Trắc nghiệm Bài 22. Vệ sinh hô hấp - Sinh 8

Đề bài

Câu 1 :

Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

  • A

    Hêrôin  

  • B

    Côcain

  • C

    Moocphin 

  • D

    Nicôtin

Câu 2 :

Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá:

  • A
    Gây ung thư phổi
  • B
    Diệt khuẩn
  • C
    Gây nghiện
  • D
    Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi.
Câu 3 :

Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao ?

  • A

    Nitơ

  • B

    Cacbon đioxit

  • C

    Hiđrô

  • D

    Nitơ ôxit

Câu 4 :

Nitơ ôxit có nhiều trong:

  • A
    Khí thải ôtô, xe máy 
  • B
    Khí thải công nghiệp, sinh hoạt
  • C
    Khói thuốc lá 
  • D
    Không khí bệnh viện
Câu 5 :

Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong ?

  • A

    N2     

  • B

    CO

  • C

    CO2   

  • D

    NO2

Câu 6 :

Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ?

  • A

    N2    

  • B

    NO2

  • C

    CO 

  • D

    NO

Câu 7 :

Thông thường, tỉ lệ khí cacbônic trong không khí hít vào là bao nhiêu ?

  • A

    0,03%     

  • B

    0,5%

  • C

    0,46%      

  • D

    0,01%

Câu 8 :

Nếu trong không khí có nhiều bụi có thể gây

  • A

    Giảm khả năng lọc sạch của đường dẫn khí

  • B
    Viêm đường hô hấp trên
  • C
    Bệnh bụi phổi
  • D
    Cả 3 hệ quả trên.
Câu 9 :

Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao?

  • A

    Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh

  • B

    Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh

  • C

    Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào

  • D

    Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được

Câu 10 :

Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:

  • A
    Bệnh nhiệt miệng
  • B
    Bệnh tả
  • C
    Bệnh về giun sán
  • D
    Bệnh lao phổi.
Câu 11 :

Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  • A

    Hệ tiêu hoá

  • B

    Hệ sinh dục

  • C

    Hệ bài tiết

  • D

    Hệ tuần hoàn

Câu 12 :

Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?

  • A

    Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

  • B

    Trồng nhiều cây xanh

  • C

    Xả rác đúng nơi quy định

  • D

    Tất cả các phương án đưa ra

Câu 13 :

Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào?

  • A
    Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường
  • B
    Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường
  • C
    Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức.
  • D

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 14 :

Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?

  • A

    Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.

  • B

    Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.

  • C

    Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

  • D

    Tất cả các phương án còn lại.

Câu 15 :

Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A

    Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại

  • B

    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

  • C

    Nói không với thuốc lá

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Câu 16 :

Hô hấp nhân tạo không áp dụng với trường hợp nào sau đây:

  • A
    Nạn nhân bị đuối nước
  • B
    Nạn nhân bị sốt cao
  • C
    Nạn nhân bị ngạt khí.
  • D
    Nạn nhân bị điệt giật.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

  • A

    Hêrôin  

  • B

    Côcain

  • C

    Moocphin 

  • D

    Nicôtin

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nicôtin chất độc có nhiều trong khói thuốc lá.

Câu 2 :

Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá:

  • A
    Gây ung thư phổi
  • B
    Diệt khuẩn
  • C
    Gây nghiện
  • D
    Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khói thuốc lá không có tác dụng diệt khuẩn.

Câu 3 :

Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao ?

  • A

    Nitơ

  • B

    Cacbon đioxit

  • C

    Hiđrô

  • D

    Nitơ ôxit

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nitơ ôxit gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao.

Câu 4 :

Nitơ ôxit có nhiều trong:

  • A
    Khí thải ôtô, xe máy 
  • B
    Khí thải công nghiệp, sinh hoạt
  • C
    Khói thuốc lá 
  • D
    Không khí bệnh viện

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nitơ ôxit có nhiều trong khí thải otô, xe máy…

Câu 5 :

Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong ?

  • A

    N2     

  • B

    CO

  • C

    CO2   

  • D

    NO2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CO có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong.

Câu 6 :

Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ?

  • A

    N2    

  • B

    NO2

  • C

    CO 

  • D

    NO

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khí nitơ không độc hại đối với con người.

Câu 7 :

Thông thường, tỉ lệ khí cacbônic trong không khí hít vào là bao nhiêu ?

  • A

    0,03%     

  • B

    0,5%

  • C

    0,46%      

  • D

    0,01%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ khí cacbônic trong không khí hít vào là 0,03%. 

Câu 8 :

Nếu trong không khí có nhiều bụi có thể gây

  • A

    Giảm khả năng lọc sạch của đường dẫn khí

  • B
    Viêm đường hô hấp trên
  • C
    Bệnh bụi phổi
  • D
    Cả 3 hệ quả trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi trong không khí có nhiều bụi bẩn có thể làm cho không khí vào phổi bẩn làm viêm đường hô hấp, lâu dần có thể gây bệnh bụi phổi.

Câu 9 :

Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao?

  • A

    Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh

  • B

    Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh

  • C

    Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào

  • D

    Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong quy trình khai thác mỏ có nhiều công đoạn phát sinh bụi như đào, xúc, múc, khoan đá, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ đất đá than, quặng. Vì vậy có nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần cao từ 30 - 100mg/m3, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí của cơ thể người→ Người công nhân làm trong hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao.

Câu 10 :

Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:

  • A
    Bệnh nhiệt miệng
  • B
    Bệnh tả
  • C
    Bệnh về giun sán
  • D
    Bệnh lao phổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp.

Câu 11 :

Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  • A

    Hệ tiêu hoá

  • B

    Hệ sinh dục

  • C

    Hệ bài tiết

  • D

    Hệ tuần hoàn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp chúng ta cũng cần phải rèn luyện thói quen sinh hoạt để có một hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Câu 12 :

Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?

  • A

    Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

  • B

    Trồng nhiều cây xanh

  • C

    Xả rác đúng nơi quy định

  • D

    Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hoạt động A, B, C đều góp phần bảo vệ đường hô hấp.

Câu 13 :

Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào?

  • A
    Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường
  • B
    Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường
  • C
    Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức.
  • D

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi phải thở gắng sức, cơ hô hấp phụ được huy động để làm tăng cường quá trình hô hấp. Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp hít vào nhiều hơn và thở ra nhiều hơn bình thường.

Lời giải chi tiết :

Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường ở:

+ Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường: 2100ml – 3100ml (hô hấp thường chỉ khoảng 500ml)

+ Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường: Hô hấp thường có 2 cơ (cơ liên sườn và cơ hoành); hô hấp gắng sức cần có 3 cơ tham gia: cơ cơ liên sườn, cơ hoành, cơ thành bụng)

+ Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức.

Câu 14 :

Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?

  • A

    Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.

  • B

    Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.

  • C

    Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

  • D

    Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi → sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp.

Câu 15 :

Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A

    Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại

  • B

    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

  • C

    Nói không với thuốc lá

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở, không hút với thuốc lá.

Câu 16 :

Hô hấp nhân tạo không áp dụng với trường hợp nào sau đây:

  • A
    Nạn nhân bị đuối nước
  • B
    Nạn nhân bị sốt cao
  • C
    Nạn nhân bị ngạt khí.
  • D
    Nạn nhân bị điệt giật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hô hấp nhân tạo chỉ áp dụng khi nạn nhân không tự thở được.

Lời giải chi tiết :

Không hô hấp nhân tạo khi nạn nhân bị sốt cao.

close