Phân tích văn bản GaiNgay từ tựa đề, “Gai” đã gợi ra cho chúng ta nhiều những suy nghĩ, những liên tưởng thật ấn tượng. Gai là biểu tượng cho sự gai góc, cứng rắn, mạnh mẽ của con người.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mẫu 1 Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khi bàn luận về thơ Mai Văn Phấn đã viết rằng: “Nếu có một nhà thơ nào đó đang luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn.” Thơ của Mai Văn Phấn là như vậy, luôn có những đặc điểm riêng khiến người ta vừa đọc một lần đã ghi nhớ. Bài thơ “Gai” của ông cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Ngay từ tựa đề, “Gai” đã gợi ra cho chúng ta nhiều những suy nghĩ, những liên tưởng thật ấn tượng. Gai là biểu tượng cho sự gai góc, cứng rắn, mạnh mẽ của con người. Còn đối với tác phẩm “Gai” của tác giả Mai Văn Phấn, tác giả đã tập trung vào miêu tả những chiếc gai của loài hoa hồng. Hoa hồng đẹp, kiêu hãnh là vậy nhưng lại được bao bọc xung quanh bởi gai nhọn. Gai nhọn tua tủa đâm ra khiến con người ta phải rỉ máu mỗi khi chạm vào hoa hồng. Thế nhưng, vượt qua được những khó khăn, đau đớn ấy thì con người mới có thể giữ được vẻ đẹp của hoa hồng cho riêng mình. “Sớm Hái bông hoa hồng Chiều Gai cào mộng mị” Không gian như được vẽ ra với hai không gian tương phản, đối lập với nhau là thời gian sáng và tối. Hai không gian tương phản như tượng trưng cho những điều mà người nghệ sĩ cống hiến cho cuộc đời nghệ thuật của mình. “Hái hoa hồng” là ẩn dụ cho những thành công, những giải thưởng mà người nghệ sĩ đạt được trong cuộc sống của họ. Là những điều mà người đời nhìn thấy được khi nói về họ. Nhưng ẩn đằng sau những hào quang rực rỡ ấy, người nghệ sĩ đã phải nếm trải biết bao nhiêu đắng cay, khổ cực, thậm chí là cả những lúc phải đánh đổi bằng máu và nước mắt để đạt được thành công ấy. Nếu như buổi sáng là thời gian để họ tỏa sáng, thì khi trời đã tối là thời gian để họ rèn luyện mình đạt được những thành công đó. Sáng tạo nghệ thuật là cả một quá trình cần sự cố gắng không ngừng nghỉ. Các nhà văn, nhà thơ không những chỉ tìm nguồn cảm hứng cho thơ của mình, mà còn phải không ngừng trau dồi vốn từ vựng, vốn tri thức của mình. Thế nhưng, những trái ngọt mà họ gặt hái được là không thể phủ nhận. “Sẹo Lên xanh biếc thế Gai Trong hồn đơm hoa” Những vết sẹo được tạo nên bởi gai nhọn không chỉ làm cho con người đau đớn, mà còn ngược lại làm con người càng ngày trở nên mạnh mẽ, gai góc để đối diện với cuộc đời sóng gió ngoài kia. Những chiếc gai của con người sẽ mọc lên từ những vết sẹo ấy của bản thân mình. Những chiếc gai ấy không chỉ có công dụng làm đau người khác, mà còn để bảo vệ vẻ đẹp của bông hoa ấy. Gai từ trong cành và cũng trong hồn đơm ra hoa. Bài thơ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ nhiều tầng bậc, ngôn ngữ giàu sức gợi đặc biệt là thể thơ tự do, ngắt nhịp linh hoạt, độc đáo, một số các từ ngữ như sớm, chiều, sẹo, gai được ngắt riêng thành từng câu thơ gợi ra chiêm nghiệm độc đáo trong lòng độc giả. Bài thơ khá tiêu biểu cho những nét đặc trưng trong thơ của Mai Văn Phấn, hồn thơ rộng mở, khoáng đạt và có nhiều tầng bậc ý nghĩa về cuộc sống. Có thể nói rằng bài thơ “Gai” đã cho chúng ta thấy được chân thật những đặc điểm nổi bật của thơ ca Mai Văn Phấn. Tác phẩm cũng trở thành một trong những tác phẩm nổi bật của thơ ca hiện đại Việt Nam. Mẫu 2 Mai Văn Phấn được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi. Thơ Mai Văn Phấn nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau. Ông xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại. Mai Văn Phấn đang hướng đến một giọng thơ Việt dựa trên thẩm mỹ quan cá nhân độc lập. Bài thơ Gai in trong Giọt nắng, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992. Bài thơ đề cập đến hình ảnh “bông hồng” và “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện. “Sớm Hái bông hoa hồng Chiều Gai cào mộng mị”
“Sẹo Lên xanh biếc thế Gai Trong hồn đơm hoa”
|