Qua văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm, em hãy nêu cảm nhận về một nhân vật văn học mà em ấn tượng.

Nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là nhân vật nàng tiên cá trong truyện cổ tích cùng tên của An-đéc-sen

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

I. Giới thiệu chung

- Nhân vật:

- Trong tác phẩm:                                                của tác giả:

- Cảm nhận chung về nhân vật:

II. Cảm xúc về nhân vật

1. Luận điểm 1:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

2. Luận điểm 2:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

3. Luận điểm 3:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

III. Nhận xét chung

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Nhận xét chung, khái quát về nhân vật:

Bài mẫu 1

Nhân vật chú lính chì trong truyện cổ tích của An-đéc-xen là chú lính chì dũng cảm, dù chỉ có một chân vì hết vật liệu nhưng chú vẫn không hề lùi bước trước mọi hiểm nguy. Thay vì chỉ viết ngồi than vãn với nỗi bất hạnh của mình, chú đã dũng cảm đối mặt một cách hiên ngang với lí tưởng và tình yêu cao đẹp. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy trong chiếc hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy ở thế giới bên ngoài như lênh đênh trên con thuyền giấy trong lòng cống để rồi nằm gọn trong bụng một con cá. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chú vẫn vững lí tưởng quân đội, đứng nghiêm bồng súng không nản lòng. Số phận đã đưa chú về chính căn phòng của cậu chủ, chú đã được gặp lại anh em, bạn bè, đặc biệt là cô vũ nữ ba lê trên tòa lâu đài tráng lệ - tình yêu của đời chú. Bất ngờ, chú bị ném vào lò sưởi, ngọn lửa đã thiêu trụi tất cả, cả chú và cô vũ nữ ba lê, chỉ còn sót lại trong đống tro tàn một trái tim nhỏ xinh xắn từ những mảnh vụn. Nhân vật chú lính chì đã để lại cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về lí tưởng vĩ đại, về tình yêu cao cả. Tuy kết thúc không có hậu nhưng chú lính chì đã dũng cảm đối mặt với mọi thứ hiểm nguy để vượt lên nó.

Bài mẫu 2

Nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là nhân vật nàng tiên cá trong truyện cổ tích cùng tên của An-đéc-sen. Đó là một nữ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Khuôn mặt của nàng tiên cá đẹp tựa như những thiên thần, khiến ai cũng mê mẩn. Theo truyện, nàng là con gái vua Thủy tề dưới đáy biển, trong một lần bơi lên mặt nước, nàng đã gặp và yêu chàng hoàng tử đẹp trai đến từ đất liền. Nàng đã đánh đổi giọng nói của mình để có được đôi chân, cùng với đó là một lời nguyền: nếu hoàng tử không yêu nàng thì nàng sẽ biến thành bọt biển mãi mãi. Thế rồi chuyện không được như nàng tiên cá nhỏ mong ước, hoàng tử tổ chức lễ cưới với công chúa nước láng giềng. Dù được các chị của mình bày cách giết hoàng tử để phá bỏ lời nguyền nhưng nàng đã không làm. Nàng yêu chàng hoàng tử và không thể làm được điều đó, nàng đã gieo mình xuống biển và tan biến theo làn sóng. Tình yêu và tấm lòng cao thượng của nàng tiên cá đã khiến em vô cùng cảm động. Nàng sẵn sàng hi sinh bản thân để người mình yêu được sống hạnh phúc, quả thật là một tấm lòng đáng trân quý. Dù cái kết không có hậu nhưng đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.

Bài mẫu 3

Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, nhân vật Lang Liêu là một nhân vật đại điện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu nhân đức. Anh mồ côi mẹ, là một hoàng tử bị “lép vế” trong hoàng tộc nhưng cần cù chịu khó nên được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp được Thần trong giấc mộng và được Thần giúp đỡ chứng tỏ rằng anh là một vị hoàng tử được lòng dân, sống gần gũi với dân chúng, hiểu được điều dân muốn. Không chỉ vậy, Lang Liêu còn là một con người có tính sáng tạo. Dù Thần chỉ mách nước cho Lang Liêu lấy gạo làm bánh nhưng anh đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông tạo nên hai thứ bánh ngon dâng lên Tiên vương. Sự hiếu thảo, giàu nhân đức cùng, sự sáng tạo cùng hai thứ bánh đặc biệt của Lang Liêu đã giúp anh được vua Hùng truyền lại ngôi kế vị. Như vậy, truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy đồng thời qua nhân vật Lang Liêu ca ngợi phẩm chất nhân hậu, cần cù chịu khó của con người Việt Nam.

Bài mẫu 4

Nhà văn Andersen được mệnh danh là "Ông vua truyện cổ tích" với hàng loạt tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi đến hiện nay được cả thế giới tiếp nhận như: “ Nàng tiên cá”, “ Nàng công chùa và hạt đậu”,… đặc biệt trong đó không thể bỏ qua là truyện “ Chú lính chì dũng cảm”. Để cảm ơn Andersen, Lysbeth Daumont đã có “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm”.

Đó là bức thư của Lysbeth Daumont mười bốn tuổi viết để dự thi cuộc thi viết thư quốc tế năm 2005. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học: cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.

Hình ảnh chú lính chì đã khắc ghi trong trí nhớ của tác giả. Đó tuy là chú lính chì cuối cùng bị thiếu một chân nhưng chú lại can đảm vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi về tên phù thủy trong lọ thủy tinh gớm giếc. Không chỉ vậy chú còn vượt qua tất cả nguy hiểm cậu phải đối mặt mà khôn ghề lùi bước. Trong lòng cống tối om với chiếc thuyền giấy mỏng manh chú đã vượt qua bao thử thách, vượt qua cả lũ chuột cống hôi hám và con cá đã nuốt chú vào trong bụng. Sau một vòng gian nan chú lính chì đã trở lại nhà, chú đã có những giây phút hạnh phúc và chú lưu giữ giây phú ấy trong tim mình. Tuy kết truyện không phải là một cái kết viên mãn như các chuyện cổ tích khác, tất cả đều bị thiêu rụi bởi ngọn lửa nhưng tác giả lại cảm thấy biết ơn Andersen về cái kết ấy.

Hình ảnh chú lính chì như một chiến sĩ dụng mãnh sống mãi trong kí ức của tác giả. Đó là hình ảnh chú lính chì dù cho không có đầy đủ hai chân nhưng vẫn luôn dũng cảm và có một trái tim đầy yêu thương. Không chỉ dũng cảm mà hình ảnh chú lính chì còn đầy nghị lực, vượt qua khó khăn thử thách. Chú không bị sự thiếu thôn cơ thể đánh gục ý chí của mình, là một người có niềm tin, sự dũng cảm chú là một tấm gương tuyệt vời trong mắt tác giả. Đặc biệt hình ảnh chú lính chì làm cho tác giả tin vào quan điểm của của nhà văn Hê-minh-uây : “ con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Hình ảnh chú lính chì trong “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” là hình ảnh của một con người đầy sức sống, dũng cảm, một trái tim đầy yyeeu thương. Hình ảnh của chú lính trì chính là sự hiện thân cho câu nói “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close