So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chungNgười phụ nữ được sinh ra trên thế giới này luôn được dùng những mỹ từ đẹp như phái yếu “liễu yếu đào tơ” rồi lại “tuyệt thế giai nhân”, “công dung ngôn hạnh”.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mẫu 1 Người phụ nữ được sinh ra trên thế giới này luôn được dùng những mỹ từ đẹp như phái yếu “liễu yếu đào tơ” rồi lại “tuyệt thế giai nhân”, “công dung ngôn hạnh”. Đó là tất cả những gì mà người phụ nữ chân chính được công nhận. Có thể nói người phụ nữ giống như một bông hoa thơm ngát hương cho đời. Thế nhưng Nguyễn Du một bậc đại thi hào khi kể chuyện về cuộc đời của một bông hoa tên Thúy Kiều lại đúc kết một câu nói có ý nghĩa khái quát: "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung." Câu nói ấy có ý nghĩa gì?. Nguyễn Du nói về cuộc đời đầy gian nan trắc trở của nàng Kiều sau đó nói lên những câu có ý nghĩa triết lý sâu sắc. Câu thơ trên tác giả muốn nói đến số phận người đàn bà. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ đẩy hai từ “đau đớn” lên đầu câu để cho thấy tâm trạng xót thương vô cùng cho số phận của những người phụ nữ liễu yếu đào tơ. Tác giả có ý muốn nói rằng số phận đàn bà vốn dĩ nó đã rất bạc mệnh. Như câu thơ “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Người phụ nữ càng xinh đẹp càng má đào và tài giỏi thì càng bạc mệnh. Liệu rằng ý kiến đó có đúng hay không? Trước hết xem ngay chính nhân vật mà Nguyễn Du đặt cả tình cảm và ngòi bút để xây dựng nên. Thật sự mà nói đối với một cô gái xinh đẹp đến mức “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” và “Cung âm lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” như Kiều thì phải có một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc với nhan sắc trời phú và tài năng của mình. Thế nhưng người phụ nữ ấy lại không được như chúng ta nghĩ. Kiều phải thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Người yêu của mình thì không đến được với nhau, phải nhờ em gái nối duyên với chàng. Còn mình thì lưu lạc khắp nơi này nơi khác, qua tay biết bao nhiêu gã đàn ông. Dẫu cô muốn chết ông trời cũng không cho cô chết. Cô vẫn phải sống cho trọn kiếp người này. Đó chính là sự trái ngược giữa tài năng và cuộc đòi của cô. Cô muốn được hạnh phúc nhưng xã hội của cô không cho cô hạnh phúc. Có lẽ càng tài giỏi bao nhiêu thì càng bạc mệnh bấy nhiêu. Hay như nhân vật Mị trong tác phẩm của vợ chồng A Phủ cũng vậy. Một cô gái H'mông xinh xắn dịu dàng, nền nã không những thế cô còn có một lòng hiếu thảo với cha mẹ, tự trọng bản thân và có tài thổi sáo rất giỏi. Tưởng rằng cô sẽ trở thành một cô gái có cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. Thế nhưng cô cũng không thoát khỏi cảnh làm dâu gạt nợ của nhà thống lý trong bản. Cuộc sống ấy biến cô trở thành một cô gái lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, chỉ biết cúi mặt lúc đi và làm những công việc quen thuộc cứ lặp đi lặp lại mà thôi. Đó là những điển hình cho số phận những người con gái đa tài nhưng bạc mệnh. Nó thể hiện sự đau đớn của Nguyễn Du khi nói đến thân phận đàn bà. Đó là sự trái ngược về tài sắc và cuộc đời của họ. Nhưng ở đây Nguyễn Du nói những người đàn bà nói chung chứ không phải riêng chỉ những người đàn bà có tài sắc như Thúy Kiều. Có lẽ nào ai là đàn bà cũng bạc mệnh chăng?. Nói như vậy Nguyễn Du muốn thể hiện sự đồng cảm với những số phận người đàn bà bạc mệnh bất hạnh chứ không phải ai là đàn bà cũng có số phận như thế. Ta biết một điều rằng chính xã hội họ sống làm cho những tài năng của họ bị coi khinh và sử dụng vào mục đích kiếm lợi trên chính nhan sắc tài năng ấy. Vì thế số phận của họ như thế một phần lớn là do xã hội họ sống gây nên. Câu nói của nhà đại thi hào liệu còn đúng trong xã hội ngày nay không?. Ngày nay khi không còn cường quyên thần quyền hủ tục đến mức trói buộc thân thể người ta mà khi bình đẳng nam nữ thì cũng là lúc những tài năng của phụ nữ được biết đến và phát triển làm giàu cho chính đất nước đó. Nó không những không làm hại đến số phận của họ mà còn mang lợi đến cho họ. Tất nhiên đa tài hay giỏi quá thì cũng rất phiền vì nhiều người ganh tị ghen ghét. Những người ấy sẵn sàng hại bạn đạp đổ bạn để họ lên trên. Nhưng nếu bạn có tài thật sự thì họ có muốn đạp bạn xuống thì cũng rất khó. Hiện nay những người càng có tài càng có nhan sắc thì lại càng sung sướng về mặt cuộc sống thành đạt và chuyện chọn cho mình người chồng xứng đáng. Như vậy ta thấy câu nói của Nguyễn Du chỉ đúng với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ mà thôi. Ngày nay tuy cũng có những người tài năng nhưng bạc mệnh nhưng nó không phải là một quy luật được. Trường hợp đó chỉ rơi vào số phận của một người nào đó mà thôi. Cũng vì thế nếu bạn khổ thì cũng không nên nghĩ mình tài năng nên bạc mệnh. Dù sao ta cũng thấy được sự xót thương của nhà thơ đến số phận những người đàn bà. Mẫu 2 Có thể nói rằng người phụ nữ khi sinh ra được xem như một bông hoa thơm ngát tỏa hương cho đời. Thế nhưng trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du lại kể về số phận cuộc đời của nàng Kiều , câu nói có một ý nghĩa sâu sắc ,nếu như nghiệm ra chúng ta sẽ thấy được cái hay trong câu từ đó "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung." Câu nói trên nói về cuộc đời đầy gian khổ của nàng Kiều sau đó nói lên những triết lí sâu sắc .Với hai câu thơ trên tác giả muốn nói tới thân phận người phụ nữ, tác giả đã rát khéo léo khi dùng biện pháp đảo ngữ để đẩy hai câu thơ lên như là “đau đớn” cho thấy được tâm trạng xót xa tủi nhục vô cùng cho số phận của người phụ nữ liễu yếu đào tơ. Tác giả có ý muốn nói rằng số phận người đàn bà được sinh ra vốn đã khổ, thời xưa người phụ nữ càng xinh đẹp và tài hoa thì càng bạc mệnh. Liệu rằng ý kiến đó có đúng hay không? Để biết được ý kiến trên có đúng hay không thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem ngòi bút của Nguyễn Du đã đặt tình cảm hết vào nhân vật. Thật sự mà nói thì chúng ta cũng phải nể trước việc một người con gái đẹp như Kiều đến mức “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, “ Cung âm lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” đáng lẽ ra như Kiều thì phải được hưởng một cuộc sống giàu sang , ấm no và hạnh phúc nhưng lại không được như chúng ta nghĩ, mặt khác ngược lại còn phải thanh lâu hai lượt thanh y hai lần.Dẫu cho muốn chết cũng không thể chết đươc. Cô có sự tài sắc vẹn tòn nhưng lại không được hưởng những gì mà mình có. Hay như trong tác phẩm vợ chồng A phủ có nhân vật Mị, một người con gái trẻ trung xinh đẹp, có tài thổi sáo hay, tưởng rằng cuộc đời sẽ như mơ nhưng cô lại bị bắt về làm vợ , làm dâu trong nhà thống lí pá tra để gạt nợ cho gia đình. Suốt ngày chỉ biết chui trong xó cửa , rồi chỉ biết làm những việc lặp đi lặp lại nhàm chán, và bị xem như món đồ vậy vậy. Tất cả đều điển hình cho số phận tài hoa nhưng lại bạc mệnh. Câu thơ thể hiện sự đau đớn của Nguyễn Du khi nói lên thân phận đau khổ của người đàn bà, nhưng ở đây Nguyễn Du muốn nói chung về thân phận của những người đàn bà phong kiến xưa chứ không phải là riêng gì Thúy Kiều. Ở đây đại thì hào muốn muốn thể hiện sự đồng cảm của những số phận bạc mệnh và bất hạnh chứ không phải là ai cũng như vậy. Chính thời phong kiến trọng nam khinh nữ cho nên tài năng của người phụ nữ luôn bị coi khinh và không được trọng vọng.Vậy thì đối với ngày nay câu nói đó có còn đúng nữa không? Hiện nay, chế độ xã hội bình đẳng cho nên không còn có những hủ tục lạc hậu trói buộc thân thể người ta, đây cũng là lúc để cho tài năng của người phụ nữ được biết đến và làm giàu cho chính đất nước của mình. Nếu như bạn có tài thật sự, có nhan sắc thì lại càng được sung sướng về sau nhờ những nỗ lực và cố gắng. Như vậy qua câu nói của Nguyễn Du cho ta thấy được số phận của người phụ nữ thời phong kiến xưa. Còn ở thời đại ngày nay thì tài năng ngày càng được trọng dụng và phát triển. Dù sao chúng ta cũng đã thấy được sự đồng cảm, xót thương của nhà thơ đến số phận những người phụ nữ. Mẫu 3 "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung." Câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều hay cũng chính là Nguyễn Du về kiếp người bạc mệnh của Đạm Tiên - một người kỹ nữ trong Truyện Kiều. Đến hai câu luận trong Độc tiểu thanh kí: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư” Nỗi đau của Tiểu thanh vốn dĩ rất riêng nhưng Nguyễn Du đã tinh tế nhận ra nỗi đau rất bình thường, rất rộng lớn - đó là nỗi đau của cả một lớp người, một thế hệ. Bên cạnh nỗi hận là cái “án phong lưu”. Và đây lại là một nghịch cảnh chua xót; khách phong lưu mà phải khổ, phải mang cái án oan lạ lùng vì nết phong nhã. Điểm chung của hai câu thơ trích từ hai bài thơ đều là lời than thở, cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người tài hoa, xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc nhưng dường như tạo hóa đang trêu đùa trên số phận của họ, luôn đẩy họ đến tận cùng của khổ đau, dù là kỹ nữ hay tài nữ, số phận của họ đều như vậy. Ông thương xót cho số phận của họ và cũng soi chiếu lên số phận của chính mình, phải chăng số phận của mình cũng như vậy, phải chịu cảnh đau đớn, bất hạnh và chết đi mà không một ai thương nhớ. Đó chính là nỗi niềm của những con người đồng bệnh tương liên, tài hoa nhưng gian truân.
|