Cảm nhận của em về cuộc trò chuyện của hai cha con trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông

Tiếng “Cha ơi!” thốt lên trìu mến lạ lùng, cậu bé hồn nhiên hỏi cha khi thấy bao la sóng nước mà nhà cửa, cây cối, con người sao không thấy đâu cả?

Tiếng “Cha ơi!” thốt lên trìu mến lạ lùng, cậu bé hồn nhiên hỏi cha khi thấy bao la sóng nước mà nhà cửa, cây cối, con người sao không thấy đâu cả? Câu hỏi tu từ như dội vào lòng người đọc bởi điệp từ không thấy. Đây là một em bé ham học hỏi tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Chính cái không thấy ấy sẽ tạo cho đứa con một mơ ước mình sẽ đi tìm tại sao biển chỉ toàn một màu sắc, và nước thì bao la:

Với một thái độ trìu mến, người cha tâm sự:

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Những nơi đó cha chưa hề đi đến

Người cha không hề tỏ ra một sự ngạc nhiên nào trước câu hỏi của con mà còn khẽ mỉm cười cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con. Con sẽ giải đáp được thắc mắc của mình khi chính con đã trở thành một thủy thủ, gắn bó với đại dương. Cha cũng gửi gắm ước mơ của mình cho con hi vọng một ngày con sẽ tự mình trả lời được những câu hỏi. Lúc đó biển sẽ đáp lời con. Cha cũng đã từng ấp ủ ước mơ như người con và có lần tìm hiểu về điều đó nhưng vẫn chưa tận mắt giải đáp được câu hỏi của mình. Khổ thơ hoàn toàn là lời tâm sự của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận nhưng chưa hẳn đã có khả năng thực hiện được.

Tiếp tục theo những cánh buồm của hai cha con:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Cha là người dẫn đường, người từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên cái nền của một hoài bão lớn, trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hình ảnh nắng chảy đầy vai là hình ảnh vừa thực vừa trừu tượng. Hai cha con như say sưa đến nỗi nắng đã tỏa rạng và như tung tăng đùa giỡn bên họ càng tô đậm thêm hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con. Vẻ mặt trầm ngâm của người cha làm câu thơ như dừng hẳn lại pha lẫn ánh mắt tiếc nuối trước mơ ước xa xăm mà mình vẫn chưa đạt được. Ngay từ thời gian đầu bước đi trên cát, người con đã tiếp nhận một vẻ đẹp kì bí của biển, trong lòng chợt lóe lên những mong muốn được bay bổng giữa biển khơi, bước những bước xa và dài hơn ánh mai. Cậu bé giờ đây như lớn hơn khi thốt lên:

Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé

Để con đi!

Lời tin thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ. Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm đầy ước mơ tuổi thơ. Con đã “trở” cánh buồm, phải chẳng cậu bé đã xác định cho mình một tương lai nhất định, một mục tiêu mà mình sẽ theo đuổi trong đời. Ở người cha, tư tưởng, mơ ước của ông còn bó hẹp trong khuôn khổ đất nước của ta nhưng vẫn chưa đạt đến. Riêng đứa con, chỉ với ba từ “để con đi” thì hoàn toàn không gò bó trong một khoảng trời nào. người con muốn đi khắp nơi, muốn “xông pha” trên biển cả. Lời nói của trre thơ quá đỗi hồn nhiên nhưng ấp ủ một hoài bão đáng yêu, đáng ca ngợi. Cũng là một mục đích, niềm say mê cuộc sống, nhưng người đời sau vẫn nổi bật hơn với mong muốn vượt xa hơn trong tương lai. Lời nói của con như làm bừng tỉnh tâm hồn người cha, khơi gợi trong ông những hồi ức xa xôi:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Tâm sự của người cha như trải dài trong suốt khổ thơ gợi cho ta một niềm xúc động thực sự. Biết đâu từ thuở xa xưa nào đó, hình người cha đã từng ngây thơ gửi hồn mình trong ước mơ được gắn bó. Cha đã nuôi ước mơ của mình từ những lời ru ngọt ngào muôn thuở của biển khơi, đã từng bước đi trong lòng ưu ái của thiên nhiên nơi đại dương đã một thời thắc mắc về sự thiếu vắng cuộc sống đông vui của con người trên mặt biển bao la… Người cha như thể đứng lặng người trước ước mơ của con. Ngày nay cùng với ước mơ đó nhưng con mong muốn được vượt xa hơn, theo cánh buồm căng phồng tiếng sóng của lòng mình lao đi đến nơi tận cùng của biển khơi vô tận… Hoàng Trung Thông đã thực sự sống với những ước mơ của con người ông, đã thể hiện được một cách tinh tế và đặc sức một khát vọng sống như “cháy bỏng” trong mỗi thế hệ con người, nhịp thơ tự do như giàn trải ào ạt những xúc cảm dạt dào của tác giả. Cánh buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả.

Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close