Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi đấu vật lớp 71. Mở đoạn: Giới thiệu hoạt động đấu vật.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Giới thiệu hoạt động đấu vật. 2. Thân đoạn: - Giới thiệu cụ thể, chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật: - Đối tượng tham gia: các đô vật, người đánh trống chầu, người xem. - Một số quy định của hoạt động đấu vật: + Không gian đấu vật: Sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho trời đất. + Người trực tiếp tham gia đấu vật: đô vật có tiếng trong vùng, được mọi người ghi nhận tài năng, phải có đức độ và thời gian dài cống hiến cho phong trào vật trong vùng. - Nêu trình tự diễn ra trận đấu: + Khâu đầu tiên: chọn hai đô vật thực hiện keo vật thờ. + Mở đầu hội vật: người chủ trì giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích, sở trường thi đấu của hai đô vật. + Mỗi tiếng trống chầu vang lên, đô vật sẽ thể hiện các tư thế khác nhau để làm lễ. + Nghi lễ bái tổ hoàn thành sẽ đến nghi thức xe đài. + Kết thúc nghi thức xe đài, keo vật thờ chính thức diễn ra. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. + Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô "lấm lưng trắng bụng". 3. Kết bài Nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật. Câu 2 Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong ba ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Đấu vật là trò chơi dành cho 2 người, thông thường những người tham gia trò chơi này đa số là nam và phải có sức khỏe tốt. Mỗi người sẽ mặc một bộ độ có màu xanh - đỏ khác nhau Hai người sẽ lên sàn đấu trong 1 vòng tròn ở bãi đất trống hoặc sân đình, sân làng. Hai người dùng tay và sức để thi đấu với nhau. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những “miếng” riêng của nó như đệm, bốc, ghì… mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương. Những người đứng bên ngoài sẽ cổ vũ, hò reo tạo không khí. Đấu vật là trò chơi dân gian mang bản sắc văn hoá dồi dào, cần được gìn giữ và phát huy. Câu 3 Đấu vật ngày xưa trở thành một thói quen của người dân mỗi mùa Tết đến xuân sang, người ta xem đây như một điểm hẹn hò, một trò chơi giải trí thú vị trong những ngày rảnh rỗi mùa xuân. Một trận đấu có hai người đánh nhau tại Việt nam ta gọi là keo vật. Những thế để vật đối phương gọi là miếng. Một đô vật giỏi không chỉ cần phải khoẻ mạnh mà còn phải khéo léo mới dám thực hiện các pha tấn công hạ knock-out đối phương. Theo phong tục Việt Nam, muốn thắng thì phải giành hạ đối thủ bằng cách “lấm lưng trắng bụng” hoặc “ngã ngựa trắng bụng” hay nâng cao đối thủ lên xuống. Đô vật thi đấu sẽ đóng khố và cởi trần. Trước khi thi đấu, hai đối thủ sẽ cùng nhau trên đài và thực hiện các động tác tay chân để tìm miếng của nhau. Sau đó họ lao vào nhau để đánh nhau và đấu vật. Khi đối thủ đang tranh chấp, đấm nhau sẽ có hai người thực hiện nhiệm vụ vẫy cờ và gõ trống khá náo nhiệt. Người chơi trống dùng dùi ghé vào tai vận động viên khoảng ba tiếng một lần để cổ vũ, thúc giục. Vẫy cờ cán cao nhằm ngăn chặn người khác vào sân, còn những trường hợp cổ vũ người thắng cuộc thì họ phất cờ theo nhịp trống. Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó khẳng định được tinh thần rèn luyện sức khỏe của dân tộc ta. Câu 4 Đấu vật là một bộ môn thể thao khá được ưa thích của giới nông dân Việt Nam thời xưa. Những ngày đầu của tiết Xuân thuở thanh bình hoặc trong buổi hội hè tưng bừng nơi thôn dã. Dân làng hay tổ chức các cuộc vui chơi như ca quan họ, thi thổi cơm, đâm trâu, đá gà, nhảy dây, kéo co, bắn nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật,… Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà lại không có thi vật thì quả là thiếu vui của mấy ngày Tết. Đến hẹn lại lên, các đô vật lại xuất hiện ở các xới vật với trang phục đơn giản cùng nhiệt huyết căng tràn. Đấu vật truyền thống – trải qua biết bao đổi thay của cuộc sống, bao thăng trầm của lịch sử vẫn sống, vẫn phát triển bền vững. Nhìn hình ảnh của những đô vật trên xới, tiếng hò reo, tiếng trống vang, và ánh mắt theo dõi đến từng chi tiết, cũng đủ thấy được sức sống của nó trong thời đại ngày nay. Có thể nói, đấu vật là một trong những trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt trong các dịp tết, lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. Câu 5 Những ngày đầu xuân không khí tưng bừng rộn ràng khắp muôn nơi. Ngày này cũng là dịp những sự kiện vui chơi, giải trí mừng xuân diễn ra tưng bừng từ nông thôn đến thành thị. Đặc biệt Tết cũng là dịp mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian được hình thành từ lâu đời. Những trò chơi dân gian ấy vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. Trong các dịp tết lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. Người lớn thì kéo co, thi vật, trẻ em thì nhảy dây, chơi chuyền... Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. Đấu vật là một trò chơi thượng võ cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Được tổ chức từ mồng 4 - 6 Tết hàng năm và thu hút đông đảo trung niên, thanh niên tham gia. Theo đó ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ, hai đô vật phải làm động tác biểu diễn màn chào hỏi. Đây không chỉ biểu diễn những động tác đẹp mắt, mà còn là nghi thức tâm linh của các đô vật hướng về Tổ tiên hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Do đó các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã. Trên sới vật từng cặp đô vật thân hình cường tráng, mình trần, chít khăn xanh, khăn đỏ đang khua chân, múa tay để rình miếng nhau, chỉ đợi đối phương sơ hở là lao vào vật ngửa đối thủ. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để bạn giành được thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Có thể nói, đấu vật luôn là trò chơi dân gian chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, đặc biệt là sức mạnh nội tại trong bản thân mỗi người. Câu 6 Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe! Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật. Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang" cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật. Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,... của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu" hay "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ". Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng". Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha. Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Câu 7 Hội đấu vật làng Mai Động từ lâu đã trở thành lễ hội không thể thiếu đối với người dân thuộc làng Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng, tại đình Nghè (làng Mai Động) lại diễn ra Hội vật. Đây là lễ hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân địa phương cũng như du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Hội vật quy tụ đông đảo thành phần tham dự từ khắp mọi nơi trên cả nước, không phân biệt già, trẻ. Trước khi tham gia tranh tài, các đô vật phải làm động tác "xe đài" hay "múa Hạc". Đây là nghi lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng đối thủ và tinh thần thượng võ của người dân. Đồng thời, nó thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc. Lễ hội kéo dài trong vòng ba ngày là cơ hội để các đô vật thể hiện tài năng, sức khỏe phi thường của mình. Mọi người sẽ cùng nhau tranh hạng ở các giải Nhất, Nhì, Ba, xen kẽ là giải Lèo, giải Nhí. Tiếng trống báo hiệu trận đấu kết thúc khi một trong hai "lấm lưng trắng bụng". Người nào thắng tuyệt đối ba keo sẽ giành giải Nhất. Hội vật tại làng Mai Động không chỉ là sân chơi bổ ích cho mọi người mà còn đề cao tinh thần thượng võ, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Qua hội vật, thanh niên được rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo. Hội vật làng Mai Động sẽ mãi là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
|