lí để nó đem lại nhiều lợi ích cho bạn. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và điện thoại thông minh là một trong những sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại thông minh đang trở thành vấn nạn trong giới trẻ, gây ra hiện tượng nghiện điện thoại thông minh. Những hành vi lạm dụng điện thoại gồm sử dụng không đúng cách như dùng trong giờ học, để nhắn tin, lướt web trong khi kiểm tra, và sử dụng với mục đích không tốt như tải các nội dung đồi trụy, phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng hoặc trêu chọc người khác. Nghiện điện thoại thông minh có thể gây hại cho sức khỏe, tâm lý và học tập của các bạn trẻ. Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, một số gia đình lại không quản lí việc sử dụng điện thoại của con em mình, gây ra hiện tượng nghiện điện thoại ở nhiều học sinh. Nghiện điện thoại có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như ảnh hưởng đến khả năng học tập, gây mất tập trung và lười biếng, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần nâng cao tinh thần tự giác trong học tập, sống có văn hóa và đạo đức, và hiểu thêm về pháp luật. Những học sinh nên rèn luyện tính tự lập và không phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Điều này sẽ giúp họ thoát khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh. Ngoài ra, gia đình và xã hội cũng cần chung tay giải quyết vấn đề này bằng cách giám sát và hạn chế sử dụng điện thoại. Chỉ khi mọi người cùng chung tay với nhau, chúng ta mới có thể xây dựng được một trái đất tốt đẹp hơn. Hãy cùng nhau hạn chế sử dụng điện thoại để có thể tận hưởng cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một công cụ giao tiếp và giải trí phổ biến. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể, việc sử dụng điện thoại di động cũng không tránh khỏi những tác hại tiềm ẩn. Với khả năng kết nối sóng không dây, điện thoại di động cho phép chúng ta giao tiếp và trao đổi thông tin dễ dàng ngay cả khi đang di chuyển. Những chiếc điện thoại hiện đại cũng được tích hợp nhiều tính năng hữu ích như báo thức, ghi âm, ghi chú, giúp chúng ta sử dụng một thiết bị đa năng thay vì chỉ đơn thuần là để nghe và gọi. Ngoài ra, điện thoại di động còn được coi là một phương tiện giải trí vô cùng tiện lợi, giúp chúng ta giải tỏa stress và thư giãn. Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để truy cập các trang web giải trí, nghe nhạc, chơi game hay tự học và trao đổi ý kiến về bài tập với bạn bè. Thậm chí, nếu cách nhau nửa vòng Trái đất, ta vẫn có thể liên lạc với nhau chỉ bằng một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây hại cho sức khỏe và tác động đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó, chúng ta cần sử dụng điện thoại một cách hợp lý và có kiểm soát để tránh những hệ lụy không mong muốn. Điện thoại di động có nhiều tính năng hấp dẫn, tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực. Nhiều người không thể rời khỏi chiếc điện thoại của mình do việc sử dụng nó cho giải trí. Điều này gây phân tâm cho học sinh khi họ đến lớp, vì họ liên tục kiểm tra tin nhắn hay cập nhật Facebook. Dù vậy, khi hỏi các học sinh và sinh viên về mục đích sử dụng điện thoại của mình, họ sẽ cho biết rằng chủ yếu là để liên lạc với gia đình, trao đổi về bài học với thầy cô hay bạn bè. Tuy nhiên, thực tế là những việc này chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các mục đích mà họ sử dụng điện thoại. Thay vào đó, họ thường sử dụng nó để đua đòi với bạn bè hoặc lạm dụng nó để chơi game. Từ khi điện thoại di động xuất hiện, học sinh dường như đã mất đi tinh thần tự giác học tập và rèn luyện bài tập. Thay vì nỗ lực tìm hiểu và làm bài tập, họ chỉ cần lên Google và tìm bài giải. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng điện thoại để truy cập vào các trang web đen, tìm kiếm nội dung không lành mạnh hoặc thực hiện các hành vi ác ý như chụp ảnh xấu và đăng lên mạng xã hội. Điện thoại cũng thường được sử dụng để gian lận trong các kỳ thi hoặc kiểm tra, gây ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình và làm chúng ta bị cô lập trong thế giới ảo. Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể gây tác hại. Vì vậy, nếu muốn trang bị điện thoại cho con em, nên chọn các loại điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi để giảm thiểu các tác hại không mong muốn. Thời gian là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta lãng phí thời gian vào những việc vô ích thì đó là một sự lãng phí lớn. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian vào những hoạt động không có ích, chúng ta nên biết cách sử dụng điện thoại di động một cách hiệu quả và không lạm dụng nó. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh những lợi ích và tiện ích, công cụ này cũng mang theo nhiều hạn chế. Trong số đó, việc lạm dụng điện thoại di động ở học sinh là một vấn đề đáng lưu ý, cần phải được giải quyết kịp thời. Xã hội đang phát triển mạnh mẽ, tăng cường nhu cầu giao tiếp và truy cập thông tin. Điều này làm cho điện thoại di động trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Phụ huynh, vì bận rộn với công việc, thường cho con em mình sử dụng điện thoại để liên lạc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp cha mẹ quá chiều chuộng con cái, dẫn đến việc các em yêu cầu và sử dụng điện thoại một cách không cần thiết. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, trẻ em sẽ dễ bị cuốn vào các hoạt động trên điện thoại, bỏ bê cuộc sống và học tập. Hơn nữa, học sinh có thể lạm dụng điện thoại di động, sử dụng nó trong giờ học để chơi game, lướt web, thậm chí sao chép tài liệu trong khi kiểm tra. Tình hình thực tế cho thấy rõ những tác động tiêu cực của việc lạm dụng điện thoại di động. Nhất là đối với học sinh - những người trẻ tuổi, là hy vọng của tương lai, cần tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân. Tuy nhiên, điện thoại di động lại làm họ sao lãng. Hậu quả có thể kể đến như mất tập trung trong lớp học, không chú ý khi nghe giảng, suy giảm khả năng sáng tạo,... Điều này dẫn đến việc thiếu kiến thức, các vấn đề về sức khỏe như cận thị, loạn thị. Tinh thần cũng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây ra tình trạng trầm cảm. Đối với xã hội, việc học sinh lạm dụng điện thoại di động cũng mang lại nhiều hậu quả không mong muốn. Tình trạng này khiến giới trẻ tiếp xúc với thông tin không đúng đắn nhanh chóng. Từ đó, có thể dẫn đến việc tham gia các hành vi xã hội tiêu cực như văn hóa phẩm đồi trụy,... Tất cả những điều này khiến tâm hồn trẻ em bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến những hành vi không đạo đức, gây hại cho xã hội. Để thay đổi tình hình trên, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải cùng nhau nỗ lực. Mỗi người cần nhận thức được ưu và nhược điểm của việc sử dụng điện thoại di động. Đặc biệt, học sinh cần sự hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ từ thế hệ đi trước. Phụ huynh cần dành thời gian quan tâm và giao tiếp nhiều hơn với con cái, không nên chiều chuộng quá mức. Đối với giáo viên, cần áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Đồng thời, cần khuyến khích và tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh cho thế hệ tương lai. Đánh giá tổng quan, điện thoại di động mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng nó một cách tỉnh táo và thông thái. Hãy xem điện thoại di động như một công cụ hỗ trợ, không phải là thứ điều khiển hành vi của chúng ta. Chỉ khi như vậy, con người mới có thể kiểm soát cuộc sống và tận dụng khoa học - công nghệ để tiến xa hơn trong tương lai. Bài tham khảo Mẫu 1 Như các bạn đã biết, điện thoại di động là sim viettel một phương tiện liên lạc rất hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày quan điểm của mình như sau: Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động. Như sim vinaphone đã nói ở trên, đó là phương tiện liên lạc giúp các bạn trò chuyện, trao đổi với nhau. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý. Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy. Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng tốt nhất? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng giấu sau lưng bố mẹ. Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ sim vinaphone dep một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin. Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì. Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều. Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện. Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi không có vấn đề gì quan trọng. Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra sim mobifone điều này (vì tôi cũng sử dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý, như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé. Bài tham khảo Mẫu 2 Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ. Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay. Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì? Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo. Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu. Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành. Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó, điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực. Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác. Với cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính. Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn. Bài tham khảo Mẫu 3 Xã hội ngày càng phát triển. Nhu cầu liên lạc qua điện thoại di động tăng cao do tiện ích và hữu ích của chúng. Phụ huynh cũng mạnh dạn đầu tư cho con em mình chiếc điện thoại nhỏ xinh để thuận tiện liên lạc và quản lý. Tuy nhiên, học sinh còn quá nhỏ, chưa nhận thức đủ về việc sử dụng điện thoại, dẫn đến lạm dụng và ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻ. Điện thoại là phát minh vĩ đại giúp giao tiếp và hỗ trợ công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt trong thời buổi thông tin lan truyền nhanh chóng. Học sinh thường bỏ qua việc học để nghịch điện thoại cả trong giờ học. Học sinh thích lướt web, nhắn tin với bạn bè hơn là học tập, sử dụng điện thoại để quay cóp tài liệu, tiếp xúc với thông tin không lành mạnh từ mạng xã hội, web đen, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ. Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh muốn quản lý con cái dễ dàng. Phụ huynh thường mua điện thoại cho con vì chiều chuộng và con đòi hỏi, khiến các em lạm dụng điện thoại và tránh học tập. Việc mua điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết cũng gây ra tình trạng này. Tình trạng lạm dụng điện thoại di động khiến học sinh sao nhãng học tập, gây mất trật tự trong lớp và hổng kiến thức, dẫn đến kết quả học tập yếu kém, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Thay vì cấm, chúng ta cần giáo dục học sinh sử dụng điện thoại đúng cách, hướng dẫn và quan tâm gần gũi hơn. Nhà trường cần cấm sử dụng điện thoại trong giờ học, tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh. Học sinh cần phân biệt rõ ràng giữa việc học và giải trí, sử dụng điện thoại để phục vụ học tập và giao tiếp, không lãng phí thời gian vào những trò vô bổ. Luôn rèn luyện đạo đức và chăm giao tiếp, quan tâm đến gia đình. Điện thoại di động là công cụ hỗ trợ cuộc sống, không nên làm cuộc sống trở nên phức tạp. Hãy sử dụng điện thoại thông minh và điều khiển nó chứ đừng để nó điều khiển chúng ta. Tương lai sáng lạn phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta ngày hôm nay. Tuổi trẻ - đó là kho báu của đất nước, một lực lượng vô cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, trong không gian học đường ngày nay, xuất hiện không ít vấn đề, hiện tượng đáng báo động. Ngoài vấn đề lạm dụng điện thoại di động, chúng ta cũng cần quan tâm đến những thách thức khác như: thói quen ăn chơi, cạnh tranh không lành mạnh, sự hiện diện của học vẹt, học tủ, học chay và cả sự cuồng nhiệt với trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, tình trạng hút thuốc lá cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta cần cùng nhau tìm ra những giải pháp thích hợp để giúp các em học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện bản lĩnh và ý thức trách nhiệm. Bằng sự quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng, chúng ta có thể giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trưởng thành và góp phần vào sự phát triển của đất nước.
|