Ngữ điệu của câu (Intonation)

Ngữ điệu trong tiếng Anh chính là sự lên xuống của giọng nói, được ví như “nhạc tính” ở trong câu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi giao tiếp, giúp bạn truyền tải cảm xúc của chính mình. Có thể là vui vẻ, buồn bã, giận hờn, lo lắng hay thâm chí là nghi ngờ.

I. Giới thiệu về ngữ điệu của câu

- Ngữ điệu trong tiếng Anh chính là sự lên xuống của giọng nói, được ví như “nhạc tính” ở trong câu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi giao tiếp, giúp bạn truyền tải cảm xúc của chính mình. Có thể là vui vẻ, buồn bã, giận hờn, lo lắng hay thâm chí là nghi ngờ.

- Phương thức ngữ điệu trong tiếng Anh có 2 loại là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune).

II. Quy tắc

1. Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/No

Ví dụ:

Do you like red? 

(Bạn thích màu đỏ à?)

Does she know you? 

(Cô ấy có biết bạn không?)

2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi WH

Các dạng câu hỏi WH bao gồm: what, where, who, which, whom, whose, why… và How. Theo quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh, câu hỏi WH được xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

Why don’t you like rain? 

(Vì sao bạn không thích mưa?)

How many cats do you have? 

(Bạn có mấy con mèo?)

3. Xuống giọng cuối câu trần thuật

Câu trần thuật, hay còn gọi là câu kể là loại câu kể về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội. Trong tiếng Anh, khi bạn sử dụng câu trần thuật, bạn phải xuống giọng ở cuối câu để phát âm tiếng Anh chuẩn hơn.

Ví dụ:

I love Danang City because it is a peaceful city. 

(Tôi thích thành phố Đà Nẵng vì nó là thành phố yên bình.)

4. Ngữ điệu của câu điều kiện xuống giọng ở cuối các mệnh đề.

Ví dụ: If we recycle more, the school will be cleaner. 

(Nếu chúng ta tái chế nhiều hơn, trường học sẽ sạch hơn.)

5. Ngữ điệu trong câu tường thuật thường lên ở động từ tường thuật và xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ: She said she was feeling really greatful. 

(Cô ấy nói cô thật sự thấy biết ơn.)

6. Câu có chứa mệnh đề quan hệ xác định ngữ điệu xuống ở cuối câu.

Ví dụ: It’s for people who like to read. 

(Nó dành cho những người thích đọc.)

7. Ngữ điệu giảm ở cuối cả hai mệnh đề trong câu cớ chứa thì quá khứ tiếp diễn.

Ví dụ: We were just going to sleep when the fire alarm rang. 

(Chúng tôi vừa đi ngủ thì chuông báo cháy reo lên.)

  • Sự thay đổi âm (Sound changes)

    1. “How often…?” thường nghe như /haʊwɑːfən/ 2. “Can I take…?” thường nghe như /kǝnaɪteɪk/ 3. “have” and “has” thường nghe như /ǝv/ and /ǝz/ 4. “...would…” thường nghe như /wǝd/ 5. “...a…” and “...the…” often sound like /ǝ/ and / ðǝ/.

  • Từ được nhấn trọng âm & từ không được nhấn trọng âm trong câu

    - Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu. - Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu, làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp. Chúng thường ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close