Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi bóng chuyền lớp 7

1. Mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi bóng chuyền.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi bóng chuyền.

2. Thân đoạn:

- Nguồn gốc của trò chơi bóng chuyền.

– Giải thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là bóng chuyền?

– Đối tượng tham gia chơi.

– Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…).

– Cách thức tổ chức trò chơi.

– Cách thức chơi.

3. Kết bài

Khẳng định lại quy tắc ý nghĩa của quy tắc trong trò chơi bóng chuyền.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Trò chơi dân gian là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam. Rất nhiều trò chơi vẫn còn được phổ biến cho đến ngày nay. Một trong số đó có thể kể đến bóng chuyền.

Luật chơi bóng chuyền rất đơn giản và dễ hiểu. Để bắt đầu trận đấu, trọng tài xác định đội nào giao bóng trước thường bằng cách tung đồng xu. Sau khi bóng được giao, hai đội sẽ tập trung đánh bóng sang phần sân đối phương, mỗi đội có tối đa 3 lần đánh bóng, pha bóng được kết thúc khi bóng chạm xuống sàn hoặc khi một trong hai đội mắc lỗi. Đội mắc lỗi thì đối phương sẽ dành được điểm.

Các trận đấu bóng chuyền bao gồm các hiệp thi đấu, thường là ba hoặc năm hiệp. Mỗi hiệp đấu sẽ kết thúc nếu một đội dành được 25 điểm, với hiệp cuối cùng, đội nào dành 15 điểm sẽ chiến thắng hiệp thi đấu. Đội đầu tiên giành chiến thắng nhiều hiệp thi đấu hơn đội đấy dành chiến thắng.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trò chơi điện tử hấp dẫn đã ra đời. Bóng chuyền vẫn luôn giữ được vị trí nhất định trong lòng những người đam mê thể thao.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, bóng chuyền được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Bóng chuyền cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi. Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm 6 người. Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải phối hợp với nhau sao cho đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng). Những lần chạm bóng đó thường là "bump" (tâng bóng) hay "pass" (bắt bước 1) để khống chế những đường bay của bóng và chuyền cho người kiến tạo đợt tấn công "setter" (chuyền 2); bước tiếp theo (thường là những quả chuyền bóng bằng cổ tay đẩy bóng bằng ngón tay) người kiến tạo đợt tấn công chuyền bóng cho người thực hiện đợt tấn công "attacker" để người này đập bóng; và cuối cùng là người thực hiện đợt tấn công, người mà "spike" (đập bóng) (nhảy cao lên không trung, giơ một tay cao trên đầu và đập bóng để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương) đánh trả bóng qua lưới. Đội khống chế bóng mà đang thực hiện đợt tấn công như đã miêu tả ở trên được gọi là ở trạng thái "offense" (tấn công).

Đội đang ở trạng thái "defense" (phòng thủ) cố gắng ngăn chặn đối phương đánh bóng trực diện xuống phần sân của mình: người chơi đứng trên lưới nhảy lên và đưa tay lên cao hết mức có thể (nếu được, có thể đưa tay qua phần sân bên kia) để "block" (chắn banh) quả banh đối phương. Nếu banh xuống gần đến mặt đất, vượt qua hàng chắn, những người còn lại của đội phòng thủ có thể cố gắng chặn bóng không cho chạm mặt đất bằng cách "dig" (đào) (thường là dùng tay thuận để chuyền hoặc lái một cách khó khăn trái banh). Sau khi đào thành công, đội chuyển sang thế tấn công.

Trò chơi tiếp tục như trên, đỡ và đánh bóng trở lại bên kia, đến khi bóng chạm đất hoặc người chơi phạm lỗi. Lỗi thường gặp nhất là không thể đưa được bóng qua phần sân đối phương sau 3 lần chạm bóng, hay làm bóng chạm mặt đất bên ngoài phần sân thi đấu. Quả bóng được tính "in" (trong sân) nếu bất kì phần nào của trái bóng chạm đất từ vạch biên và vạch cuối sân trở vào, và một cú đập mạnh có thể làm biến dạng quả bóng đến nỗi khi chạm đất tưởng như nó ra ngoài nhưng thực sự nó lại trong sân. Người chơi có thể khống chế bóng từ ngoài sân nếu bóng bay ra ngoài phần sân thi đấu.

Các lỗi thường gặp khác là người chơi chạm bóng liên tục 2 lần (trừ 1 lần chắn bóng), người chơi "catching" (cầm bóng), chạm lưới trước khi lượt banh kết thúc, hay đưa bất kì bộ phận cơ thể nào qua dưới lưới sang phần sân đối phương. Có rất nhiều lỗi được định nghĩa trong luật chơi, hầu hết là các lỗi hiếm gặp. Những lỗi này thường là hàng sau hay libero đập banh hay chắn banh (người chơi ở hàng sau có thể tham gia tấn công nếu họ nhảy đập banh từ sau vạch 3 mét), người chơi không ở đúng vị trí khi trái bóng được giao, tấn công cú giao bóng trực diện hoặc trên lưới, sử dụng người chơi khác để chơi bóng, đạp vạch biên cuối sân khi giao bóng, thời gian giao bóng quá 8 giây hay giao bóng trước khi trọng tài cho phép, hay chơi bóng khi bóng còn đang ở phần sân đối phương.

Trò chơi bóng chuyền không chỉ mang lại sự vui vẻ và niềm hứng thú cho người chơi mà còn là cơ hội tốt để tận hưởng không gian tự nhiên và kết nối với gia đình và bạn bè.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Bóng chuyền là môn thể thao đối kháng bao gồm hai đội, mỗi đội gồm sáu người chơi, ngăn cách nhau bằng một tấm lưới. Trận đấu bóng chuyền diễn ra trên sân thi đấu bóng chuyền chuyên dụng và quả bóng chuyền.

Bóng chuyền là một trong những môn thể thao đối kháng gồm có hai đội thi đấu với nhau. Mỗi một đội gồm có 6 thành viên tham gia thi đấu chính thức, hai đội được tách ra 2 bên sân và phân cách với nhau bởi một tấm lưới được căng ở giữa sân. Một trận thi đấu bóng chuyền thường có từ 3 - 5 hiệp (set) đấu. Trong mỗi hiệp đấu đội giành được 25 điểm sẽ là đội chiến thắng và set đấu đó kết thúc, riêng với hiệp đấu cuối cùng thì đội chiến thắng là đội có được 15 điểm. Đội nào chiến thắng nhiều hiệp đấu hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng chung cuộc trong trận đấu.

Bóng chuyền không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là phần quan trọng của thể dục thể thao Việt Nam. Nó thúc đẩy sự gắn kết xã hội, tạo ra những khoảnh khắc đoàn kết trong cộng đồng và giúp bảo tồn những giá trị truyền thống qua các thế hệ. Thêm vào đó, trò chơi này còn giúp người chơi phát triển sự sáng tạo và khéo léo trong việc thực hiện các pha đánh bóng.

Bóng chuyền là bộ môn thể thao nhận được nhiều sự yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi trung niên và người cao tuổi bởi những đặc điểm riêng của mình.

Bài tham khảo Mẫu 1

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trò chơi điện tử ra đời giúp con người giải trí, thư giãn. Tuy nhiên, những trò chơi thể thao truyền thống vẫn còn hấp dẫn, bởi những giá trị riêng. Một trong số đó cần phải kể đến bóng chuyền.

Có 2 đội chơi. Mỗi đội gồm sáu người và một Libero . Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng) và mỗi người không được chạm bóng hai lần liên tục (trừ 1 lần chắn bóng). 

Trò chơi bóng chuyền không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn thúc đẩy sự kết nối xã hội, tạo ra những khoảnh khắc đoàn kết trong cộng đồng, và bảo tồn những giá trị truyền thống qua từng thế hệ. Thêm vào đó, trò chơi này còn giúp người chơi phát triển sự sáng tạo và khéo léo trong việc thực hiện các pha nhảy và bố bóng chuyền.

Bài tham khảo Mẫu 2

Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa, trong đó có trò chơi nhảy bòng chuyền.

Có 2 đội chơi. Mỗi đội gồm sáu người và một Libero . Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng(không kể một lần chắn bóng) và mỗi người không được chạm bóng hai lần liên tục (trừ 1 lần chắn bóng). Trước khi bóng rời tay, chân không được chạm đường biên ngang, phải tung bóng lên trước khi phát. Bóng chỉ được phát sau tiếng còi của trọng tài. Lỗi chạm bóng: là lỗi chạm bóng vượt quá những quy định ở trên. lỗi dính bóng: là lỗi được đánh giá theo nhận định của trọng tài khi cầu thủ đánh bóng không dứt khoát, thời gian chạm bóng lâu,khi chuyền bóng lòng bàn tay không được đánh vào bóng...

Giống như mọi môn thể thao khác, bóng chuyền cũng có luật lệ, quy định vô cùng chặt chẽ. Đấu thủ phải đá quả cầu từ bên này sang bên kia. Một quả cầu chỉ được tính là phát thành công khi nó qua lưới. Nếu không đỡ trúng cầu hay đá ra ngoài khoảng sân thì đội đối phương sẽ được tính điểm. Thông thường, mỗi trận đấu bao gồm ba hiệp, mỗi hiệp được tính bằng 25 điểm. Đội nào ghi được 25 điểm trước thì chiến thắng. Với hiệp phụ, đội nào dành 15 điểm trước sẽ giành chiến thắng. Tính điểm thắng chung cuộc bằng tỉ lệ thắng của tổng số hiệp đấu.

Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi bóng chuyền chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên.

Bài tham khảo Mẫu 3

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi bóng chuyền.

Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội được chơi trên sân hình chữ nhật với lưới cao chia đôi sân. Trò chơi được chơi với một quả bóng chuyền, và người chơi sử dụng kết hợp va chạm, thiết lập và tăng đột biến để đánh bóng qua lưới và vào sân của đội đối phương. Mục tiêu của trò chơi là đánh bóng theo cách mà đội đối phương không thể trả lại và đội có nhiều điểm nhất vào cuối trò chơi được tuyên bố là người chiến thắng. 

Có khá nhiều kĩ thuật chơi trong bóng chuyền, bao gồm "spiking" (đập bóng) và "blocking" (chắn bóng) (bởi vì những ký thuật chơi đó được thực hiện bên trên lưới nhảy thẳng đứng là một trong những kĩ năng được chú trọng trong thể thao) cũng như "passing" (bắt bước 1), "setting" (chuyền 2), và các vị trí chơi đặc thù và cấu trúc chơi phòng thủ và tấn công.

Bóng chuyền là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn thi đấu được nhiều người yêu thích tham gia, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.

Bóng chuyền được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ toàn thân nhiều. Để đánh trúng được quả bóng phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng bóng chuyền vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close