Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ (ý kiến đồng tình) lớp 71. Mở đoạn: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ. 2. Thân đoạn: - Giải thích: + Thành công: đạt được những kết quả theo ý muốn, công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. + Thất bại: những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. + Trải nghiệm bổ ích: những trải nghiệm đem lại ích lợi cho cuộc sống của con người. + Tiến bộ: phát triển nhờ theo hướng đi lên, tốt hơn. + Vấn đề đặt ra: thành công – những kết quả như mong muốn hay thất bại – những lần vấp ngã mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người đi lên, tốt hơn. - Bình luận: Vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người + Thành công chính là mục đích để con người hướng tới/ vươn đến và đạt được. + Để thành công, con người cần sự học hỏi, nỗ lực không ngừng. Đây chính là những trải nghiệm bổ ích. - Dẫn chứng: + Francis Hùng. + Thành công của Edison khi phát minh ra bóng điện đã giúp cho loài người được “thắp sáng” – trở nên tiến bộ. + Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà là của cả một thời đại cũng như của Việt Nam cho đến ngày nay. - Vai trò của thất bại đối với sự tiến bộ của con người + Thất bại có vai trò đối với sự tiến bộ của con người nhưng phải đi kèm điều kiện: học được những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã. + Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công. + Thực tế, thất bại không những đối lập với thành công, mà thất bại còn là… “mẹ thành công”. - Dẫn chứng: + Những lần thất bại trước khi Edison thành công với bóng đèn điện. + Sự thất bại của Windows Vista để dẫn đến sự thành công của Windows 7. - Thành công hay thất bại không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó + Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại là trải nghiệm không thật sự bổ ích. + Nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới à trải nghiệm bổ ích. 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. - Liên hệ bản thân, đời sống. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Thành công và thất bại là những khái niệm đối lập nhau. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của con người. Thành công mang lại niềm vui và tự tin, là động lực để chinh phục những thách thức mới. Thất bại, ngược lại, là nguồn học không ngừng, giúp chúng ta nhận ra những sai lầm và hoàn thiện bản thân cho những cơ hội tiếp theo. Khi đối mặt với mục tiêu, chúng ta có thể gặp thành công hoặc thất bại. Thành công là kết quả của những nỗ lực đúng đắn, mang lại niềm vui và lòng tin vào bản thân. Ngược lại, thất bại không phải là một kết thúc, mà là cơ hội để học hỏi và phát triển. Thành công và thất bại đều giúp chúng ta trưởng thành. Thành công là ngọn lửa thúc đẩy, còn thất bại là nguồn nước làm tươi mới. Quan trọng nhất là chúng ta phải đối mặt với mọi thách thức, không ngần ngại thất bại hay hụt hẫng. Bởi vì chỉ cần ta đã cố gắng hết mình, cả thành công và thất bại đều trở thành những trải nghiệm quý giá. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Thành công và thất bại là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau trong mọi cơ hội của cuộc đời con người. Theo tôi, cả hai yếu tố này đều có giá trị quan trọng tương đương và không thể thiếu được để giúp con người tiến bộ. Khi gặp thất bại, chúng ta sẽ nhận ra được thiếu sót của bản thân, từ đó tiếp tục trao dồi, rèn luyện thêm để chinh phục thử thách lần nữa. Còn nếu thành công, thì đó chính là phần thưởng, là sự công nhận trong nỗ lực của chúng ta từ đó trở thành động lực cho hành trình phía trước. Cả hai yếu tố này đều có thể trở thành điểm tựa để chúng ta phát triển bản thân hơn. Nếu một người mãi không thành công, thì sẽ dần buông xuôi, tuyệt vọng, không còn hi vọng cố gắng nữa. Nhưng nếu một người không bao giờ thất bại, thì lại sẽ trở nên dửng dưng, không cảm nhận được niềm vui của thành công, và dần trở nên chủ quan, dễ ngủ quên trên chiến thắng. Để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của cả thất bại và thành công thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Chỉ khi chúng ta có ước mơ, có khát vọng, có hoài bão, có nghị lực, có quyết tâm, thì khi đó mới có thể thực hiện được mục tiêu, mới có thể phát triển không ngừng. Như vậy, cả thành công và thất bại đều có giá trị tương đương trong hành trình giúp con người ngày càng phát triển hơn. Mỗi người đều cần trải qua cả hai cung bậc này thì mới có thể hoàn thiện được. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Thành công và thất bại, hai khái niệm đối lập nhau. Có nhiều tranh cãi về ý nghĩa của chúng, liệu nào mang lại trải nghiệm bổ ích để con người tiến bộ. Đối với em, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến bộ. Khi chúng ta đối mặt với một nhiệm vụ hay mục tiêu, chúng ta đều đối diện với hai kết quả: thành công hoặc thất bại. Mỗi kết quả mang đến ý nghĩa riêng biệt. Thành công là minh chứng cho việc chúng ta vượt qua thách thức. Nó là kết quả của cách chúng ta hành động và áp dụng biện pháp một cách chính xác. Thành công tạo nên niềm vui, tăng sự tự tin và khích lệ chúng ta thêm quyết tâm, ham muốn chinh phục những thử thách mới. Ví dụ, khi giải một bài toán khó trong môn Toán, thành công là nguồn động viên mạnh mẽ. Nó làm tăng sự tự tin và sự thú vị trong việc giải những bài toán khó hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta gặp thất bại, đó cũng không phải là vấn đề lớn. Như câu ngạn ngữ 'Thất bại là mẹ của thành công'. Thất bại mang lại những bài học và kinh nghiệm quan trọng. Chúng ta nhận ra rằng con đường đã chọn có thể không phù hợp. Thất bại là cơ hội để tự rút ra những điểm yếu, rèn luyện và củng cố bản thân. Ví dụ, trong việc giải bài toán, mỗi lần thất bại là cơ hội để loại bỏ những phương pháp không hiệu quả và hiểu sâu hơn về bài toán đó. Sau đó, chúng ta có thể thử nghiệm cách tiếp cận mới và giải quyết thành công bài toán. Chúng ta thấy rằng cả thành công và thất bại đều mang lại trải nghiệm và ý nghĩa. Quan trọng nhất là chúng ta phải hành động, đứng lên và theo đuổi mục tiêu. Dù chúng ta có thất bại hay thành công, điều quan trọng là ta đã cố gắng hết mình. Đó là điều đáng quý. Bài tham khảo Mẫu 1 Cuộc sống của con người luôn là bức tranh muôn màu sắc chứa đựng mật ngọt thành công xen lẫn cay đắng thất bại. Thành công, hạnh phúc là những điều tốt đẹp, ngọt ngào mà ai ai cũng khao khát hướng tới. Vậy bản chất của thành công hay thất bại mới thật sự giúp chúng ta tiến bộ từng ngày? Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thành công nhưng bản chất của thành công luôn mang ý nghĩa tích cực. Bởi để đạt đến thành công, con người cần trải qua quá trình nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách trên những đoạn đường đầy rẫy những chông gai và thử thách. Trong hành trình đó, con người cần vươn khỏi những cám dỗ và kiên trì, bền bỉ với những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Thực tế đã chứng minh rằng, trong cuộc sống, luôn ngời sáng những tấm gương về bản lĩnh vươn tới thành công. Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng thầy đã tập viết bằng hai chân một cách miệt mài, bền bỉ và cuối cùng, người thầy giáo giàu nghị lực đó đã chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận, vượt lên chính mình. Như vậy, thành công sẽ mỉm cười nơi bến bờ hạnh phúc nếu con người biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Bản chất của thành công còn là việc con người không ngần ngại và mạnh mẽ vượt qua những cay đắng thất bại. Như chúng ta đã biết, không có con đường nào trải sẵn hoa hồng mà cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Để đạt tới thành công, con người cần mạnh mẽ đối diện với chông gai, gian nan và mạnh mẽ bước qua những thất bại, bởi: "Thất bại là mẹ thông công". Sau những lần vấp ngã, chúng ta mới có thể rút ra những bài học quý giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời vạch ra những định hướng, phương pháp mới để đạt tới mục tiêu mà mình đã đặt ra. Ngược lại, nếu e sợ, lo lắng và suy sụp, yếu đuối và không biết đứng lên sau những thất bại, con người sẽ không bao giờ vượt qua những ám ảnh để can đảm bước tiếp. Thất bại đó là không hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đề ra khi gập một vấn đề khó khăn chúng ta gục ngã trước nó, chính là những lúc chúng ta đang gặp thất bại. Nhưng rồi từ những thất bại đó con người luôn ý thức và trách nhiệm được từ chính cuộc sống của mình, trong cuộc sống không có điều gì có thể xảy ra không có lý do của nó, nó khiến chúng ta luôn luôn phải có những suy nghĩ và hành động một cách có ý nghĩa và giá trị nhất cho chính cuộc đời này. Thất bại luôn luôn tạo nên nền tảng và giá trị vững chắc để mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày, giá trị của nó không chỉ để cho ta những bài học có giá trị và đắt giá nhất, mỗi người chúng ta đều thấy được điều đó qua những cách liên tưởng chứng minh và những dẫn chứng từ thực tế của mình. Mỗi người chúng ta luôn luôn hiểu rõ về tầm quan trọng của cuộc sống, và nắm giữ được những điều cốt lõi và giá trị nhất từ cuộc sống này chúng ta sẽ trở thành những con người có ích hơn. Con người không ai mà thành công khi chưa từng bao giờ vấp phải những thất bại, bởi thất bại luôn luôn tạo động lực cho mỗi con người luôn luôn phấn đấu và cố gắng vươn lên mạnh mẽ. Giá trị của chúng ta đều được hình thành từ những bài học có giá trị cho cuộc sống điều đó để lại cho mỗi con người những điều tốt nhất. Thành công luôn là động lực mạnh mẽ để con người có thể có gắng vươn lên làm những việc có giá trị và ý nghĩa nhất cho mỗi người. Luôn luôn tạo niềm tin và động lực mục tiêu sống đó là những điều có ý nghĩa to lớn nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người, mỗi chúng ta đều tạo nên được từ những điều mang lại giá trị và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những điều khó khăn và gian nan, điều đó đôi khi sẽ làm cho con người nản chí và không vững tin để hoàn thành được mục tiêu trong cuộc sống của mình. Thất bại luôn luôn là cái giá đắt khi con người không biết phấn đấu vì mục tiêu và giá trị của nó để lại cho mỗi người những điều to lớn và ý nghĩa nhất. Thất bại được xem như mẹ của thành công, khi nó để lại những ý nghĩa to lớn thúc dục con người luôn luôn phải phấn đấu để đạt được những điều có ý nghĩa to lớn nhất. Cải thiện niềm tin và có lòng quyết tâm vững vàng, khi thất bại đó là những giây phút ta được trải nghiệm cuộc sống, vững tin niềm yêu thương đối với chính cuộc đời của mình, những điều đó để lại những giá trị tốt đẹp khi mục tiêu luôn nằm trong kế hoạch để chúng ta có thể cố gắng nỗ lực mỗi ngày. Thất bại là mẹ thành công chính vì vậy nó không phải là một điều quá đáng sợ của con người, muốn thành công không ngần ngại vấp phải thất bại và biến thất bại đó thành động lực để chúng ta có thể phấn đấu và cố gắng mỗi ngày. Mỗi chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị và ý nghĩa quan trọng từ những câu nói của dân tộc vì nó là động lực để chúng ta luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu trong chính cuộc đời của mình. Bài tham khảo Mẫu 2 Đã bao giờ bao giờ bạn tự hỏi rằng thành công là gì mà biết bao người đã bỏ cả cuộc đời để chạy theo, để theo đuổi nó? Phải chăng đó là kết quả của sự hoàn hảo trong công việc, chính xác đến từng ly hay cách khác đó là sự thành đạt đứng lên có một cuộc sống sung túc giàu sang hơn người khác. Thành công đến cho ta sự tự tin để tiếp tục bước tiếp, thất bại cho ta bài học kinh nghiệm. Hãy dành ra cho bản thân một chút thời gian suy ngẫm để thấy rằng thành công hay thất bại mới thật sự là điều tốt cho sự tiến bộ của chúng ta? Thành công là khi bố và con trai cùng nhau vào bếp nấu cho mẹ một bữa ăn thật ngon. Tuy rằng những món ăn đó có thể chưa được hoàn hảo nhưng khi nhìn mâm cơm do người chồng và đứa con tự làm làm cho mình, chắc hẳn người mẹ sẽ cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất. Một món quà ý nghĩa và quý giá đã đổi lại niềm vui in trên khuôn mặt và ánh mặt của mẹ. Thành công còn là hình ảnh những người bị dị tật bẩm sinh vượt lên được số phận, nuôi ước mơ trở thành những nhà chạy trên chiếc xe lăn. Và ước mơ đã thành hiện thực, họ không phải là người chạy được giỏi nhất nhưng bằng nghị lực của mình họ đã làm những điều mà mình muốn làm. Thành công ấy, liệu có ai tìm được? Có một quy luật vốn thấy trong đời, là thành công và thất bại luôn là hai yếu tố song hành. Chúng ta sẽ không thể thành công nếu chưa từng thất bại. Cũng như quy luật chung của tạo hóa, những chú bướm xinh đẹp không thể thành hình nếu không chịu đi qua giai đoạn làm loài sâu xấu xí, phá hoại. Sẽ chẳng có ếch nếu không đi qua giai đoạn nòng nọc đứt đuôi. Tạo hóa tự thân đã sinh ra sự song song tồn tại ấy rồi. Bất cứ ai trong đời cũng phải ít nhất một lần trải qua thất bại. Bạn sẽ không biết đi xe đạp, nếu trong lúc tập xe bạn chưa từng ngã. Bạn sẽ không thể thành công nếu trong đời chưa một lần bị điểm kém. Đến cả người sáng lập ra bóng đèn – nhà bác học Thomas Edison, trước khi tạo ra phát minh vĩ đại ấy, cũng đã từng trải qua mười nghìn lần thất bại. Thất bại và thành công luôn song song tồn tại, hiện hữu trong đời người, đó là điều chắc chắn. Nhưng có một điều còn chắc chắn hơn thế, đó là không có chiến thắng tuyệt đối vì khát vọng của con người là vô cùng, tri thức nhân loại là vô hạn; không có thất bại hoàn toàn vì đằng sau sự thất bại ta lại có được nhiều bài học quý báu. Thomas Edison từng nói: “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”, và tất nhiên, 10.000 lần sáng chế ra những chiếc bóng đèn không hoạt động ấy đã giúp ông rút ra được những bài học kinh nghiệm, khắc phục những lỗi đã gặp phải, để cuối cùng ông chế tạo ra chiếc bóng đèn có thể hoạt động. Nguyễn Ngọc Kí để viết được bằng chân đâu phải chuyện một sớm một chiều, chắc chắn thầy cũng đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại, nhiều lần nản chí thì mới có được trái ngọt như hôm nay. Sau mỗi bài văn chúng ta bị điểm kém, qua lời phê của cô, qua những lần tự trải nghiệm lại bài, bạn chắc chắn sẽ có thể có được nhiều kinh nghiệm hơn, lối hành văn sẽ sáng rõ và sắc sảo hơn, chắc chắn, bạn sẽ tiến bộ hơn trong mỗi bài làm. Thất bại chính là bài học kinh nghiệm quý báu, giúp chúng ta có cho mình những hành trang mới, để tiến bộ hơn từng ngày. Tương tự như vậy, Thomas Edison sáng tạo ra bóng đèn, đó là thành công ở thời điểm hiện có của ông, nhưng đó chưa phải thành công cuối cùng, bởi sau này, vẫn cùng phát minh về bóng đèn ấy, người ta đã có thêm hàng nghìn sáng chế khác nhau để giúp cho chiếc bóng đèn ấy trở nên hoàn thiện hơn chiếc bóng ban đầu. Tương tự vậy, điểm 10 hôm nay bạn có chưa phải tất cả, bởi rất có thể ngày mai, vẫn môn học ấy, bạn chỉ còn được 5. Chẳng có gì là mãi mãi, dù là thành công hay thất bại. Nhưng đó là lí thuyết, là cách nhìn chung, thông thường. Thực ra, thất bại hay thành công là do cách con người cảm nhận. Bạn cho rằng, cuộc sống của bạn thế nào mới là thành công? Phải chăng có nhà lầu, xe hơi, công việc nghìn đô vạn người mơ ước? Bạn cho rằng thế nào là mình thất bại? Chẳng có gì để làm thước đo cho những điều ấy cả, thước đo duy nhất là cảm nhận của bạn mà thôi. Tôi cho rằng, thành công của bạn chính là được sinh ra và lớn lên trong đời này rồi. Làm điều mình thích, sống theo cách mình yêu, dù giàu sang hay nghèo khó, chỉ cần bạn thấy, bạn vẫn còn đủ lí do để mỉm cười mỗi ngày, ấy là đủ thành công rồi. Bạn cho rằng, với một người đang còn đi học, thành công là gì? Có giải học sinh giỏi, cuối năm đạt học lực giỏi toàn diện? Tôi thì không nghĩ thế. Năng lực cá nhân của mỗi người là khác nhau, và chẳng có lí do gì để áp đặt một quy luật chung cho tất cả những năng lực khác nhau như vậy cả! Thành công chỉ đơn giản là điểm số hôm qua của bạn tốt hơn hôm nay, hoặc đơn giản là bạn đã cố hết khả năng vốn có của mình, và bạn vẫn thấy đủ vui, đủ ý nghĩa, thế là được. Thất bại hay thành công có giới hạn mong manh lắm. Cũng giống như bạn đi bộ thì nhìn ao ước thèm thuồng có được chiếc xe máy hoặc ô tô, nhưng có những người cũng đi bộ như bạn, họ chỉ ước được như bạn – có một đôi giày. Và thậm chí, quay đầu thêm chút nữa, bạn sẽ thấy, có người chỉ ước có được đôi chân. Hạnh phúc hay thành công cũng giống như chiếc giày, vừa chân người này nhưng không hẳn là cũng sẽ vừa chân người khác. Bạn cảm nhận thế nào thì cuộc sống của bạn là như thế ấy. Chẳng có thước đo nào để người khác đánh giá được bạn đang thành công hay thất bại trừ khi thước đo ấy đó là chính bạn. Tất nhiên nói vậy không có nghĩa là bạn cứ tự hài lòng với cuộc sống hiện có và cho rằng mình đã thành công! Như tôi đã nói ở trên, bạn chính là thước đo cho cuộc đời bạn. Khi năng lực của bạn, ý chí của bạn và các nền tảng cơ bản của bạn có nhưng bạn không đạt được đến thành công phù hợp với những điều ấy, có thể coi đó chính là thất bại. Thành công chỉ có được khi bạn thực sự nỗ lực và cố gắng. Nhưng tất nhiên, không phải cố gắng nào của bạn cũng có thể đưa đến thành công. Khi bạn không có năng khiếu âm nhạc, bạn có học, có thi đến cả nghìn lần và nghìn lần cố gắng nỗ lực, bạn cũng không thể trở thành ca sĩ, có chăng chỉ là bạn sẽ hát tốt hơn so với chính bạn lúc đầu, tất nhiên, đó cũng có thể coi là một cách thành công, nhưng thành công này cũng là bài học. Bài học đặt ra ở đây là: không nên cố gắng làm những điều không phù hợp với khả năng của chính bạn. Muốn thành công, bạn chỉ có thể rút ra thất bại và lựa chọn con đường phù hợp với năng lực bản thân. “Cứ gõ, cửa sẽ mở” nhưng phải gõ cánh cửa mà mở ra để dành cho mình thì đấy mới được gọi là thành công thực sự. Tôi vẫn nói, hoa hồng đẹp dịu mà vẫn có gai, sen sang trọng là thế, vẫn đi lên từ vũng bùn lầy. Cuộc sống của con người chúng ta cũng vậy. Chỉ cần bạn còn cố gắng, chỉ cần bạn muốn vươn lên, và chỉ cần bạn có nhận thức đúng về bản thân mình, thì thành công hay thất bại chỉ còn là lí thuyết mà thôi! Bài tham khảo Mẫu 3 Thành công, hạnh phúc luôn là những trải nghiệm, trạng thái mà con người hướng đến. Thế nhưng cũng có những quan điểm trái chiều, cho rằng chính những đau khổ hay thất bại mới là trải nghiệm nên có để ta thấu hiểu cuộc đời và sống tốt hơn. Vậy, thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ? Thành công và thất bại vẫn thường được hiểu là những trạng thái, kết quả, trải nghiệm có khuynh hướng trái ngược nhau. Nếu thành công được tung hô thì thất bại lại thường ít ai để ý. Nếu thành công là được toại nguyện thì thất bại lại là bất toại nguyện. Thành công, chính là đạt được những kết quả theo ý muốn, là một trạng thái mà công việc nào đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Còn thất bại, ta có thể hiểu đó là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm của con người trong cuộc đời. Nhưng giữa chúng, cái nào mới là điều bổ ích giúp con người tiến bộ chính là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn luận đến ở đây. Không một ai là không khát khao được thành công, tỏa sáng. Thành công chính là một trạng thái để con người hướng tới, là một mục đích để vươn đến và đạt được. Những người thành công sẽ được vinh danh vì anh ta đã đi qua muôn vàn gian nan, thử thách. Thành công lúc này chính là một thứ trái ngọt cho quá trình cần mẫn, học hỏi, nỗ lực không ngừng. Nếu thành công là một trải nghiệm vui thích, thỏa mãn được mục đích, khát khao của bản thân mỗi người thì đó chính là trải nghiệm của những trải nghiệm bổ ích trước đó. Để nhìn nhận thành công, chúng ta cần nhìn vào quá trình chứ không chỉ mỗi kết quả. Thành công chính là một minh chứng cho thấy con người đã tiến bộ. Vậy thì, những trải nghiệm để dẫn đến nó đã chính là những trải nghiệm bổ ích. Ta sẽ không thể nào phủ nhận được vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người. Liệu rằng thế giới này cứ phải thất bại mãi mãi để học lấy sợi dây kinh nghiệm? Tôi bất chợt nghĩ đến Francis Hùng – một diễn giả và cũng là một chuyên gia đào tạo doanh nghiệp. Ông đã từng là một nhân viên lễ tân, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, ông dần trở thành “nhân tài” của Hoa Kỳ. Để có được thành công như ngày hôm nay, để từ một nhân viên lễ tân trở thành một diễn giả, một chuyên gia hẳn Francis Hùng đã phải nỗ lực, học hỏi rất nhiều. Những nỗ lực và học hỏi đó chính là những trải nghiệm bổ ích để ông ngày một tiến bộ. Sự tiến bộ mà thành công đem lại không chỉ là tiến bộ cho cá nhân người được thành công mà còn đem đến sự tiến bộ chung cho cộng đồng, thậm chí là nhân loại. Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà còn là một điểm sáng cho cả một giai đoạn văn học cũng như là một trước tác của Việt Nam cho đến tận ngày nay. Hay như thành công của Thomas Edison khi phát minh ra đèn điện đã giúp loài người được “thắp sáng” cho đến tận ngày nay, và nó chính là dấu hiệu của văn minh, tiến bộ. Sự thành công mà Edison có được cũng là sự thành công sau nhiều lần thất bại với các thí nghiệm đèn điện không thành. Những trải nghiệm để dẫn đến thành công của Edison hoàn toàn có ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Nói cách khác, nếu thành công là trải nghiệm bổ ích, thì ở đây, chúng ta có thể thấy chính thất bại cũng là một trải nghiệm bổ ích, đóng vai trò không thể thiếu để giúp Edison và nhân loại tiến bộ. Những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã sẽ giúp con người đến gần hơn với thành công. Microsoft – một công ty công nghệ có sản phẩm trụ cột là hệ điều hành Windows gồm nhiều phiên bản đã chiếm lĩnh thị trường máy tính cũng đã từng thất bại với Windows Vista. Nói là thất bại, nhưng Windows Vista đã là một bước đi phát triển hơn so với Windows XP. Cũng chính thất bại của Windows Vista trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống mà khi đó hầu hết các máy tính đều không đủ đáp ứng đã giúp Microsoft có cho mình được một bài học. Rõ ràng, không chỉ vì sự thất bại của Windows Vista mà Microsoft không thành công. Chính bài học từ Vista đã giúp cho Microft tiến bộ, có được trải nghiệm bổ ích để từ đó phát triển và thành công với hệ điều hành Windows 7. Có thể thấy, thất bại cũng là một trải nghiệm quan trọng để con người tiến bộ. Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công, nhưng với những gì vừa phân tích ở trên, ta hiểu được thành công và thất bại chỉ là các khía cạnh, các mặt trong sự trải nghiệm của con người. Nó không những đối lập mà còn bổ trợ cho nhau. Nói cách khác, cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm bổ ích giúp con người phát triển. Việc trả lời một mặt thành công hay thất bại sẽ là câu trả lời mang tính cá nhân của mỗi chúng ta. Thành công và thất bại đều không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó. Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại, và sự ngủ quên này là một trải nghiệm không mấy bổ ích. Nhưng nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới, và đó chính là một trải nghiệm bổ ích. Con người vẫn luôn hướng đến thành công, nhưng với tôi dù thành công hay không, hay thậm chí là thất bại, đó cũng đều là những trải nghiệm bổ ích giúp bản thân tôi tiến bộ. Điều quan trọng với tôi trong vấn đề này, chính là thái độ của mình trước hai trải nghiệm thành công và thất bại đó.
|