Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng núi lửa lớp 11I. Mở bài : -Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết I.Mở bài - Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào. II.Thân bài - Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu. + Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. + Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. + Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa. - Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. + Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. + Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. + Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên. - Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. + Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. + Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết. III.Kết bài - Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. + Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ. + Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên kì thú nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về khái niệm, cơ chế hình thành, lợi ích cũng như tác hại của núi lửa. Thứ nhất, núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Sự khác biệt của núi lửa với núi thông thường là núi lửa miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi. Thứ hai, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Nhiệt độ sẽ tăng khi càng đến tâm Trái Đất. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa. Thứ ba, núi lửa được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Thứ tư, núi lửa đem đến những lợi ích nhất định. Một số ngọn núi đã ngưng hoạt động mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả. Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên không thường xuyên ra ở một không gian, nhưng lại có sức tàn phá lớn. Con người cần có những biện pháp đối phó với hiện tượng này. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Hiện tượng núi lửa, với tên gọi đầy đủ là hiện tượng núi lửa phun trào. Đây là một hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm, nhưng không xảy ra thường xuyên. Do đó không nhiều người tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này. Núi lửa phun trào bắt đầu xuất hiện từ khi Trái Đất mới hình thành. Bản thân các ngọn núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo của Trái Đất. Do đó, hầu hết các ngọn núi lửa thường nằm sâu ở dưới mặt biển, một số ít mới hiện diện trong tầm mắt con người. Miệng núi lửa là một cái miệng hở, thông thẳng xuống lòng núi. Bên trong lòng núi lửa là một khoảng rỗng, dẫn xuống dưới các mảng kiến tạo. Đó là nơi có nhiệt độ vô cùng cao, càng đi sâu sẽ lại càng tăng thêm nữa. Nơi cao nhất có thể đạt đến 6000 độ C. Trạng thái đó làm cho lòng núi lửa luôn trong tình trạng thiêu đốt hừng hực. Nhiệt độ cao làm lòng núi giãn nở ra, tạo thành một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng khổng lồ. Vòi khóa cái lò magma này là sự cân bằng giữa áp lực trên bề mặt trái đất và áp lực bên trong núi lửa. Khi đó, núi lửa sẽ ngủ say, trở thành một ngọn núi đơn thuần. Nhưng khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, thì hiện tượng núi lửa phun trào sẽ xảy ra. Toàn bộ dung nham nóng bỏng bên trong bị phun ra ngoài qua miệng núi lửa. Kéo theo đó là tro núi lửa bay ngập trời. Chúng tạo ra một khung cảnh như địa ngục với nhiệt độ nóng bỏng, tro bụi dày đặc, dung nham thiêu đốt hết mọi thứ mà nó đi qua. Một ngọn núi lửa phun trào có thể khiến cả một thành phố chịu tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, mà các nhà khoa học đã dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu các ngọn núi lửa, nhằm dự đoán chính xác thời gian nó phun trào, để tiến hành sơ tán người dân. Bản thân núi lửa sau khi phun trào sẽ góp phần giúp thổ địa ở khu vực đó màu mỡ hơn, đem lại năng suất trồng trọt cao hơn, nên nó không hoàn toàn là có hại. Vì núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên do các hoạt động phía dưới lớp vỏ Trái Đất nên con người không thể can thiệp được. Do đó, nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này là một điều quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Núi lửa là gì? Khái niệm núi lửa có thể được hiểu một cách đơn giản đó là núi có miệng ở đỉnh, theo thời gian, các chất khoáng trong lòng đất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất lớn sẽ bị phun ra ngoài qua miệng núi. Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất hoặc ở một hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy. Núi lửa là gì đã có câu trả lời rõ ràng, vậy, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì? Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa. Bài tham khảo Mẫu 1 Một trong những hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý và quan tâm lớn hiện nay là núi lửa, hay còn được biết đến như hiện tượng núi lửa phun trào. Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên đã tồn tại từ rất lâu và hiện nay không xảy ra thường xuyên trên khắp Trái Đất, tập trung chủ yếu ở một số khu vực cụ thể. Núi lửa, ở bản chất, là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất, có hình dáng giống như một quả núi rỗng ruột với phần ngọn núi giống như cái miệng của một hố sâu. Chúng có thể tồn tại độc lập hoặc kết hợp với nhau để tạo thành dãy núi lửa. Các núi lửa trên Trái Đất hình thành do lớp vỏ bề mặt của hành tinh bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi lên trên lớp phủ phía dưới với nhiệt độ cao và mềm dẻo hơn. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các ngọn núi lửa ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và khoảng trống bên trong thân núi lửa là kết quả của sự chênh lệch giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Chủ yếu, núi lửa nằm dưới mặt biển, và chỉ một phần nhỏ của chúng mới nổi lên trên mặt nước. Để tối ưu hóa quản lý, núi lửa được phân loại thành từng nhóm dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Hình dáng của núi lửa có thể chia thành núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên, trong khi dựa vào dạng thức hoạt động, chúng có thể là núi lửa thức, núi lửa ngủ, và núi lửa chết. Khi liên kết với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Điều này đặt ra câu hỏi về nguyên nhân tạo nên núi lửa. Núi lửa, theo bản chất, là những khe hở giữa các mảng kiến tạo, nằm dưới lớp phủ rất nóng và ngày càng nóng hơn khi đi sâu xuống, có thể lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đá và đất bên trong núi lửa bị nóng chảy và nở ra, tạo ra áp lực mạnh khiến ngọn núi đẩy lên và tạo ra một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá trên cùng không còn cân bằng, núi lửa phun trào mạnh mẽ qua miệng núi, đưa ra bên ngoài môi trường dung nham, tro núi lửa và khói. Qua cơ chế hoạt động này, núi lửa mang lại nhiều tác động tiêu cực cho cuộc sống con người. Dòng dung nham nóng chảy có thể nung chảy mọi thứ trên đường đi, và tro núi lửa tạo thành một khối khối lớn có thể bay xa và tồn lâu trong không khí, gây ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển trên bầu trời và làm ô nhiễm không khí. Đặc biệt, khi tro núi lửa lắng xuống và kết hợp với không khí, nó có thể bám vào các bề mặt và gây tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp của con người. Mặc dù những tác động tiêu cực này, núi lửa và hoạt động phun trào vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ vào sự đẩy lên của lớp khí quyển. Điều này giúp tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và cung cấp nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, đất đai gần khu vực núi lửa thường trở nên tơi xốp và màu mỡ, tạo điều kiện tốt cho nông nghiệp và canh tác. Nói chung, hiện tượng núi lửa vừa mang đến những tác động tiêu cực, vừa tạo ra những lợi ích cho môi trường và cuộc sống con người. Sự đối lập giữa những yếu tố này đặt ra một góc nhìn phức tạp và đa chiều về hiện tượng tự nhiên này. Bài tham khảo Mẫu 2 Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào. Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu. Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa. Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên. Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết. Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ. Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài. Tác hại của núi lửa là vô cùng nghiêm trọng. Dòng dung nham của núi lửa với nhiệt độ cao sẵn sàng nung chín mọi thứ đã đi qua. Tro núi lửa có thể tạo thành khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí. Tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp của con người. Tuy vậy, núi lửa cũng đem lại một số lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ. Núi lửa là một hiện tượng có những tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần biết cách đề phòng, đối phó với hiện tượng này. Bài tham khảo Mẫu 3 Núi lửa là một trong những hiện tượng tự nhiên thú vị, hấp dẫn trên Trái Đất. Núi lửa có nhiều tác động đến cuộc sống của con người, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, những người yêu thích các hiện tượng tự nhiên. Núi lửa là một dạng núi có miệng ở đỉnh, theo thời gian, các chất khoáng trong lòng đất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất lớn sẽ bị phun ra ngoài. Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nơi vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy. Trong quá trình núi lửa phun trào, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống, tràn trên sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ là ba nước có nhiều núi lửa còn hoạt động nhất. Núi lửa được phân loại dựa vào các tiêu chí về hình dáng và dạng thức hoạt động. Dựa vào hình dáng, người ta phân ra 2 loại là núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, người ta chia núi lửa thành 3 loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ, núi lửa chết. Núi lửa hoạt động là những ngọn núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào, núi lửa không hoạt động là những ngọn núi lửa chỉ còn duy trì hoạt động tối thiểu và núi lửa đã tắt là ngọn núi lửa cuối cùng phun trào, có niên đại hơn 25.000 năm. Vậy vì sao những ngọn núi lửa lại phun trào? Đó là do bình thường nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn, hình thành các dòng mắc ma. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa. Hiện tượng núi lửa phun trào mang lại cả lợi ích và tác hại. Ở những nơi có núi lửa phun trào sẽ mang lại nguồn năng lượng địa nhiệt, tạo ra các mỏ khoáng sản phong phú và giúp cho đất đai tơi xốp, màu mỡ. Đồng thời, hiện tượng tự nhiên hấp dẫn này cũng có sức thu hút rất lớn với những người yêu thích du lịch mạo hiểm và khám phá thiên nhiên, góp phần phát triển hoạt động du lịch. Tuy thế, núi lửa mang đến những tác hại không nhỏ đối với con người. Với những dòng dung nham nóng chảy ở nhiệt độ cao, tốc độ nhanh; núi lửa phun trào có thể gây hủy diệt hoàn toàn các vật thể sống xung quanh miệng núi lửa; làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi... mà con người xây dựng. Đối với môi trường tự nhiên, núi lửa gây ra hiện tượng cháy rừng, thảm họa sóng thần… làm biến đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của các vùng bị ảnh hưởng, tác động xấu đến khí hậu và tầng ozon. Để có thể hạn chế tối đa những tác hại của núi lửa và khai thác được lợi ích từ hiện tượng thiên nhiên này thì những vùng có nguy cơ xảy ra núi lửa cần có sự chuẩn bị và kế hoạch ứng phó chu đáo. Cần có sự đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu và dự đoán chu kì hoạt động của núi lửa; đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo và di dời ngay dân cư khi có biểu hiện hoạt động của núi lửa. Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên đặc biệt và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về núi lửa cho chúng ta hiểu thêm về các hiện tượng tự nhiên, về cuộc sống xung quanh mình; giúp chúng ta có thể tận dụng lợi ích và giảm thiểu rủi ro do núi lửa mang lại.
|