Viết đoạn văn 150 chữ trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ "Dương phụ hành"Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị thông qua hình ảnh người phụ nữ phương Tây làm nũng với chồng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mẫu 1 Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị thông qua hình ảnh người phụ nữ phương Tây làm nũng với chồng. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cực đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại. Mẫu 2 Giá trị lớn nhất của bài thơ “Dương phụ hành” nằm ở cảm quan hiện thực mới mẻ và cùng lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã đặc biệt chú ý đến một thiếu phụ phương Tây, miêu tả kĩ lưỡng từ trang phục đến cử chỉ, trạng thái của người phụ nữ. Từ đó, tác giả làm nổi bật vẻ chân thực, sinh động của cuộc sống hiện thực. Khung cảnh ấm êm của đôi vợ chồng phương Tây đã làm nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ những nỗi khắc khoải, suy tư khi sống nơi đất khách quê người. Nỗi lòng của “khách biệt li” chính là niềm đau xót của Cao Bát Quát trước cảnh thời thế loạn lạc, tài năng không được trọng dụng, con đường công danh gặp nhiều trắc trở. Ông còn trăn trở khôn nguôi bởi đời sống nhân dân lầm than cơ cực, xã hội phong kiến lạc hậu, triều đình bảo thủ. “Dương phụ hành” đã cho thấy tư tưởng tiến bộ, ủng hộ quyền tự do và hạnh phúc của con người cùng tấm lòng niềm yêu nước, thương dân của nhà thơ Cao Bá Quát. Mẫu 3 Giẫm đạp lên hành trình mới là sự thất bại đáng trách của cuộc đời, tô bức tranh mới mẻ là sự thành công của nhận thức bản thân. Đó chính là cách Cao Bá Quát hô biến “Dương phụ hành” và “cái nhìn vô cùng hiện đại” đến đỉnh cao của sự tâm đắc trong lòng độc giả. Sinh ra trong thời kì phong kiến của Việt Nam nhưng nhà thơ không hề dị nghị trước cái phóng khoáng của phụ nữ phương Tây. Hiện trước mắt ông là người phụ nữ với “chiếc áo trắng phau” và “tay cầm cốc sữa” hoàn toàn tinh khôi và trang sáng. Ông chỉ thấy sự nũng nịu đòi chồng chiều chuộng ấy như một hành động đòi hỏi sự yêu thương dành cho đối phương. Nhà thơ như đồng cảm với thân phận của người phụ nữ này vậy, không đánh giá, không suy xét ông chỉ thể hiện sự ngạc nhiên một cách tinh tế và kín đáo. Chính vì ngòi bút mới mẻ của Cao Bá Quát đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Tây Dương trong mắt độc giả một cách vô cùng lôi cuốn. Đồng thời những cái nhìn nhân văn này của ông đã đánh thức quan điểm cổ hủ và chặt chẽ về hình ảnh người phụ nữ của toàn nhân loại.
|