Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu ThỉnhHữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu ấn tượng, cảm nhận chung của em về bài thơ. 2. Thân đoạn: - Nêu cảm xúc về nội dung của bài thơ. - Nêu cảm nhận về hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, biện pháp nghệ thuật,... 3. Kết đoạn: - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. Bài tham khảo 1 Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn : Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà. Bài tham khảo 2 Đến với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyến biển đầy tinh tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu. Bài tham khảo 3 Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã miêu tả tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì có chút vội vã vì đang trên hành trình bay về phương Nam tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Thu sang thực sự đã khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Một bài học nhân văn mà chúng ta có thể cảm nhận được. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng về thiên nhiên lúc giao mùa thật với những biến chuyển đầy nhẹ nhàng, tinh tế. Bài tham khảo 4 Em rất thích bài thơ "Sang thu", một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hữu Thỉnh. Bài thơ đã đem đến khoảnh khắc đẹp đẽ và trong ngần của đất trời trong thời điểm cuối hạ, đầu thu. Những hình ảnh thiên nhiên vào thời khắc giao mùa được tác giả cảm nhận tinh tế bằng tất cả các giác quan. Biện pháp nhân hoá kết hợp cùng các động từ giàu sức gợi đã vẽ nên thời khắc chuyển mình của thiên nhiên "Sương chùng chình", "chim bắt đầu vội vã", đám mây "vắt nửa mình", cơn mưa "đã vơi dần"... Cách ngắt nhịp đều đặn 2/3, 3/2 cùng cách gieo vần chân "sẽ-về", "vã-hạ" không chỉ tạo nên sự liên kết giữa các dòng thơ mà còn tạo nên nhạc điệu cho bài thơ, đồng thời góp phần bộc lộ những bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước những biến chuyển của cảnh vật. Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ cuối bài thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" giúp em cảm nhận rõ hơn về những chiêm nghiệm, triết lý mà nhà thơ gửi gắm. Khi con người ta từng trải thì sẽ trở nên vững vàng, bình tĩnh hơn trước bão tố cuộc đời. Với việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và thể thơ năm chữ ngắn gọn tác giả đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Qua đây, ta cũng thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng những triết lý sâu sắc về cuộc đời mà nhà thơ Hữu Thỉnh muốn gửi gắm.
|