Phân tích văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm và nói lên cảm nghĩ của emBài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài
2. Thân bài a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
⇒ Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc => Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động. b. Những khó khăn trong việc đọc sách - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
⇒ Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng => sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống". - Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt” ⇒ Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm chọn sai lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí chọn phải sách độc hại. c. Phương pháp đọc sách hiệu quả - Cách chọn sách:
- Cách đọc sách:
⇒ So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ, liên hệ => Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người. 3. Kết bài
Bài mẫu 1 Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách. Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc lù một con đường quan trọng của học vấn". Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển", ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt", nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trung sách, tay không rời trang sách,mắt không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu". Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung" là để "ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận" và "hưởng thụ" những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ. một hổ dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới". Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại). "Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu". Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Chu Quang Tiềm châm biếm một "học gia trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc qua" tuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"... "Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm ai bàn đích thực" với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ "lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ "đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để lự học thật không dễ. Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" một quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía: Sách cũ trăm lần xem chẳng chán, Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay. Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự", đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức lỳ đồi thuy khí chất!. Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ triệu phú khoe của" để châm hiếm những kẻ "đọc nhiều mù không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém". Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các hài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập "thì cũng đủ dùng". Đọc thuộc giáo trình "chúng có lợi gì ", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ "không thu nhận được lợi ích thực sự". Bài mẫu 2 Cuộc sống của chúng ta như một đại dương mênh mông vô tận, là sa mạc rộng lớn trải dài mà mỗi con người chỉ là một giọt nước hòa trong ngàn giọt nước biển cả, một hạt cát vô danh trong hàng triệu con người. Để sống và tỏa sáng như một ngôi sao thực thụ, bạn phải thực sự khác biệt. Và điều làm cho mỗi người nổi bật, để bước tới thành công và hạnh phúc chính là sách. Những lợi ích của việc đọc sách đã được Chu Quang Tiềm khẳng định trong bài “Bàn về đọc sách”. Sách là nơi lưu trữ kiến thức, nguồn tri thức vô tận của con người và được truyền lại cho thế hệ khác qua những kí tự được viết trên trang giấy. Đọc sách chính là hành động tiếp thu những kiến thức ấy vào mình qua cách cảm nhận và thực hành. Qua bài “Bàn về đọc sách”, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đọc. Ông khẳng định rằng, sách là kho tàng quý báu, cất giữ những giá trị của lịch sử nhân loại, là cột mốc tiến hóa của cả nhân loại. Sách là sự chuẩn bị trên con đường trường chinh vạn dặm trên con đường tri thức … Đó là những lí do trên lí thuyết: đọc sách để tích lũy tri thức, tăng thêm hiểu biết. Nhưng để làm gì? Cuộc sống ngày nay là những guồng quay với sự đào thải bất kì ai không có năng lực. Bạn cần phải đọc sách vì đó mới là con đường thay đổi cuộc đời bạn, không phải tri thức bạn. Thứ nhất, sách là con đường đơn giản nhất để bạn trở nên khác biệt trong thế giới mà con người đang ngày càng hòa lẫn vào nhau như những hạt cát vô danh. Giới trẻ vẫn thường nói: “Ngoại hình và đầu óc, ít nhất phải có một cái chứ”. Bạn không thể quyết định mình trở nên xinh đẹp nhưng bạn có thể khiến mình nổi bật nhờ “cái đầu” của mình. Khoa học đã chứng minh, đọc sách rèn cho con người tư duy và khả năng suy luận nhạy bén hơn. Nếu không, bạn cũng có thể phát huy được trí tưởng tượng phong phú của mình. Sách mang đến cho bạn thứ còn quan trọng hơn cả kiến thức, đó là trí tưởng tượng: Kiến thức thì duy trì thế giới nhưng trí tưởng tượng mới là thứ tạo nên thế giới và thay đổi thế giới. Kiến thức thì có giới hạn còn trí tưởng tượng thì không. Có những nơi đôi mắt không thể đến được, đôi chân không thể tới được, nhưng con chữ thì có thể. Đọc sách hẳn là việc đơn giản, dễ thực hiện nhất… trong tất cả những việc nên làm. Thử so sánh với việc tập thể thao, nuôi động vật, nấu ăn, chơi nhạc cụ, từ bỏ chất gây nghiện... mà xem. Để đọc sách, đơn giản, bạn chỉ cần biết chữ! Nói chuyện với một người, bạn có thể gây ấn tượng với người đối diện bởi sự hài hước nhờ bạn đọc một quyển truyện cười nào đó, sự uyên bác bởi những điều bạn đọc được từ một cuốn sách khoa học. Để tương lai, thay vì mệt mỏi nói về nào những cơm, áo, gạo tiền, dầu, muối, xăng, xe với người yêu, bạn còn có thể nói về cầm, kì, thi, họa, phong, hoa. Và bạn trở nên khác biệt hoàn toàn với những người khác! Thứ hai, sách chắc chắn là thứ rẻ tiền nhất giúp bản thân bạn trở nên đáng giá. Hãy thử so sánh với những thứ đồ như trang phục, trang sức, đồ công nghệ, xe cộ... hay bất cứ thứ gì bạn muốn sở hữu đi. Mua một vài quyển sách không thấm vào đâu so với số tiền bạn mua một chiếc váy bình thường cả. Sau này, học thêm một chút kiến thức, sẽ ít đi một câu xin xỏ, nhờ vả người khác. Những cô gái sẽ thích lấy một người có thể lo cho cả đời cô ấy hơn là một người chỉ có thể để ngắm. Số trang sách ngày hôm nay tôi lật, chính là số tiền mà ngày mai tôi được đếm. Mười năm sau, hai mươi năm sau có họp lớp, tôi không muốn gặp phải xấu hổ trước mặt bất cứ ai. Khi mua đồ, không cần phải cân nhắc rồi hạ đồ xuống khi nghĩ đến ví tiền. Khi cha mẹ già đi, tôi không muốn vì mình từng lười biếng mà họ không thể giúp họ tuổi già an nhàn. Thứ ba, khi bạn đã có sẵn những khác biệt là tố chất rồi, sách chính là con đường nhanh nhất để có được thành công. Con đường nhanh nhất để đi đến với thành công là không cần phải bắt đầu từ vạch xuất phát, đi lên những dấu chân mà lịch sử đã đi qua mà là bước tiếp những bước chân mà những người xưa đang dừng lại, là khai phá ra những nơi không có dấu chân người. Ta không nhất thiết phải vấp ngã tại những nơi người khác đã ngã, thất bại ở những nơi không cần thiết. Và làm được điều đó cũng chỉ có sách. Edison có phải lần mò từ đầu để sáng chế ra đèn điện? Không, ông biết đọc sách để tiếp thu những gì người đi trước để lại, để ông tạo ra thứ tốt hơn đèn dầu lúc bấy giờ. Marie Curie có thể là người phụ nữ duy nhất trên thế giới nhận 2 giải Nobel nếu không dành hầu hết tuổi thơ mình để đọc sách? Rất nhiều những cuốn sách đã thay đổi cuộc đời người khác và nhất định sẽ có một cuốn sách thay đổi cuộc đời bạn! Và sách chính là từ khóa duy nhất dù bạn có gõ google bao nhiêu lần đi nữa cũng không thể tìm được kết quả nào cho từ khóa “hối hận vì đọc sách”. Không bao giờ phải hối hận khi cầm một cuốn sách trên tay cả. Nếu cuốn sách ấy không hay, đó là do bạn không biết chọn sách, ngoài kia vẫn còn nhiều cuốn sách hay cơ mà. Bạn không cần phải phí thời gian vào quyển sách không xứng đáng. Và nếu có cơ hội, hãy đọc thật nhiều và mua thật nhiều sách. Những cuốn sách đến tay con cháu bạn, vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó. Nhưng đọc sách cũng chỉ là một phần. Đọc phải đi với hiểu và làm. Những điều nói trên đây đều đi liền với hành động của nó: đọc cuốn sách có thể kể cho người yêu nghe, đọc cuốn sách phải biến nó thành tài sản của mình, là thành tựu của toàn thế giới. Như thế bạn mới trả lại được những gì bạn lấy đi từ những cuốn sách. Bây giờ trên tay bạn có cuốn sách nào không. Nếu muốn cuộc đời mình phải hối hận, hãy cứ ngồi đó. Sách không kì thị bất kì ai, chỉ có những người không nhận ra giá trị thực của nó mà thôi. Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Bài viết Bàn về đọc sách là kết quả của quá trình tích lũy, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Ai cũng biết đọc sách là con đường quan trọng để bổ sung, nâng cao học vấn. Ngày nay, có rất nhiều sách, cho nên chúng ta phải biết chọn sách mà đọc. Đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà không hiểu gì. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa sách thường thức và sách chuyên môn.Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, lâu dài chứ không thể tùy hứng và phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. Qua bài viết Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã trình bày phương pháp đọc sách đúng đắn bằng những lập luận chặt chẽ và dẫn chứng sinh động. Bố cục của bài viết được chia làm 3 phần rõ ràng; các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên:Phần 1: Từ đầu… đến đi phát hiện thế giới mới: Tác giả khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. Phần 2: Từ Lịch sử… đến tự tiêu hao lực lượng: Nêu những khó khăn và các sai lầm dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Phần 3: Đoạn còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách, bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc sao cho có hiệu quả.Mở đầu bài viết, tác giả nêu ra luận điểm có tính chất khẳng định: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Để làm sáng tỏ luận điểm này, Chu Quang Tiềm đã sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí: Học vấn của nhân loại được lưu truyền qua sách. Sách là kho tàng tri thức quý báu. Nếu chúng ta mong muốn tiến lên thì nhất thiết phải lấy thành quả mà nhân loại đã tích lũy được qua mấy nghìn năm làm điểm xuất phát.Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy? Có thể nói sách là một trong muôn vàn điều kì diệu mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng ngàn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, La Mã… những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn bản cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc… Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và để giải trí sau những giờ phút học tập, làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hằng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa chúng ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.Chính vì thế nên Chu Quang Tiềm nhận xét : Học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học…) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà còn có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Học vấn đem lại lợi ích và hạnh phúc cho con người : Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Nhân bất học bất tri lí. (Người không học không biết đâu là lẽ phải). Hay : Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Tác giả bài viết này khẳng định:Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kể lạc hậu.Tiếp sau đó, ông nêu ra luận điểm: Tại sao con người lại phải đọc sách? ở phần này Chu Quang Tiềm đã phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách: Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới. Trên con đường phát triển của nhân loại, sách có ý nghĩa rất lớn. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu khoa học mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua nhiều thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường tiến hóa về mặt học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu nhận được qua mấy nghìn năm.Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc sách. Sách mở ra cho chúng ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng. Đọc sách còn làm cho chúng ta giàu có hơn về mặt ngôn ngữ và mở rộng khả năng liên tưởng.Vì sách có ý nghĩa to lớn và quan trọng như vậy nên đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để bước vào cuộc sống tự lập, bước vào con đường học vấn để tự hoàn thiện bản thân. Chúng ta không thể phát huy được các thành tựu mới trong lĩnh vực văn hóa, học thuật nếu như không biết tiếp thu và kế thừa một cách có sáng tạo những thành tựu của các thời đại đã qua.Đọc sách có khó không? Tại sao cần lựa chọn sách thật kĩ trước khi đọc? Trong tình hình hiện nay, số đầu sách ngày càng nhiều thì việc lựa chọn và đọc sách không phải dễ. Chúng ta hãy xem xét lời bàn của Chu Quang Tiềm về cách lựa chọn sách. Ông đã chỉ ra hai mối nguy thường gặp khi lựa chọn sách. Một là sách quá nhiều khiến người ta không tập trung đọc chuyên sâu. Hai là dễ khiến người đọc lạc hướng.Hiện tượng xuất hiện quá nhiều sách khiến mọi người dễ sa vào lối đọc ăn tươi nuốt sống chứ không kịp tiêu hóa, nghiền ngẫm. Tác giả dẫn chuyện đọc sách của người xưa để phân tích nguy cơ này: Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.Đồng thời, ông phê phán cách đọc sách của không ít người hiện nay: Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả.Sách nhiều cũng khiến cho người đọc hoang mang, lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực bởi những cuốn vô bổ, thậm chí có hại. Chu Quang Tiềm khẳng định số lượng sách viết về bất cứ một lĩnh vực nào cũng rất nhiều: Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.Tác giả nhấn mạnh rằng quỹ thời gian và sức lực của con người chỉ có hạn, mà lượng sách cần đọc thì vô hạn. Vậy ta phải làm gì trước số lượng sách khổng lồ mà nhân loại để lại? Bàn về việc này, Chu Quang Tiềm đã phân tích bằng giọng điệu hóm hỉnh mà đầy sức thuyết phục: Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.Tác giả nêu lên cách chọn sách đúng đắn và khoa học: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Tác giả còn nhấn mạnh học ở sách. Đó là vừa đọc vừa suy ngẫm nghiêm túc, kĩ càng để hiểu vấn đề mà sách nêu ra:Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích tụ tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.Đồng thời, ông phê phán những kẻ dùng sách làm vật trang trí cho bộ mặt tầm thường của mình : Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.Khi đọc sách phải biết phân loại sách. Mỗi loại cần đọc bao nhiêu quyển, những quyển sách nào nên đọc kĩ, phải tính toán sẵn từ trước. Vấn đề này được ông nêu cụ thể, chi tiết: Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách để trau dồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng.Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng sổ không quá mười môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiểu sự lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.Tác giả khuyên mọi người là không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách nào thực sự có giá trị, thực sự có ích. Cần đọc kĩ các cuốn sách, các tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu.Tuy thế, chúng ta cũng không nên xem nhẹ các loại sách thường thức hoặc ở lĩnh vực gần gũi với chuyên ngành của mình. Tác giả bài viết cho rằng trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có mối liên hệ kế cận. Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm phong phú và sự từng trải của một học giả lớn:Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Chu Quang Tiềm đã lấy quy luật tự nhiên để chứng minh cho quan điểm của mình:Vũ trụ đúng là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong Vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt mà trên thực tế thì không thể tách rời. Từ đó, ông nêu ra quy luật nhận thức trong quá trình học tập. Mọi kiến thức về tự nhiên và xã hội đều liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau:Trên đời, không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Đọc sách là một hình thức làm giàu tâm hồn cho mỗi người nhất là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nhưng đọc như thế nào để có thể thực sự làm giàu cho ngôn ngữ và phong phú về tâm hồn lại là chuyện không dễ dàng.Cách đọc sách sai lầm gây tác hại không nhỏ đến quá trình tiếp thu học vấn và hoạt động chuyên môn của mỗi người:Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát.Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau hãy nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người cổ thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác.Qua bài viết Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm, chúng ta thấy việc lựa chọn sách để đọc là điểm quan trọng nhất trong phương pháp đọc sách. Bên cạnh đó là cách đọc sách đúng phương pháp khoa học. Có hai ý kiến của tác giả đáng để cho mọi người suy nghĩ và học tập: Thứ nhất là đọc sách không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để “trang trí” cho bộ mặt mà phải Vừa đọc vừa suy ngẫm, tưởng tượng, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.Thứ hai là không nên đọc một cách tràn lan theo hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một lĩnh vực nào đó thì đọc sách là một công việc rèn luyện lâu dài và gian khổ. Liên hệ với việc đọc sách của học sinh, sinh viên hiện nay, ta thấy nhiều người chỉ đọc các loại sách thuộc chuyên ngành kinh tế, tin học, sách dạy tiếng Anh và các loại sách phục vụ cho nhu cầu học tập mà hầu như ít quan tâm đến mảng sách văn học hoặc sách dạy làm người.Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách không chỉ là để tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết mà quan trọng hơn là để rèn luyện tính cách, là học đạo làm người. Trong khi các phương tiện hiện đại phát triển rất nhanh như hiện nay thì văn hóa nghe nhìn vẫn không thể thay thế được văn hóa đọc, vốn là cơ sở của tri thức và nền tảng của văn hóa nghệ thuật. Đọc sách đã trở thành truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của con người.Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục rất lớn, bởi vì nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu lí, vừa đạt tình. Ông đã chỉ ra phương pháp đọc sách vừa có tính thực tế, vừa có tính khoa học. Là một học giả có uy tín, từng trải qua quá trình nghiên cứu, tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài nên tác giả bàn luận về phương pháp đọc sách bằng cách phân tích cụ thể, lập luận sắc sảo kết hợp với giọng điệu tâm tình thân mật, pha chút hài hước với mục đích chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ thành công và thất bại trong sự nghiệp của mình.Đặc biệt, bài văn nghị luận này còn hấp dẫn người đọc bởi bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí. Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên, cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách nói ví von, so sánh khá thú vị. Có thể coi đây là bài học bổ ích, thiết thực cho mọi người trong quá trình học tập, chuẩn bị hành trang kiến thức để bước vào đời. Bài mẫu 3 Chu Quang Tiềm là nhà mĩ học, nhà lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc. Đồng thời cũng nhà văn hóa lớn, có học vấn uyên thâm. Văn bản “Bàn về đọc sách” là một tác phẩm xuất sắc của Chu Quang Tiềm. Tác phẩm được trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui của việc đọc sách” năm 1995. Trước hết, tác giả đề cập tới tầm quan trọng của việc đọc sách. Tôi tin rằng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc này. Tác giả khẳng định sách là kho tàng quý báu. Hơn nữa, sách còn là cột mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại, là thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ. Chính bởi tầm quan trọng đó mà việc đọc sách có ý nghĩa lớn với mỗi người. Sách trước hết là con đường nâng cao vốn tri thức. Không chỉ vậy, nhân loại và thế giới ngày càng tiến bộ, văn minh nên nhờ sách chúng ta sẽ tiếp cận được với thế giới mới. Và từ đó hiểu, có trách nhiệm kế thừa, phát triển thành tựu của các thời đại đã qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách. Những ai cho rằng mua nhiều sách có nghĩa là bạn là người biết đọc sách thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống, đọc mà không kịp ngẫm, kịp hiểu. Đọc để lấy số lượng chứ không phải chất lượng. Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong việc đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đưa ra cho bạn đọc cách chọn và đọc sách sao cho đúng. Chọn sách phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Phải hiểu mình muốn mua sách với mục đích gì. Như vậy mới có thể tìm hiểu kiến thức một cách chính xác. Khi đọc sách, không nên đọc lướt qua, cũng không nên đọc tràn lan. Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc đọc sách. Qua đó, tác giả hy vọng bạn đọc có thể chọn cho mình những cuốn sách hữu ích. Bài mẫu 4 Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – sách là kho tàng quí báu, di sản tinh thần nhân loại đem lại cho ta nhiều điều bổ ích lí thú. Nhưng vấn đề đặt ra đối với mỗi chúng ta là đọc sách như thế nào cho có hiệu quả. Chính vì vậy mà nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã đem đến cho người đọc những kinh nghiệm quí báu, những lời bàn tâm huyết về việc đọc sách. Bài Bàn về đọc sách của ông được in trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Bài viết nên lên ba luận điểm cơ bản: “Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách”, “Cái khó của việc đọc sách”, “Phương pháp đọc sách”. Tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc đọc sách được nói đến ở hai đoạn đầu của văn bản: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn tri thức tích lũy được từ trong sách, bởi sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành quả mà loài người đã dày công tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể coi là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”. Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người đã thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm mà có được. Chính vì vậy mà học giả Chu Quang Tiềm đã khẳng định: “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát”. Không biết đọc sách chẳng những “xóa bỏ hết” những thành tựu mà nhân loại đã đạt được mà còn đi lùi xa “điểm xuất phát” để làm kẻ lạc hậu. Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao tri thức. Đọc sách chính là sự chuẩn bị chia mỗi chúng ta để “có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. “Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai được học giả Chu Quang Tiềm nói đến ở đoạn văn thứ ba. Trong điều kiện lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại ngày càng phong phú, sách vở ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà người đọc sách đứng trước hai cái khó mà Chu Quang Tiềm cho là hai cái hại thường gặp. “Một là, sách khiến người ta không chuyên sâu”. Để minh chứng cho điều này, học giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra một bằng chứng rất thực tế – vào thời cố đại do sách hiếm, có người suốt đời mới đọc hết một quyển kinh, nhưng với cách “miệng đọc, tâm ghi” mà tiêu hóa được kiến thức, thấm vào xương tủy “biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”. Chu Quang Tiềm lên tiếng phê phán có người đã từng khoe khoang là đọc nhiều, đọc đến hàng vạn cuốn sách nhưng chỉ “liếc qua”, cuối cùng chẳng “đọng lại được bao nhiêu, bị sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm “hư danh nông cạn”. “Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Trong điều kiện hiện nay sách vở chất đầy thư viện, nhưng với những tác phẩm cơ bản, đích thực cũng chỉ có mấy nghìn quyển thậm chí chỉ mấy quyền cần phải đọc. Có nhiều người mới học “tham nhiều mà không vụ thực chất” đã vung phí thời gian vào việc đọc những cuốn sách “vô thưởng vô phạt” đã làm mất đi cơ hội đọc được những quyển sách cần thiết, có ích. Tác giả có cách lập luận thật thú vị: “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phái đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”. Thế ta mới thấy rõ được ý nghĩa của việc đọc sách! “Phương pháp đọc sách” là luận điểm thứ ba được nêu ra ở ba đoạn văn cuối bài. Để làm sáng tỏ ý kiến này, trước hết tác giả khẳng định: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Nếu ta bỏ thời gian vào việc đọc mười quyển sách không quan trọng và chỉ đọc “lướt qua” thì không bằng ta đọc một quyển thật sự có giá trị. Cổ nhân đã từng khẳng định: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay”. Hai câu thơ là lời văn cho mỗi người chúng ta trong việc đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mỗi người, nhưng không thể coi việc đọc nhiều là “vinh dự”, đọc ít là “xấu hổ”. Đọc ít mà nghiền ngẫm, tạo thành nếp “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”. Tác giả phê phán những ai đọc nhiều mà “không chịu nghĩ sâu” giống như “cưỡi ngựa qua chợ…” hoặc như “kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quí”. Tác giả khẳng định: đối với việc học tập mà theo cách đó thì chỉ là “lừa mình dối người” thể hiện “phẩm chất tầm thường, thấp kém”. Tác giả còn chỉ rõ: sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có “kiến thức phổ thông” (thường thiếu) và một loại sách đọc để “trau dồi học vấn chuyên môn” (chuyên sâu) sách thưởng thức là loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình hay nói đúng hơn là rất cần thiết cho mọi người. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu người học cốt để đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì. Chỉ cần chọn từ ba đến năm quyển cho mỗi môn và xem cho kỹ thì có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết. Theo tác giả, đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc sách thưởng thức, bởi đây là hai mặt của một vấn đề mà các học giả chuyên môn cần phải tiếp cận và khai thác triệt để. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng đắn rằng: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”. Tác giả đã đưa ra một luận chứng rất cụ thể”. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự…”. Đó là mối liên quan chặt chẽ và cần thiết đối với người học và làm công tác chính trị. Nếu chỉ biết chính trị học thôi thì “càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”. Tác giả còn vạch rõ: “không biết học rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Phải “biết rộng”, rồi sau đó mới “nắm chắc”, đó là trình tự của bất cứ học vấn nào. Đúng theo ý kiến của tác giả: trong lịch sử học thuật, người có thành thực lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác. Như vậy việc đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. Bàn về đọc sách là vấn đề đã được nhiều người quan tâm. Nhưng đối với Chu Quang Tiềm là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài nên khi bàn về vấn đề này, tác giả đã có những ý kiến, nhận xét thật xác đáng, hệ thống lập luận chặt chẽ, và đặc biệt ở cách viết giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể, tạo được tính thuyết phục cao cả văn bản. Đó là nét riêng độc đáo trong phong cách nghị luận của tác giả. Văn bản trích này sẽ giúp người đọc rút ra được bài học qúi giá về việc đọc sách cũng như cách chọn sách và phương pháp đọc sách như thế nào cho có hiệu quả nhằm hướng tới sự hoàn thiện về tri thức và nhân cách của mỗi con người, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; đồng thời biết lưu giữ và phát huy một cách hiệu quả di sản tinh thần nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới.
|