Trắc nghiệm Bài 21. Hoạt động hô hấp - Sinh 8

Đề bài

Câu 1 :

Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

  • A

    hai lần hít vào và một lần thở ra

  • B

    một lần hít vào và một lần thở ra.

  • C

    một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

  • D

    một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 2 :

Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?

  • A

    Cơ lưng xô và cơ liên sườn

  • B

    Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

  • C

    Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

  • D

    Cơ liên sườn và cơ hoành

Câu 3 :

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?

  • A

    Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

  • B

    Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

  • C

    Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

  • D

    Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Câu 4 :

Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ như thế nào?

  • A
    Lồng ngực được nâng lên
  • B
    Lồng ngực được hạ xuống.
  • C
    Lồng ngực hẹp lại
  • D
    Lồng ngực không thay đổi.
Câu 5 :

Khi chúng ta thở ra thì

  • A

    cơ liên sườn ngoài co.

  • B

    cơ hoành co

  • C

    thể tích lồng ngực giảm.

  • D

    thể tích lồng ngực tăng.

Câu 6 :

Dung tích khí ở phổi của mỗi người phụ thuộc vào:

  • A
    Tầm vóc và giới tính
  • B
    Tình trạng sức khỏe
  • C
    Sự lập luyện của bản thân mỗi người
  • D

    Cả A, B và C đều đúng

Câu 7 :

Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

  • A

    dung tích sống của phổi.

  • B

    lượng khí cặn của phổi.

  • C

    khoảng chết trong đường dẫn khí.

  • D

    lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Câu 8 :

Nhịp hô hấp là

  • A

    số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.

  • B

    số lần cử động hô hấp được trong 1 phút,

  • C

    số lần hít vào được trong 1 phút.

  • D

    số lần thở ra được trong 1 phút.

Câu 9 :

Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

  • A

    bổ sung.

  • B

    chủ động

  • C

    thẩm thấu.

  • D

    khuếch tán.

Câu 10 :

Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

  • A

    Khí nitơ

  • B

    Khí cacbônic

  • C

    Khí ôxi

  • D

    Cả khí ôxi và khí cacbônic

Câu 11 :

Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì ?

  • A

    Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

  • B

    Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

  • C

    Làm tăng lượng khí CO2 của máu

  • D

    Cả B và C

Câu 12 :

Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

  • A

    Khí nitơ

  • B

    Khí cacbônic

  • C

    Khí ôxi

  • D

    Khí hiđrô

Câu 13 :

Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì ?

  • A

    Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào

  • B

    Làm tăng nồng đô ôxi trong máu

  • C

    Làm giảm nồng độ CO2 của máu

  • D

    Cả A, B và C.

Câu 14 :

Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào có tiên quan với nhau như thế nào?

  • A
    Thực chất của quá trình trao đổi khí là ở tế bào; quá trình trao đổi khí ở phổi chỉ là giai đoạn trung gian.
  • B
    Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.
  • C
    Sự trao đổi khí ở tế bào tất yếu dần đến sự trao đồi khí ở phổi.
  • D
    Cả a, b và c đều đúng.
Câu 15 :

Vì sao trong khi ta đang ăn uống, chơi bời, ngủ... hoạt động thở vẫn được bình thường?

  • A
    Vì lúc nào ta cũng cần đến O2 và thải CO2.
  • B
    Vì đây là các phản xạ không điều kiện
  • C
    Vì đây là phản xạ có điều kiện
  • D
    Vì đây là hoạt động vô ý thức.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

  • A

    hai lần hít vào và một lần thở ra

  • B

    một lần hít vào và một lần thở ra.

  • C

    một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

  • D

    một lần hít vào và hai lần thở ra.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sự thông khí ở phổi giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới

Bản chất: Là cử động hô hấp

Khi cơ hô hấp co (giãn) → thể tích lồng ngực tăng (giảm) → gây ra cử động hít vào (thở ra)

Lời giải chi tiết :

Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng một lần hít vào và một lần thở ra.

Câu 2 :

Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?

  • A

    Cơ lưng xô và cơ liên sườn

  • B

    Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

  • C

    Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

  • D

    Cơ liên sườn và cơ hoành

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của cơ liên sườn và cơ hoành.

Câu 3 :

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?

  • A

    Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

  • B

    Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

  • C

    Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

  • D

    Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.

Câu 4 :

Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ như thế nào?

  • A
    Lồng ngực được nâng lên
  • B
    Lồng ngực được hạ xuống.
  • C
    Lồng ngực hẹp lại
  • D
    Lồng ngực không thay đổi.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ lồng ngực được nâng lên.

Câu 5 :

Khi chúng ta thở ra thì

  • A

    cơ liên sườn ngoài co.

  • B

    cơ hoành co

  • C

    thể tích lồng ngực giảm.

  • D

    thể tích lồng ngực tăng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi chúng ta thở ra thì thể tích lồng ngực giảm.

Câu 6 :

Dung tích khí ở phổi của mỗi người phụ thuộc vào:

  • A
    Tầm vóc và giới tính
  • B
    Tình trạng sức khỏe
  • C
    Sự lập luyện của bản thân mỗi người
  • D

    Cả A, B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dung tích khí ở phổi của mỗi người phụ thuộc vào:

+ Tầm vóc và giới tính

+ Tình trạng sức khỏe

+ Sự lập luyện của bản thân mỗi người

Câu 7 :

Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

  • A

    dung tích sống của phổi.

  • B

    lượng khí cặn của phổi.

  • C

    khoảng chết trong đường dẫn khí.

  • D

    lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng dung tích sống của phổi.

CÁC BÀI TẬP THỞ GIÚP TĂNG DUNG TÍCH PHỔI – PHỔI SÀI GÒN

Câu 8 :

Nhịp hô hấp là

  • A

    số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.

  • B

    số lần cử động hô hấp được trong 1 phút,

  • C

    số lần hít vào được trong 1 phút.

  • D

    số lần thở ra được trong 1 phút.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút

Câu 9 :

Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

  • A

    bổ sung.

  • B

    chủ động

  • C

    thẩm thấu.

  • D

    khuếch tán.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

Các chất khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao (P cao) đến nơi có nồng độ thấp (P thấp)

Câu 10 :

Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

  • A

    Khí nitơ

  • B

    Khí cacbônic

  • C

    Khí ôxi

  • D

    Cả khí ôxi và khí cacbônic

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Sự trao đổi khí ở phổi

+ O2 khuếch tán từ máu → tế bào

+ CO2 khuếch tán từ tế bào → máu

Câu 11 :

Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì ?

  • A

    Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

  • B

    Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

  • C

    Làm tăng lượng khí CO2 của máu

  • D

    Cả B và C

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trao đổi khí ở phổi làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu.

Câu 12 :

Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

  • A

    Khí nitơ

  • B

    Khí cacbônic

  • C

    Khí ôxi

  • D

    Khí hiđrô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao (P cao) đến nơi có nồng độ thấp (P thấp)

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, khí cacbônic sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 21: Hoạt động hô hấp hay, ngắn gọn

Câu 13 :

Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì ?

  • A

    Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào

  • B

    Làm tăng nồng đô ôxi trong máu

  • C

    Làm giảm nồng độ CO2 của máu

  • D

    Cả A, B và C.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự trao đổi khí ở tế bào cung cấp ôxi cho tế bào hô hấp và loại CO2 khỏi tế bào.

Câu 14 :

Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào có tiên quan với nhau như thế nào?

  • A
    Thực chất của quá trình trao đổi khí là ở tế bào; quá trình trao đổi khí ở phổi chỉ là giai đoạn trung gian.
  • B
    Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.
  • C
    Sự trao đổi khí ở tế bào tất yếu dần đến sự trao đồi khí ở phổi.
  • D
    Cả a, b và c đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là: Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.

Câu 15 :

Vì sao trong khi ta đang ăn uống, chơi bời, ngủ... hoạt động thở vẫn được bình thường?

  • A
    Vì lúc nào ta cũng cần đến O2 và thải CO2.
  • B
    Vì đây là các phản xạ không điều kiện
  • C
    Vì đây là phản xạ có điều kiện
  • D
    Vì đây là hoạt động vô ý thức.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoạt động thở là hoạt động vô ý thức nên khi ta ngủ, chơi..thì hoạt động này vẫn diễn ra.

close