Phân tích câu tục ngữ mà em yêu thích trong văn bản “Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết”.Câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” là một kinh nghiệm xem xét thời tiết mà cha ông ta đã đúc kết được sau quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu vai trò của tục ngữ trong việc truyền đạt kinh nghiệm dân gian, đặc biệt là những kinh nghiệm về thời tiết. - Nêu câu tục ngữ em yêu thích trong văn bản 2. Thân bài a. Giải thích nội dung câu tục ngữ - Phân tích từng hình ảnh hoặc yếu tố trong câu tục ngữ. - Khẳng định đây là kinh nghiệm thực tế, lâu đời của ông cha ta trong sản xuất và sinh hoạt. b. Bình luận và phân tích - Giá trị thực tiễn: + Câu tục ngữ giúp người dân đoán trước thời tiết để chủ động trong canh tác nông nghiệp + Là công cụ hữu ích khi chưa có các thiết bị dự báo hiện đại. - Giá trị khoa học: Giải thích bằng cơ sở khoa học - Ý nghĩa văn hóa: + Phản ánh trí tuệ dân gian, sự gắn bó của con người với tự nhiên. + Là minh chứng cho lối sống hài hòa, trân trọng thiên nhiên của ông cha ta. c. Bài học rút ra - Biết trân trọng và kế thừa kinh nghiệm quý báu của tổ tiên. - Nhận thức về tầm quan trọng của việc quan sát tự nhiên trong đời sống hiện đại. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị trường tồn của câu tục ngữ trong việc dự báo thời tiết và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Bày tỏ cảm xúc cá nhân: Tự hào về trí tuệ dân tộc và ý thức sống hòa hợp với thiên nhiên. Bài mẫu 1 Câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” là một kinh nghiệm xem xét thời tiết mà cha ông ta đã đúc kết được sau quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Ngày xưa, khi không có dự báo thời tiết hay thông tin báo đài, ông cha ta thường hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế để phán đoán dựa báo các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra. Đặc biệt, hiện tượng thiên nhiên thường được con người quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. Dựa vào các dự báo phong phú về các hiện tượng trong khí quyển, hiện tượng quang học như nắng, mưa, mây chớp, gió sao, thực vật, sinh vật mà có thể phán đoán tương đối chính xác diễn biến thời tiết, khí hậu… Trong đó mưa, nắng có tần số xuất hiện cao nhất so với các hiện tượng ở tầng khí quyển gần mặt đất. Đó là lý do vì sao con người thường chú trọng quan sát mặt trăng, mặt trời, nắng, mưa… dưới nhiều góc độ, để đưa ra những quyết định tốt nhất trong mùa vụ, cày cấy, chăn nuôi. Theo thời gian, những kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ giá trị cho con cháu. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn. Cũng như câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” chính là một trong những kinh nghiệm xem xét thời tiết quý báu của cha ông ta ngày trước. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn. Ngày nay, để xem dự báo thời tiết, nắng mưa trong ngày, trong tuần ta có thể thông qua báo đài, các phương tiện truyền thông, thậm chí các thiết bị thông minh… Tuy nhiên, cha ông ta ngày xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát bầu trời để đưa ra nhận định, mà cho đến nay tính đúng và chính xác của câu “nắng chóng trưa mưa chóng tối” vẫn khá chính xác, đáng để chúng ta dựa vào học hỏi. Bài mẫu 2 Từ kinh nghiệm thực tiễn ông cha ta có câu “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Vậy vì sao trăng quầng thì thời tiết khô hạn, trăng tán thì sắp mưa, cơ sở khoa học nào để có thể giải thích được câu nói đúc rút từ kinh nghiệm trên? Cùng lí giải để làm sáng tỏ hiện tượng trong câu tục ngữ này. Nếu để ý chúng ta có thể thấy các hiện tượng thiên nhiên đều có mối liên kết với nhau. Trong câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, ông cha ta cũng đã dùng hiện tượng “trăng quầng’, “trăng tán” để dự đoán việc trời mưa, trời nắng. Cụ thể “trăng quầng” là hiện tượng có một quầng sáng trắng hình tròn bao quanh mặt trăng. Vùng sáng này thường được gọi là hào quang của trăng (moon’s halo). Đây là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái đất. Theo kinh nghiệm của cha ông ta, khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Nếu lý giải trên phương diện khoa học, khi trời oi nóng, hơi nước ít, mật độ nước đóng băng trên khí quyển ít thì khi ánh sáng mặt trăng đi qua sẽ bị khúc xạ, tạo thành vòng sáng trắng quanh mặt trăng. Ngược lại, khi tầng cao khí quyển nhiều mây, nhiều nước đóng băng, ánh sáng mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần nên tạo ra vùng sáng nhiều màu bao quanh và không tách ra khỏi mặt trăng. Đây chính là hiện tượng “trăng tán” được nhắc đến trong câu tục ngữ, cũng là dấu hiệu dự báo trời dễ, sắp có mưa. Như vậy, câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” đã căn cứ vào một trong những hiện tượng khá dễ quan sát bằng mắt thường của mặt trăng để cung cấp thông tin về thời tiết trong thời gian gần. Điều quan trọng, nó không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà còn phù hợp với góc nhìn khoa học. Bài mẫu 3 Câu tục ngữ "Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão" là một câu tục ngữ dân gian phổ biến ở Việt Nam. Câu tục ngữ này thể hiện một quan điểm sâu sắc về cuộc sống và nhân sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa và học được những bài học quý giá từ câu tục ngữ này. Ý nghĩa của câu tục ngữ "gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão" là chỉ sự thay đổi và biến động trong cuộc sống. Gió heo may và chuồn chuồn bay đều là những hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra trong thời tiết bình thường. Tuy nhiên, khi những hiện tượng này xuất hiện, chúng thường là dấu hiệu cho sự thay đổi lớn hơn, như bão. Câu tục ngữ này ám chỉ rằng, khi có những biểu hiện nhỏ nhặt, chúng ta nên cảnh giác vì có thể đó là dấu hiệu cho những sự kiện lớn và khó khăn sắp xảy ra. Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những biến động và thay đổi không mong muốn. Những biểu hiện nhỏ nhặt, như gió heo may hay chuồn chuồn bay, có thể là những tín hiệu cho những khó khăn và thử thách sắp tới. Chính vì vậy, câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta không nên lơ là và chủ quan trước những dấu hiệu nhỏ. Thay vào đó, chúng ta nên cảnh giác và chuẩn bị tâm lý, vật chất để đối mặt với những khó khăn và thay đổi trong cuộc sống. Bên cạnh đó, câu tục ngữ này cũng nhấn mạnh về tính không thể đoán trước của cuộc sống. Trong cuộc sống, không ai có thể biết chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Những biểu hiện nhỏ nhặt, như gió heo may hay chuồn chuồn bay, có thể chỉ là những sự cố nhỏ và không có ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu cho những sự kiện lớn và quan trọng. Chính vì vậy, câu tục ngữ này khuyến khích chúng ta không nên đánh giá quá sớm và đưa ra những kết luận vội vã. Thay vào đó, chúng ta nên chờ đợi và quan sát thêm để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình. Từ câu tục ngữ "gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão", chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá về cuộc sống. Đó là sự quan tâm và cảnh giác trước những biểu hiện nhỏ nhặt, không chủ quan trước những thay đổi và biến động trong cuộc sống, cũng như không đánh giá quá sớm và vội vàng. Chỉ khi chúng ta có cái nhìn toàn diện và chính xác, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Với ý nghĩa sâu sắc và bài học quý giá, câu tục ngữ "gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão" đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Chúng ta nên hiểu và áp dụng ý nghĩa của câu tục ngữ này vào cuộc sống hàng ngày, để trở nên cảnh giác và chuẩn bị tốt hơn trước những biến động và thay đổi trong cuộc sống. Bài mẫu 4 Với một đất nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước, thời tiết luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mỗi mùa vụ. Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của các vụ mùa. Trước khi có các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình hay các chương trình dự báo thời tiết, cha ông ta đã phải dựa vào sự quan sát tỉ mỉ các hiện tượng tự nhiên để tìm ra những quy luật dự báo thời tiết độc đáo và hiệu quả. Một trong những câu tục ngữ nổi bật và quen thuộc nhất là: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.” Câu ca dao này không chỉ là một kinh nghiệm đúc kết từ đời sống thường ngày mà còn mang nhiều giá trị khoa học sâu sắc. Khi trời sắp mưa, độ ẩm trong không khí tăng cao, lượng hơi nước lớn đọng trên đôi cánh mỏng manh của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng chỉ có thể bay thấp. Ngược lại, khi trời nắng, độ ẩm giảm, cánh chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn, cho phép chúng bay cao hơn. Những quan sát này cho thấy cha ông ta đã có sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa độ ẩm, áp suất không khí và hành vi của chuồn chuồn. Không chỉ chuồn chuồn, hiện tượng chim én bay thấp cũng là một dấu hiệu dự báo thời tiết hiệu quả. Trước khi trời mưa, không chỉ có chuồn chuồn bay thấp mà cả những loài côn trùng nhỏ khác như mối, muỗi cũng bay thấp vì bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao. Chim én thường bay thấp để bắt những côn trùng này làm thức ăn, và vì vậy khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, ta có thể dự đoán trời sắp mưa. Hiện tượng này cũng được giải thích rõ hơn dưới góc nhìn khoa học. Khi áp suất không khí thấp, độ ẩm cao, hơi nước ngưng tụ trên cánh chuồn chuồn làm tăng trọng lượng của chúng, khiến chúng bay thấp. Ngược lại, khi áp suất không khí cao, độ ẩm thấp, cánh chuồn chuồn nhẹ hơn và chúng có thể bay cao. Tập tính bay của chuồn chuồn còn liên quan đến chu kỳ sinh sản của chúng. Chuồn chuồn đẻ trứng trong nước, vì vậy khi trời sắp mưa, chúng bay thấp gần mặt nước để chuẩn bị đẻ trứng. Điều này cho thấy sự thích nghi của loài chuồn chuồn với môi trường sống và điều kiện thời tiết. Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua quan sát chuồn chuồn bay không chỉ phản ánh sự khéo léo và trí tuệ của cha ông ta mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một minh chứng cho sự tinh tế trong việc quan sát và đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống thường ngày, giúp chúng ta thêm trân trọng và ngưỡng mộ sự thông minh của người xưa. Bài mẫu 5 Trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta, những câu ca dao tục ngữ về thiên nhiên luôn là những lời truyền dạy quý báu, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông. Trong số đó, câu ca dao mà em ấn tượng nhất chính là: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, cha ông ta đã tinh tế quan sát các quy luật tự nhiên để dự đoán thời tiết, từ đó sắp xếp công việc một cách hợp lý. Loài chuồn chuồn, với đôi cánh mỏng manh, đã trở thành "dụng cụ" dự báo thời tiết hiệu quả. Nếu chuồn chuồn bay cao, trời sẽ có nắng; nếu bay ở tầm trung, trời sẽ râm mát; còn nếu chuồn chuồn bay thấp sát mặt đất hay mặt nước, trời sẽ sắp mưa. Những quan sát này được cha ông đúc kết từ sự tỉ mỉ và khéo léo trong việc theo dõi các hiện tượng tự nhiên. Đến ngày nay, câu ca dao này vẫn còn nguyên giá trị và được nhiều người áp dụng. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động đằng sau hiện tượng này. Lượng hơi nước trong không khí là yếu tố quyết định. Khi trong không khí chứa nhiều hơi nước, quá trình ngưng tụ mây diễn ra nhanh chóng, đến giai đoạn bão hòa và sắp tạo ra mưa. Hơi nước đó làm tăng áp lực lên đôi cánh mỏng của chuồn chuồn, khiến chúng không thể bay cao mà phải bay thấp. Ngược lại, khi lượng hơi nước trong không khí thấp, mây ít, trời sẽ có nắng. Câu ca dao "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm" thực sự là một "công cụ" dự báo thời tiết đơn giản nhưng hiệu quả. Nó không chỉ thể hiện trí thông minh và sự khéo léo của cha ông ta trong việc quan sát tự nhiên, mà còn cho thấy sự kết nối sâu sắc giữa con người và môi trường xung quanh. Bài mẫu 6 Ca dao tục ngữ là kho tàng trí tuệ của con người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Người xưa thường tổng kết kinh nghiệm của mình bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Một trong những câu tục ngữ như thế đó là: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Trước hết, hãy hiểu hơn về thể loại văn học dân gian này. Ca dao, tục ngữ là những câu nói nhân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Kết tinh từ cuộc sống, tục ngữ trở lại bồi đắp thêm cho tâm hồn con người nhiều kinh nghiệm quý báu, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú. Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lý. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày. Thứ nhất về kiến thức địa lí: Trái đất thì chuyển động quanh Mặt trời. Trục Trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Bởi thế, khí hậu trên trái đất chia làm 4 mùa khác nhau. Hiện tượng tháng năm ngày dài đêm ngắn hay tháng mười ngày ngắn đêm dài cũng được lí giải dựa trên quy luật đó. Sự kì diệu của tự nhiên vẫn còn là điều bí ẩn đối với con người. Càng đi xa vào vũ trụ, con người càng lí giải được nhiều điều mà trước đây vốn là bí mật. Nước ta nằm ở Bắc bán cầu. Từ tháng 3 đến tháng 9, Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là, Bắc bán cầu nhận nhiều ánh sáng hơn Nam bán cầu. Do vật mùa xuân và mùa hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, Nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là Nam bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn Bắc bán cầu. Do vậy, mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày. Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch. Đó là những kiến thức khoa học về những quy luật chuyển biến của thiên nhiên. Còn đối với những người làm nông dân chất phác thì họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm đúc kết từ bao nhiêu năm để họ hình dung về những ảnh hưởng của thiên nhiên khí hậu đến với họ như thế nào. Vào khoảng tháng 5 âm lịch, đó là những ngày hè oi bức thì đây cũng là mùa vụ của người nông dân. Người nông dân thường làm việc rất vất vả vào thời điểm này. Sau một ngày dài làm việc vất vả họ chỉ mong mau đến tối để được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng chưa nghỉ được bao lâu thì trời lại sáng (chưa nằm đã sáng). Vậy là họ phải tiếp tục thức dậy để bắt đầu một ngày làm việc vất vả mới. Tiếp tục vào khoảng tháng 10, 11 âm lịch, là mùa đông lạnh giá, thời tiết khắc nghiệt nên không thích hợp cho mùa vụ, trồng trọt. Đây là khoảng thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân trong năm. Ai cũng muốn đi chơi, đi chào hỏi mỗi người nhưng thời tiết khắc nghiệt nên mọi người có xu hướng ở nhà. Nhưng chưa được bao lâu thì trời lại tối (chưa cười đã tối) lại tới thời gian nghỉ ngơi. Sự chuyển động của thiên nhiên luôn thay đổi thất thường nhưng bên cạnh đó cũng có những quy luật nhất định. Và người nông dân chất phác của chúng ta không cần những kiến thức khoa học cao xa mà chỉ cần nhờ sự nhanh nhẹn, tinh tế, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm đã tìm ra những quy luật đó. Nhờ đó mà mùa vụ được diễn ra thuận lợi bên cạnh đó câu tục ngữ còn có ý nghĩa giúp chúng ta quý trọng thời gian.
|